Chủ tịch Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 25 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Sáng 14/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 25 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh đây là phiên họp có số lượng nội dung lớn nhất từ đầu năm đến nay với 21 nội dung, tập trung vào công tác giám sát, lập pháp và một số vấn đề quan trọng khác.
Với khối lượng công việc lớn như vậy, thời gian phiên họp sẽ tương đối dài (tổng thời gian là 7 ngày), được bố trí linh hoạt thành 2 đợt (đợt 1 từ 14/8 đến 18/8, đợt 2 từ 24/8 đến 25/8).
Lần đầu phát thanh, truyền hình trực tiếp phiên giám sát chuyên đề
Theo Chương trình, kế hoạch giám sát năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về Đổi mới Chương trình, Sách Giáo khoa Giáo dục Phổ thông;” đồng thời, tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Lần đầu tiên, phiên giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp để các vị đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước theo dõi, góp phần phát huy tính dân chủ, pháp quyền, công khai, minh bạch trong hoạt động của Quốc hội.
Thực hiện quy định của pháp luật, trên cơ sở đề xuất của 53 Đoàn đại biểu Quốc hội với 132 nhóm vấn đề chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định dành 1 ngày (15/8) để tổ chức chất vấn đối với 2 nhóm vấn đề.
Nhóm thứ nhất thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp sẽ tập trung vào các vấn đề về việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật, kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả công tác đấu giá tài sản, giám định tư pháp.
Nhóm thứ hai thuộc lĩnh vực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tập trung vào các vấn đề liên quan đến việc tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nông sản; hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; giải pháp tháo gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (EC) đối với thủy sản; việc chuyển đổi mục đích sử dụng, thu hồi diện tích đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu gạo.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến bước đầu về kết quả giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Giảm nghèo Bền vững giai đoạn 2021-2025, Phát triển Kinh tế-Xã hội Vùng Đồng bào Dân tộc Thiểu số và Miền núi giai đoạn 2021-2030.”
Chủ tịch Quốc hội cho biết đây là một trong hai chuyên đề giám sát của Quốc hội trong năm 2023. Quá trình triển khai chuyên đề giám sát này tiếp tục ghi nhận 2 điểm đổi mới nổi bật trong hoạt động giám sát của Quốc hội.
Một là, sự đổi mới về tư duy, cách tiếp cận trong lựa chọn nội dung giám sát: Tiến hành giám sát chuyên đề ngay trong giai đoạn đầu triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Qua đó, kịp thời đánh giá, rút kinh nghiệm, chỉ ra những kết quả đạt được và những vấn đề còn vướng mắc để sớm cùng với Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương tháo gỡ, góp phần bảo đảm thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách quan trọng đã được Quốc hội quyết định.
Hai là, sự phối kết hợp giữa các hình thức, các hoạt động giám sát khác nhau để bảo đảm hiệu quả chung. Sự kết hợp và cộng hưởng của các hoạt động giám sát đã giúp các cơ quan nhìn nhận, đánh giá kỹ vấn đề giám sát từ nhiều góc độ, tạo chuyển biến ngay trong quá trình giám sát.
Ngày 24/6 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia, nhằm khắc phục một số điểm bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện đã được địa phương kiến nghị, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội chỉ ra qua quá trình giám sát.
Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo kế hoạch và đề cương báo cáo của 3 Đoàn giám sát chuyên đề trong năm 2024.
Khối lượng công tác lập pháp lớn
Trong công tác lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý đối với 8/9 dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5; cho ý kiến lần đầu đối với 2/8 dự án luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu.
Theo Chủ tịch Quốc hội, khối lượng công tác lập pháp tại phiên họp này rất lớn, trong đó có nhiều dự án luật phức tạp, quan trọng, được cử tri và nhân dân hết sức quan tâm.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Điển hình là nhóm 3 dự án luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây là các dự án luật có tác động lớn về kinh tế-xã hội, quan hệ chặt chẽ với nhau và cũng liên quan trực tiếp với các nội dung của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá Tài sản, cần phải đảm bảo đồng bộ, thống nhất cao để khơi thông các nguồn lực phát triển, thể chế hóa đúng đắn, đầy đủ các nghị quyết của Đảng; đồng thời, cần hết sức lưu ý để tránh tạo nên những vướng mắc mới về thể chế, tránh sơ hở có thể dẫn tới tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.
Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là một trong những nhiệm vụ lập pháp rất quan trọng của toàn khóa, dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tới.
Ủy ban Kinh tế và các cơ quan của Quốc hội đã rất tích cực, tổ chức các hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến các chuyên gia, các cơ quan, tổ chức có liên quan; khẩn trương phối hợp với Chính phủ tiếp thu, chỉnh lý hoàn thiện dự án; báo cáo Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội cho ý kiến chỉ đạo về những nội dung lớn, còn ý kiến khác nhau.
Đến nay, nhiều nội dung đã được các cơ quan cơ bản thống nhất, còn một số nội dung đưa ra xin ý kiến tại phiên họp này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục nghiên cứu kỹ và quan tâm đóng góp ý kiến để hoàn thiện và trình Quốc hội dự thảo với chất lượng cao nhất.
Nhóm luật thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh tại phiên họp này cũng chiếm số lượng không nhỏ với 3 dự án bao gồm: Luật Quản lý, Bảo vệ Công trình Quốc phòng và Khu Quân sự; Luật Lực lượng tham gia Bảo vệ An ninh, Trật tự ở Cơ sở; Luật Căn cước Công dân (sửa đổi).
Đây là những dự án luật quan trọng, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực quốc phòng, an ninh nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh trong tình hình mới.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh và đề nghị các đại biểu nghiên cứu, cho ý kiến cụ thể, trong đó cần tiếp tục cùng với Chính phủ đánh giá một cách thẳng thắn, toàn diện và cầu thị về tác động của các quy định, nhất là về tổ chức, biên chế, ngân sách... để góp phần hoàn thiện các dự án luật trình Quốc hội.
Bên cạnh đó, dự án Luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi) cũng đặt ra nhiều vấn đề “nóng”, có ảnh hưởng lớn về an sinh xã hội, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung cho ý kiến như thời gian đóng bảo hiểm xã hội, rút bảo hiểm xã hội một lần, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định một số nội dung khác theo thẩm quyền.
Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tài nguyên Nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp./.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh -
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia -
Tăng trưởng GRDP của Thanh Hóa đứng thứ 3 cả nước -
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
- Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bản
- Từ ngày 20/11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 thông qua nhiều dự án luật quan trọng
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Triển khai công việc theo tinh thần 'vừa chạy vừa xếp hàng'
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
- Tổng Bí thư: Mục tiêu cao nhất của dân vận giai đoạn cách mạng mới là vì dân
- Còn nhiều băn khoăn quanh việc tăng thuế suất 5% cho mặt hàng phân bón
- Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của Đảng
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làngVề đích huyện nông thôn mới (NTM) năm 2022, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bắt tay ngay vào xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có 50% số xã đạt xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, với hành trình xây dựng từ các hạt nhân nhỏ xóm, làng…
-
Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý về mũi xoang và đầu cổTrong 2 ngày từ 23 – 24/11/2024, tại Hà Nội, Bệnh viên Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh tổ chức Hội nghị quốc tế về “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu cổ”. Đây là cơ hội để các chuyên gia y tế trao đổi kiến thức, nâng cao chất lượng điều trị, cùng nhau góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng.
-
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầuThỏa thuận đạt được tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy giao dịch tín chỉ carbon.
-
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnhTrong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
-
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộNgày 23/11/2024, tại thành Phố Vinh (Nghệ An), Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị "Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ".
-
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm MalaysiaChuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư và Phu nhân là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao.
-
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ(Tapchinongthonmoi.vn) – Đồng Tháp, vựa lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp với việc nhiều nông dân chuyển đổi sang canh tác lúa hữu cơ. Hướng đi này không chỉ nâng cao giá trị hạt gạo, bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt NamChiều ngày 22/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
-
Tăng thêm quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tếBộ Y tế vừa ban hành Thông tư 39/2024/TT-BYT (Thông tư 39) ngày 17 tháng 11 năm 2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân