
Làng Cổ Chất xưa và nay
Lần lữa hẹn lên hẹn xuống năm lần bảy lượt mãi, rồi thì cuối cùng bữa ấy tôi cũng có thời gian về thăm làng Cổ Chất của Kim Thanh, cô phóng viên một tờ báo ngành nọ. Và rồi cảm gác đầu tiên của tôi khi đặt chân tới, đó là một ngôi làng cổ vừa có nét truyền thống thực đẹp nhưng cũng rất hiện đại nơi miền quê Bắc Bộ. Cách thành phố Nam Định chừng 20 cây số, làng Cổ Chất nằm bên con sông Ninh Cơ hiền hòa, thơ mộng. Làng thuộc xã Phương Định, huyện Trực Ninh.
Kim Thanh tâm sự, phải là người vô cùng may mắn thì cô ấy mới có cơ duyên được làm “con dân” của làng Cổ Chất. Rồi thì trong lúc phấn chấn và đầy xúc động kể về nơi chôn nhau cắt rốn của mình, Kim Thanh cất giọng ngâm ngợi với một tâm thế đầy tự hào:
“Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về Nam Định với anh thì về
Nam Định có bến Đò Chè
Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ”

Hóa ra cái địa danh “có nghề ươm tơ” nổi tiếng trong câu ca dao rất đỗi thân thương mà tôi từng được bà nội ngân nga ầu ơ bên cánh võng đay mỗi trưa hè để đưa cháu mình vào giấc ngủ thuở ấu thơ ấy lại chính là làng Cổ Chất này.
Cứ như những ghi chép trong bộ thần phả của làng thì nghề trồng dâu nuôi tằm kéo tơ của Cổ Chất được hình thành và phát triển từ triều đại nhà Trần, cách nay hơn 800 năm. Có được cái cơ may nằm bên cạnh con sông Ninh Cơ thành ra người dân làng Cổ Chất được thừa hưởng một vùng đất bãi phì nhiêu phồn thực rộng mênh mông bát ngát. Đó chính là cơ hội cực kỳ ưu việt để Cổ Chất phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm phục vụ cho nghề kéo tơ truyền thống.
Nói về giá trị của nguồn lợi tự nhiên nói trên, ông Vũ Đức Hoàn, người bác họ của Kim Thanh phấn chấn cho hay, nhờ chủ động được nguồn nguyên liệu (lá dâu) dồi dào cho nên nghề ươm tơ của Cổ Chất nổi tiếng từ đời nảo, đời nao cho tới nay, dẫu có lúc nọ lúc kia, vì những biến cố này nọ của lịch sử, ấy thế nhưng chưa khi nào mà những lò luộc kén kéo tơ của làng lại bị nguội lạnh hay vắng những tiếng thoi đưa rộn ràng.
Bãi dâu, lứa tằm, sợi tơ, khung dệt, đã gắn bó người dân nơi đây từ đời này sang đời khác, trở thành nét đẹp văn hoá của vùng quê. Đang lúc vui chuyện, bất chợt ông Hoàn lặng đi một lúc thật lâu để rồi sau đó rưng rưng ánh mắt mà tự hào khoe rằng: Ở làng Cổ Chất không thiếu gì những gia đình có tới hơn chục thế hệ nối nhau theo nghiệp nuôi tằm kéo tơ rồi. Ông Hoàn kể, thuở “vang bóng một thời” nhất của nghề tằm tang Cổ Chất lại chính ngày thực dân Pháp chiếm đóng nước ta.
Bởi cái sự tiếng tăm chưa từng có ấy mà vào đầu thế kỷ XX, giới tư bản Pháp đã buộc phải “mở hầu bao” rót tiền đầu tư xây dựng một nhà máy ươm tơ ngay tại đầu làng Cổ Chất với mục đích khai thác kỹ năng lao động lành nghề của dân thôn cũng tiềm năng vùng nguyên liệu dâu tằm dồi dào phân bố dọc bờ sông Ninh Cơ.
Nhà máy ươm tơ nói trên xuất hiện, thương nhân tứ xứ nô nức tìm về làng Cổ Chất thu mua tơ lụa, đem bán ở bến Đò Chè, một khu thương cảng sầm uất của Nam Định thời thuộc Pháp. Năm 1942, Chính phủ phong kiến Nam triều mở phiên đấu xảo (hội chợ) ở Hà Nội để thu hút tinh hoa làng nghề của các nơi về Kinh thành Thăng Long.
Bận ấy, ông Phạm Ruân của làng Cổ Chất đã đem tơ đi dự thi và đoạt được giải cao của Phủ Thủ hiến Bắc Kỳ thời bấy giờ. Ông Hoàn bảo, cứ như ghi chép của sử sách thì nghề chăn tằm, ươm tơ của Cổ Chất phát triển mạnh nhất từ sau khi thực dân Pháp thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, năm 1897. Thời kỳ đó, làng Cổ Chất nói riêng và Trực Ninh nói chung lúc đó trở thành vùng vành đai nguyên liệu cung cấp cho Công ty Bông vải sợi Bắc Kỳ.

Nơi tạo ra “thương hiệu” sản phẩm tơ lụa trứ danh
Hôm tôi về Cổ Chất cùng Kim Thanh đang cữ cuối Thu nắng vàng mật ong. Ấn tượng đầu tiên khiến bị mê hoặc đến ngẩn ngơ là hắt lên cái nền trời Thu thông thống một màu xanh ngọc bích cô độc ấy những mảng vàng rực rỡ cùng những mảng màu trăng trắng óng ả nuột nà như suối tóc con gái tuổi mười tám đôi mươi.
Những mảng màu vi diệu đó chính là những bó tơ vàng, tơ trắng được vắt lên những cây sào tre phơi khắp làng. Trên cao trời xanh và nắng vàng; dưới đất là sắc vàng, sắc trắng của tơ và nữa là những tiếng reo vui hối hả của nhịp xa quay lách cách cùng khói bếp lan tỏa mơ màng từ những lò luộc kén kéo tơ mang theo cái hương vị tanh tanh ngai ngái rất đặc trưng của những con nhộng bị luộc chín… Tất cả những sắc màu, những âm thanh và mùi vị đó tạo nên một bức tranh đa màu, đa âm sắc tuyệt bích giữa một ngôi làng cổ đầy thanh bình khiến lữ khách phương xa mê mẩn ngẩn ngơ, cứ như thể bị bỏ bùa mê.

Bà Nguyễn Thị Yến, một nghệ nhân ươm tơ có tiếng có tăm ở Cổ Chất phấn chấn cho hay, qua bao phen chìm nổi nhưng nay ở làng vẫn có hàng trăm hộ gia đình giữ nghiệp cha ông để lại. Và mỗi nhà đều duy trì ít nhất từ hai bếp ươm tơ trở lên. Bà Yến rất tự tin khi tâm sự rằng, tơ Cổ Chất được làm thủ công hay bằng máy cũng đều rất đẹp và có chất lượng tốt.
Để có được những sợ tơ vàng tơ trắng đẹp “hết ý” thì theo ông Phạm Văn Hợp, kỹ thuật ươm tơ thủ công truyền thống đòi hỏi sự khéo léo và tính kiên nhẫn của người nghệ nhân. Từ việc lựa chọn và phân loại kén tằm, cho đến việc đảo kén lấy mối tơ, tay thoăn thoắt mắt không rời để kéo tơ đều sợi, tạo nên những nén tơ căng chắc và óng mượt không thể chê vào đâu được. Những cuộn tơ sống sau khi được phơi khô, sẽ được đem đi se sợi. Tơ thành phẩm thường chia làm ba loại. Thứ tơ tốt nhất gọi là sợi mốt. Loại tơ hai là sợi mành. Và cuối cùng là sợi đũi.
Bà Yến cho biết, người Cổ Chất ươm cả tơ vàng lẫn tơ trắng, nhưng tùy theo mùa. Vụ ươm tơ đầu tiên bắt đầu từ khoảng tháng 2 – 3 cho đến tháng 9 âm lịch hàng năm. Đôi khi bà con còn làm thêm vụ tằm ép cuối năm vào tháng 12 dương lịch nếu như có kén. Thế nên, vào cữ cuối tháng 4, nếu khách về thăm Cổ Chất sẽ chỉ thấy những bó tơ trắng phơi trên những thanh sào tre cuối chợ, chứ có đốt đuốc soi giữa ban ngày thì cũng không thể tìm đâu ra thứ tơ vàng óng quen thuộc vào tiết ấy.
Chất lượng tơ Cổ Chất nổi tiếng trứ danh xưa nay cho nên, thương lái tìm về tận làng thu mua. Nhưng tơ Cổ Chất chủ yếu xuất khẩu sang một số nước trong khu vực là chủ yếu. Thế mới hay, sản phẩm tơ của người nông dân Cổ Chất xưa nay nó “có số, có má” nhường nào.

Bữa ấy, trong lúc đang rất phấn chấn kể về nghề nuôi tằm kéo tơ của làng mình, bỗng dưng bà Yến lặng đi một hồi rồi thì cố ghìm một cái thở nặng rồi cất giọng se se buồn thế này, vì rất nhiều lý do mà những năm gần đây khu vực bãi bồi ven sông Ninh Cơ bị thu hẹp lại. Rồi thì, một trong những địa chỉ xưa nay chuyên cung cấp kén tằm cho Cổ Chất là thôn Hợp Hòa cùng xã người dân không còn mặn mà với nghề nuôi tằm nai (tằm dệt) nữa mà chuyển hẳn sang “thâm canh” loài tằm ré để lấy nhộng bán.
Nguồn kén bị thiếu hụt, người làng Cổ Chất buộc phải đôn đáo tìm kiếm “đầu vào” ở khắp các vùng miền lân cận cho đến tận cả Gia Lâm thuộc Hà Nội. Sau khi được nhập về, sau khoảng 20 đến 25 ngày chúng đủ tuổi trưởng thành thì đem luộc kéo mà kéo ra những sợi tơ vàng, tơ trắng. Phần con nhộn tằm sau khi tuốt kén cũng trở thành nguồn thu nhập phụ rất đáng kể của người dân Cổ Chất vì chúng là món ăn ngon, bổ dưỡng.
Trong lúc miệt mài làm việc bên lò luộc kén, với đôi tay liên tục khoáy đũa đảo kén đưa đẩy những sợi tơ mỏng manh từ kén tằm cuốn vào guồng tơ quay tít, màn hơi nóng bốc lên nghi ngút trong không gian tranh tối tranh sáng như thế giới cổ tích, nhoẻn một cái cười thuần hậu, bà Nguyễn Thị Yến bảo, nghề tằm tang này vất vả chết đi được. Nhưng được cái “vui hết xảy”.
Vui vì nhờ bao đời nay gắn bó với nghiệp nong tằm, né kén guồng tơ mà đời sống vật chất – tinh thần của người dân Cổ Chất ngày mỗi ngày “chả thể thua chị kém em”. Vui vì nữa là vì cảm thấy rất tự hào vì với nghề tằm tơ truyền thống mà người dân Cổ Chất đã góp cho đất nước một “thương hiệu” sản phẩm tơ lụa trứ danh. Và chính những sợ tơ vàng, tơ trắng của người Cổ Chất đã tạo nên nét duyên riêng đặc biệt cho người con gái Việt Nam qua những tà áo dài.
“Sợi tơ của người Cổ Chất làm ra luôn thanh mảnh, mềm mại nhưng rất bền và có màu sắc tươi sáng rất đặc trưng. Đang giữa thời công nghệ số, nhưng những người cao tuổi ở Cổ Chất vẫn giữ nếp làm tơ theo phương pháp thủ công như một thói quen giữ lấy bí kíp vừa là thể hiện lòng yêu nghề truyền thống của quê hương. Riêng những người trẻ của Cổ Chất thì tự tin mạnh dạn đầu tư máy móc, xây nhà xưởng để nâng cao năng suất lao động”
Bà Nguyễn Thị Yến.
Bài, ảnh: Lê Công Hội
-
Những làng nghề nồng đượm hương vị Tết
-
Làng nghề hương thẻ Tây Lân tất bật vào Tết
-
Vinh danh nghề truyền thống tại “Nét hoa nghề Hội An”
-
Xây dựng thương hiệu bằng sản phẩm chất lượng
- Độc đáo làng nghề hương trầm Liên Đức
- Người cuối cùng làm giấy cho Vua phong sắc
- Nghề mộc truyền thống tạo việc làm ổn định cho nông dân
- Thùng ngâm rượu gỗ sồi ở làng nghề trống Đọi Tam hút hàng dịp Tết
- Sôi động làng làm cá khô vùng đảo ngày giáp Tết
- Làng hoa Quảng Mản tất bật vào vụ Tết
- Người hiếm hoi còn lại của bản Sà Chải làm trống thiêng
-
Hội Nông dân Tuyên Quang hỗ trợ đưa hội viên đi xuất khẩu lao động(Tapchinongthonmoi.vn) - Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ hội viên nông dân về nguồn vốn vay, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật canh tác sản xuất nông nghiệp, dạy nghề cho lao động nông thôn… Thời gian qua Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang còn chủ động phối hợp với các doanh nghiệp để kịp thời tư vấn, hỗ trợ thông tin về các thị trường xuất khẩu lao động, nhất là đối với những thị trường tiềm năng, phù hợp với lao động nông thôn Tuyên Quang.
-
Phát triển lúa chất lượng cao cần gắn với giảm phát thải khí nhà kínhSản xuất lúa gạo nước ta hiện chiếm 48% lượng phát thải khí nhà kính và hơn 75% lượng khí thải metan của toàn ngành nông nghiệp. Vì vậy, để Việt Nam tiến dần tới mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng “0” vào năm 2050, ngành nông nghiệp còn nhiều việc phải làm.
-
Ban Bí thư thi hành kỷ luật đảng viên vi phạmNgày 28/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ.
-
Niềm tin vững chắc của ngư dân trên biển miền TrungBên cạnh thực hiện chức năng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật, thanh tra chuyên ngành thủy sản trên biển, kể từ khi thành lập đến nay (28/3/2014) Chi đội Kiểm ngư số 3 (tại Sơn Trà, Đà Nẵng) luôn tích cực hỗ trợ ngư dân bám biển phát triển kinh tế.
-
Thủ tướng chỉ đạo triển khai thúc đẩy thị trường bất động sảnThủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn thiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030."
-
Tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế(Tapchinongthonmoi.vn) - Thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói BHXH, BHYT được khẳng định là trụ cột chính của chính sách an sinh xã hội.
-
PVFCCo long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lậpChiều ngày 27/3, tại TP.HCM, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (28/3/2003 – 28/3/2023) với chủ đề “Hành trình 20 năm cho mùa bội thu”.
-
Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại lên hòn núi cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Thấm nhuần lời dạy đó, các thanh niên dân tộc Thái ở xã Mường Mô (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) đã tập hợp, đoàn kết lại với nhau để phát triển mô hình nuôi cá kết hợp với du lịch, bước đầu mô hình đã cho hiệu quả kinh tế khá.
-
“Xốc” lại công tác quảng bá, sáng tác văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu sốViệc đầu tư phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam Bộ vẫn còn bỏ ngỏ, chưa phát triển đúng tầm vì thiếu sức người sức của; các tác phẩm chưa được phổ biến rộng rãi vào đời sống đồng bào, nhất là lớp trẻ.
-
Ngành tài chính đã nỗ lực khơi thông huyết mạch, thúc đẩy phát triển kinh tếCông tác tài chính - ngân sách nhà nước và quản lý nợ công đã có những đóng góp quan trọng, quyết định đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, xử lý các vấn đề cấp bách về thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh