Cụm du lịch thác Thủy Tiên tỉnh Đăk Lăk – điểm nhấn đầy hấp dẫn
Là một trong nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn đăng ký tham gia Chương trình OCOP tỉnh Đăk Lăk, từ nhiều năm qua Cụm du lịch thác Thủy Tiên (tại xã Ea Púk, huyện Krông Năng) thu hút hàng trăm nghìn lượt khách đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên giữa đại ngàn Tây Nguyên đầy hoang sơ, hùng vĩ. Thác Thủy Tiên còn cuốn hút bất kỳ ai đến đây về huyền thoại Suối tóc của H’Năng – nàng thiếu nữ chung thủy, can trường của cộng đồng Ê Đê (còn gọi là Anak Đê hay Anak Đê-Ga)…
Ngọn thác 3 tầng từ huyền thoại
Chỉ cách trung tâm xã Tam Giang (huyện Krông Năng) 7km và cách Tp. Buôn Ma Thuột khoảng gần 60km, thác Thủy Tiên hay còn được người dân gọi thân quen thác Ba Tầng là một thắng cảnh đẹp, hoang sơ giữa núi rừng với vô vàn những tảng đá nằm gối chồng lên nhau và những rễ cây rừng đan kín trông rất lạ mắt.
Do thác Thủy Tiên có đến 3 tầng nước đổ nên còn gọi là thác 3 tầng và mỗi tầng thác có một vẻ đẹp và nét đẹp riêng rất kỳ thú riêng: Tầng thứ nhất hẹp, có độ dốc nhỏ với những bậc như cầu thang đá tự nhiên, du khách có thể lên xuống dễ dàng; tầng thứ hai trải rộng với nhiều bậc đá, không sâu tạo thành những hồ nước cạn với mặt nước xanh trong, là nơi lý tưởng để du khách thỏa chí vui đùa tắm mát; tại tầng thứ 3 đan xem những tảng đá dựng đứng, nước từ trên cao ồ ạt đổ xuống một mặt hồ sâu rộng, tung bọt trắng xóa rồi sau đó dòng nước trở lại hiền hòa, chảy dài, dịu dàng uốn lượn mềm mại như mái tóc của nàng H’Năng – người thiếu nữ cộng đồng Ê Đê huyền thoại…
…Chuyện xưa kể rằng, có một lần ở vùng đất của cộng đồng Ê Đê sinh sống, tai họa đã ập đến với buôn làng. Không hiểu vì sao Yàng (tức Trời) giận dữ đổ nắng xuống mãi khiến sông, hồ cạn kiệt, lúa rẫy rủ nhau chết khô.
Trước hoạn nạn của buôn làng, chồng nàng H’Năng đã cùng các trai khỏe mạnh trong buôn làng phải đi thật xa để tìm vùng đất mới với hy vọng họ sẽ tìm ra nguồn nước mới và đưa lũ làng đến khai thác, phục vụ sản xuất, sinh sống. Nhưng mấy mùa rẫy khô héo vì nắng nóng kéo dài đã qua, các chàng trai trong buôn làng đã đi mà không thấy trở về…
Nàng H’ Năng chờ mãi, chờ mãi trong nỗi nhớ thương chồng và cả sự xót xa vì khô hạn kéo dài, từng ngày nàng còn chứng kiến cảnh lũ làng chết dần, chết mòn vì đói khát, bệnh tật. Nàng quyết định lên đường tìm chồng, tìm vùng đất có nguồn nước mới.
Nàng đi mãi, tìm mãi cho đến khi kiệt sức ngã quỵ xuống giữa một lòng suối cũng đang cạn khô.
Yàng thương xót, ban phép làm mưa xối xả, các con sông, dòng suối chẳng mấy chốc lại đầy nước, sự sống lại lan tràn nhưng nàng H’ Năng thì nằm xuống giữa lòng suối không sống lại được nữa. Tóc nàng H’Năng trải dài theo con suối nhỏ và trở thành ngọn thác đẹp và duyên dáng như tấm lòng người con gái Ê Đê dịu hiền, chung thuỷ. Nàng đã chết để buôn làng, cộng đồng Ê Đê được sống.
Tưởng nhớ nàng, lũ làng đã lấy tên nàng đặt cho tên của dòng sông chảy qua vùng đất này như khu rừng nguyên sinh Ea Púk nằm kề với khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, các khu vực lân cận là dòng sông Krông H’Năng và xem đây là lời nhắc mãi về huyền thoại một người con gái.
Nỗ lực biến tiềm năng thành thế mạnh phát triển cụm du lịch thác Thủy Tiên
Mặc dù với vẻ đẹp vốn có đầy hoang sơ, hấp dẫn và chứa đựng giá trị văn hóa tinh thần qua nhiều huyền thoại như nàng H’Năng, chàng Đăm Ji… gắn kết cộng đồng, nhưng từ tháng 9.2009, thác Thủy Tiên huyện Krông Năng mới được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia.
Song, để biến tiềm năng, vẻ đẹp của thác Thủy Tiên thành thế mạnh phục vụ phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông thôn theo Đề án OCOP tỉnh Đăk Lăk rất cần nỗ lực của UBND, Sở NN&PTNT tỉnh, UBND huyện Krông Năng cùng các cơ quan ban ngành.
Theo ông Nguyễn Hữu Vinh, Chi Cục trưởng Chi Cục Phát triển Nông thôn tỉnh Đăk Lăk: Nhóm du lịch nông thôn đăng ký tham gia Đề án OCOP tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2018-2020 định hướng đến năm 2030, giai đoạn ban đầu từ 2019 -2020 gồm các Khu du lịch sinh thái Troh Bư, Chuỗi du lịch nông nghiệp văn hóa nông thôn Ea Kar, Du lịch cộng đồng 7 buôn đồng bào dân tộc thiểu số ở Ea Kar, Du lịch sinh thái ở khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô… và đặc biệt là Cụm du lịch thác Thủy Tiên (tại xã Ea Buk, huyện Krông Năng) đang được chính quyền địa phương quan tâm triển khai thực hiện cùng với các nhà đầu tư tâm huyết với quyết tâm tạo ra những sản phẩm du lịch chất lượng, khác biệt, giàu bản sắc văn hóa và thân thiện với cảnh quan môi trường.
Được biết, nhiều năm qua, UBND tỉnh đã nhận định: Xác định tiềm năng, thế mạnh du lịch ở đây là văn hóa – sinh thái thì nhất thiết phải gìn giữ và bảo tồn bằng mọi giá vốn tài nguyên quý giá ấy. Bởi đó là hai trụ cột quan trọng để quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Ưu tiên phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa – sinh thái là để giải quyết việc làm cho người dân, đồng thời bảo đảm “ngành công nghiệp không khói” này có vị trí xứng đáng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Trong đó chú trọng đầu tư, phát triển dịch vụ nông nghiệp, thương mại, du lịch trong các buôn làng; khôi phục làng nghề thủ công truyền thống gắn với việc hình thành các tour du lịch văn hóa – sinh thái ở những nơi có điều kiện; liên kết, hợp tác giữa các vùng du lịch trọng điểm trong và ngoài tỉnh để thiết lập không gian kinh tế du lịch đồng bộ, thống nhất về sản phẩm, nguồn nhân lực cũng như công tác quảng bá và xúc tiến du lịch theo định hướng bảo đảm về môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các cộng đồng dân tộc tại chỗ.
Hiện UBND huyện Krông Năng đang có kế hoạch quản lý, khai thác, phát huy tác dụng của Di tích danh lam thắng cảnh thác Thủy Tiên theo đúng quy định của pháp luật về di sản văn hóa và kêu gọi các nhà đầu tư tham gia “đánh thức” tiềm năng to lớn của thác Thủy Tiên trong việc phát triển du lịch sinh thái của vùng danh thắng này.
Thanh Luận
-
Trang trại bò sữa TH trả về từng giọt nước lành cho Mẹ Thiên nhiên -
Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao -
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL
- Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững
- Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể
- Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
-
Kiên Giang: Phát triển đô thị theo hướng hiện đại, sinh thái và văn minh(Tapchinongthonmoi.vn) - Chiều 26/12, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – Học viện Chính trị khu vực IV phối hợp với Trường Chính trị tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo khoa học cấp Bộ “Phát triển đô thị theo hướng hiện đại, sinh thái, văn minh ở tỉnh Kiên Giang”.
-
Sơn La: Phát huy hiệu quả vai trò của Hội Nông dân các cấpSáng ngày 26/12, Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024, triển khai nhiệm vụ 2025. Ông Nguyễn Huy Anh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La dự, chủ trì hội nghị.
-
Điểm sáng về an ninh trật tự ở xã Nông thôn mới Kiểu mẫu Hợp ĐứcLà địa phương có truyền thống anh hùng, những năm qua, xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang luôn đạt thành tích xuất sắc, nổi trội về an ninh trật tự trong phát triển kinh tế - xã hội và cả trong quá trình xây dựng xã Nông thôn mới Kiểu mẫu.
-
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khuyến họcChiều 26/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã có cuộc gặp mặt lãnh đạo, Ban Thường vụ Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam.
-
Quy định về việc tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025Theo văn bản của Thủ tướng, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
-
Đạt gần 18 tỷ USD, xuất siêu nông lâm thủy sản lập kỷ lục(Tapchinongthonmoi.vn) - Giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản Việt Nam tiếp tục đạt mức kỷ lục mới 17,9 tỷ USD, tăng 46,8%. Trong số đó, xuất khẩu nông sản chính đạt 32,8 tỷ USD, tăng 22,4%; chăn nuôi 533,6 triệu USD, tăng 6,5%; lâm sản chính 17,28 tỷ USD, tăng 19,4%; thủy sản 10,07 tỷ USD, tăng 12,2%.
-
Giải pháp cấp nước sạch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới ở Kiên GiangĐể sớm hoàn thành tiêu chí nước sạch trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Kiên Giang và đưa việc thực hiện tiêu chí này đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Kiên Giang đã kiến nghị một số giải pháp, trong đó có xã hội hoá các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung.
-
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớnNgày 26/12/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển (Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, Nhà văn hóa lớn.
-
Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mìnhTheo Anh hùng Lao động Thái Hương, Hiệp hội các Doanh nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao trong Nông nghiệp (ATE) cần tiếp tục phát huy vai trò liên kết, quy tụ các thành viên đủ “tâm” và “tầm”, thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau phát triển, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh để có những sản phẩm nông nghiệp chất lượng quốc tế, năng suất, giá trị gia tăng cao, cùng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Hà Tĩnh: Sẵn sàng cho Lễ Kỷ niệm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác(Tapchinongthonmoi.vn) – Thông tin từ UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đến nay các hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-2024) và trao bằng chứng nhận Di tích Quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm đã được hoàn tất.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội