Chuỗi giá trị nông nghiệp thất bại?
“Chúng ta cần một lộ trình để thay đổi toàn diện chuỗi giá trị nông sản, bắt đầu từ nông dân”
Chúng ta thường nói về định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi giá trị, nhưng lại không tạo ra được sự liên kết chặt chẽ giữa nhà quản lý, doanh nghiệp và nông dân. Chúng ta cũng ứng dụng nhiều công nghệ vào nông nghiệp, nhưng lại không bắt đầu từ thay đổi tư duy của nông dân, chính vì vậy mà chuỗi giá trị nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện và phát triển.
Vì sao chuỗi giá trị nông nghiệp thất bại?
Ghi nhận tại Hội thảo quốc tế Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp hội nhập thị trường quốc tế được tổ chức tại TP.HCM cho thấy, chuỗi giá trị nông nghiệp Việt Nam sau một thời gian dài xây dựng vẫn chưa thành công, nguyên nhân chính là do mối liên kết chính giữa doanh nghiệp và nông dân vẫn còn lỏng lẻo.
Theo đó, tình trạng doanh nghiệp hoặc nông dân phá vỡ hợp đồng diễn ra khá phổ biến. Cả doanh nghiệp và nông dân đều thiếu vốn đầu tư mở rộng sản xuất khiến nhiều mô hình cánh đồng mẫu lớn đã triển khai đang gặp khó khăn. Nông dân thì làm việc một cách cảm tính, dễ vi phạm các nguyên tắc sản xuất nông nghiệp sạch. Thậm chí, nhiều nông dân còn phá vỡ hợp đồng khi có thương lái hoặc doanh nghiệp Trung Quốc trả giá cao hơn.
Bảo hiểm nông nghiệp được triển khai từ năm 2011 đến nay vẫn chưa đủ sức hút, nông dân thì thờ ơ mà doanh nghiệp cũng không muốn tham gia vì phí bảo hiểm cao mà thủ tục xác minh thiệt hại lại mất nhiều thời gian. Thực tế, khi xảy ra sự cố, việc xác định thiệt hại rất khó khăn vì thông tin về sản xuất thiếu thốn và không minh bạch.
Việc ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam là yêu cầu bức thiết và cũng đã đạt nhiều thành tựu đáng kể. Ở thời điểm này, không khó để có thể bắt gặp những nông dân ứng dụng thiết bị cảm biến nhằm số hóa các yếu tố như nước, phân, thuốc, độ ẩm, ánh sáng và chuyển nó vào các thiết bị kết nối intenet như máy tính, điện thoại. Họ có thể đi bất cứ đâu nhưng vẫn biết rõ tình hình trang trại.
Rõ ràng, việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây cùng internet kết nối vạn vật đã mở đường cho những hoạt động quản lý nông nghiệp hoàn toàn mới. Con người không cần có mặt trực tiếp, thậm chí ở một số khâu, robot sẽ thay thế con người, từ đây sẽ hình thành một nền nông nghiệp chính xác và tự động. Tuy nhiên, đây là khả năng chỉ một số ít doanh nghiệp lớn như Tập đoàn FPT làm được. Còn đa số nông dân cần một nền tảng công nghệ rẻ tiền và dễ sử dụng hơn.
Cần một giải pháp toàn diện trên chuỗi giá trị
Đến năm 2020, cả nước có 500 hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Bên cạnh đó, nâng giá trị sản lượng của các sản phẩm nông nghiệp sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ cao lên gấp 5 lần so với hiện nay và thu nhập/đơn vị diện tích hay đơn vị sản phẩm tăng từ 1,5 lần hiện nay lên 3 lần so với sản phẩm thông thường… Mục tiêu này của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) sẽ khó hoàn thành nếu không có một giải pháp toàn diện cho toàn bộ chuỗi giá trị nông sản, ông Nguyễn Trường Sơn – Phó chủ tịch CLB Nông nghiệp công nghệ cao (DAA) nói.
Nhiều ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp chưa đạt hiệu quả như mong đợi là do chỉ thực hiện một cách manh mún. Chẳng hạn như tem truy xuất nguồn gốc hiện nay chưa được người tiêu dùng tin tưởng do “loạn thông tin”. Vì thực tế, có không ít cửa hàng gắn biển hiệu thực phẩm sạch mà nguồn gốc đồ ăn, thức uống không rõ ràng, không có gì bảo đảm là… sạch.
Thậm chí, họ mua thực phẩm bẩn, trôi nổi ngoài thị trường với giá rẻ, sau đó gắn mác “sạch” hay “siêu sạch” để thu lợi nhuận. Càng ngày, người tiêu dùng càng mất niềm tin vào thị trường, vào những con tem chống hàng giả. Vì vậy, người mua hàng thì không bao giờ kiểm tra truy xuất nguồn gốc trên bao bì khi mua hàng ở cửa hàng thực phẩm, siêu thị còn nhà phân phối phải sắm xe kiểm tra nhanh trực tiếp tại nhà vườn để loại sản phẩm không đạt ngay tại gốc và chủ động tìm nguồn thay thế.
“Chúng ta cần một lộ trình để thay đổi toàn diện chuỗi giá trị nông sản, bắt đầu từ nông dân. Vì vậy, tôi và những người tâm huyết với nông nghiệp nước nhà trong Hội Nông nghiệp công nghệ cao DAA đã bắt tay vào việc này. Chúng tôi đã hoàn thành giai đoạn đầu, là giai đoạn thay đổi ý thức trách nhiệm trong canh tác của nông dân, chuẩn bị bước vào giai đoạn tiếp theo là tích hợp công nghệ tự động vào thu thập phân tích dữ liệu…”, ông Nguyễn Trường Sơn nói.
Và sau 2 năm nghiên cứu, ông đã đưa ra ứng dụng “Nông dân” trên điện thoại thông minh. Ứng dụng này được xem là “nhật ký điện tử” theo dõi toàn bộ quá trình canh tác, từ việc đo đạc diện tích đất đến việc nuôi trồng hằng ngày. Họ cũng được kết nối với các chuyên gia kỹ thuật từ xa để xử lý sâu bệnh một cách kịp thời. Việc ghi nhật ký là do nông dân tự thực hiện nhưng được giám sát chặt chẽ bằng hệ thống công nghệ cùng nhân sự trực tiếp tại địa phương.
Như vậy, mỗi nông dân và thửa ruộng, mảnh vườn của họ đều có thương hiệu riêng, buộc họ phải canh tác trung thực, vì những thông tin không trung thực của nông dân sẽ bị phản ánh trên cộng đồng tham gia nên có thể bị ảnh hưởng uy tín lâu dài. Ngoài ra, ứng dụng “Nông dân” cũng giúp hạn chế được tình trạng sản xuất ế thừa, khi thông tin người bán đến được với doanh nghiệp thu mua một cách đầy đủ hơn. Bảo hiểm nông nghiệp hay các chính sách hỗ trợ nông nghiệp khác từ Chính phủ cũng sẽ có cơ sở dữ liệu minh bạch để thực thi tốt hơn.
Ông Nguyễn Trường Sơn cho biết: “Giải pháp tôi đưa ra đã nhận được sự ủng hộ đông đảo từ nông dân và các anh em làm công nghệ trên cả nước. Chắc hẳn giải pháp này sẽ cần đến chục năm mới cho kết quả như mong đợi, nhưng tôi tin rằng đây là nhu cầu của đông đảo các thành phần từ Nhà nước đến doanh nghiệp cũng như nông dân và sự chung tay của mọi người sẽ giúp chúng ta nhanh chóng có được một nền nông nghiệp công nghệ cao đúng nghĩa”.
Đức Nhật
-
Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững -
Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi -
Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân -
Tăng cường nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024
- TP. Cần Thơ công bố quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp
- TP. Cần Thơ: Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh và sạch
- Phòng chống đói, rét cho vật nuôi trong vụ Đông - Xuân 2024-2025
- “Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê
- Tìm hướng đi mới, giải quyết những vướng mắc cho ngành Điều Việt Nam
- Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2024 có thể vượt 60 tỷ USD
- Tây Ninh: Thu hút đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là ngành Chăn nuôi
-
Tạo tín chỉ cacbon nhưng vẫn đảm bảo năng suất lúaNghệ An là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế trên nhiều phương diện để tạo tín chỉ cacbon: Diện tích sản xuất rộng lớn, đất 2 lúa chủ động tưới tiêu nhiều, người nông dân có truyền thống sản xuất lúa lâu đời,...
-
Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) – Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành xu hướng tất yếu trên toàn cầu, với những lợi ích to lớn về sức khỏe, môi trường và phát triển bền vững. Nắm bắt xu thế này, tỉnh Đồng Nai đang nỗ lực xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ, hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường và nâng cao thu nhập cho người dân.
-
Quốc hội chất vấn Bộ Thông tin truyền thông và Thủ tướng Chính phủPhiên họp chiều ngày 12/11, Thủ tướng Chính phủ sẽ làm rõ các vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vào cuối phiên.
-
Trao giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023-2024 cho 90 tác phẩm báo chí xuất sắcTối 11/11 tại Hà Nội, 90 tác phẩm báo chí xuất sắc đã được vinh danh tại Lễ trao báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023-2024 do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức.
-
Tinh gọn bộ máy: Làm lợi cho nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tếTiến sỹ Nguyễn Xuân Khoát khuyến nghị công tác tinh gọn bộ máy phải gắn với nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thì mới đảm bảo được sức mạnh, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính trị.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald TrumpTổng Bí thư Tô Lâm mời Tổng thống đắc cử Donald Trump thăm lại Việt Nam. Tổng thống đắc cử Donald Trump vui vẻ nhận lời và mời Tổng Bí thư Tô Lâm sang thăm lại Hoa Kỳ vào thời gian thích hợp.
-
Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa ChileHai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyến thăm Chile đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam sau 15 năm, khẳng định cam kết làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương, tình hữu nghị giữa hai nước.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ ĐảngTổng Bí thư Tô Lâm biểu dương Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng đã nỗ lực làm việc với tinh thần chủ động, trách nhiệm; tích cực phối hợp để bảo đảm sự thống nhất giữa các báo cáo.
-
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế 4 nhóm vấn đề nóng của ngành YChiều 11/11, tiếp tục nghị trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế - Đào Hồng Lan 4 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì điều hành phiên họp.
-
Điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong bối cảnh thế giới có nhiều biến độngSáng 11/11, theo Nghị trình làm việc, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên trong 3 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực: Ngân hàng, Y tế, Thông tin và Truyền thông. Đây là nội dung thu hút sự quan tâm, theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân qua sóng phát thanh và truyền hình trực tiếp trên cả nước.
-
1 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
2 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế -
5 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh