Kỷ niệm 94 năm thành lập Công đoàn Việt Nam: “Cuộc tiếp xúc cử tri đặc biệt” tại Hội trường Diên Hồng
Chiều nay 28/7, đúng ngày kỷ niệm 94 năm thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2023), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Văn phòng Quốc hội phối hợp tổ chức Diễn đàn Người Lao động năm 2023 với chủ đề “Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và tổ chức Công đoàn”.
Lần đầu tiên, Tổng Liên đoàn tham mưu, đề xuất tổ chức diễn đàn dưới sự chủ trì của Lãnh đạo Quốc hội với kỳ vọng giúp đoàn viên, người lao động bày tỏ tâm tư, nguyện vọng trực tiếp tới Quốc hội. Từ đó, nhận thức rõ hơn và thực hành tốt hơn vai trò, trách nhiệm trong tham gia xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; góp phần tiếp tục khẳng định sự đổi mới của Quốc hội hoạt động ngày càng gần hơn với cử tri, người lao động; khẳng định vai trò tích cực, chủ động của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
“Cuộc tiếp xúc cử tri đặc biệt”
Phát biểu gợi mở, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ vui mừng khi chủ trì diễn đàn, được gặp gỡ, lắng nghe và trao đổi với cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động cả nước tại Hội trường Diên Hồng - Tòa nhà Quốc hội, nơi biểu tượng cho tinh thần đại đoàn kết dân tộc, nơi diễn ra hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Nhấn mạnh Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất, là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, mọi quyết sách của Quốc hội phải lấy người dân, doanh nghiệp đặt ở vị trí trung tâm của mọi quyết sách, từ lập pháp, giám sát đến quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, công nhân, người lao động vừa là công dân, song cũng là chủ thể rất quan trọng trong quan hệ lao động. Vì thế, công nhân viên chức, người lao động, cán bộ công đoàn là đối tượng điều chỉnh của hầu hết các luật.
Do đó, việc Quốc hội, UBTVQH, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan và tổ chức hữu quan có dịp gặp gỡ trao đổi, nhất là lắng nghe ý kiến của công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn các cấp là việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa.
Đánh giá cao sáng kiến tổ chức diễn đàn này, ông Vương Đình Huệ nói: “Tôi coi đây là một cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề đặc biệt, để lắng nghe nhiều ý kiến của công nhân, viên chức, lao động - những người đang hằng ngày lao động hăng say đóng góp cho sự nghiệp phát triển nước nhà”.
Để diễn đàn trao đổi tập trung và hiệu quả, Chủ tịch Quốc hội đề nghị phát huy tinh thần trách nhiệm, dân chủ, thẳng thắn, từ thực tiễn công tác, cuộc sống của mình, nêu lên các ý kiến, đề xuất với Quốc hội, nhất là những kiến nghị hoàn thiện chính sách liên quan đến người lao động và hoạt động công đoàn; các ý kiến, đề xuất thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh.
Từ những trao đổi tại diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Hội đồng Dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội, đại diện các bộ, ngành liên quan trực tiếp giải đáp, thông tin để cử tri nắm được thông tin, phương án, giải pháp cho các vấn đề.
“Tôi tin rằng với tinh thần trách nhiệm cao, Diễn đàn Người lao động năm 2023 sẽ thành công tốt đẹp, là cơ hội để lãnh đạo Quốc hội và Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội có thêm thông tin giá trị, thực tiễn để chỉ đạo hoàn thiện các dự án luật trước khi trình Quốc hội” – ông Vương Đình Huệ nói.
Dịp này, Chủ tịch Quốc hội gửi tới các thế hệ cán bộ công đoàn và công nhân, viên chức, người lao động cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Gửi gắm tâm tư, nguyện vọng tới Quốc hội
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động bày tỏ vui mừng, phấn khởi khi lần đầu tiên có 500 đoàn viên, người lao động có mặt tại Hội trường Diên Hồng, biểu tượng cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước, nơi thể hiện tinh thần dân chủ, đoàn kết, sức mạnh dân tộc Việt Nam để nói lên tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động cả nước.
Cũng theo ông Nguyễn Đình Khang, sau 2 tuần triển khai lấy ý kiến qua nhiều hình thức để chuẩn bị cho diễn đàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ghi nhận có 1.589 kiến nghị của đoàn viên, người lao động được tổng hợp từ báo cáo của 79/82 Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc; hơn 3.000 ý kiến từ các cơ quan báo chí và các nền tảng mạng xã hội của các cấp công đoàn.
Trong các vấn đề được đoàn viên, người lao động quan tâm nổi lên một số vấn đề: nhà ở cho người lao động; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, rút bảo hiểm một lần, quyền lợi hưởng bảo hiểm xã hội, tuổi nghỉ hưu; các giải pháp đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập, tăng lương tối thiểu, lương cho đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, vấn đề nâng cao tay nghề cho người lao động, chính sách đặc thù cho người lao động ngành giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ.
“Đặc biệt, nhiều ý kiến phản ánh những vấn đề xã hội nhức nhối như tình trạng nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội; những khó khăn trong khám chữa bệnh; chăm sóc sức khỏe của công nhân; sinh hoạt văn hóa, thể thao; việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em là con công nhân; việc xây dựng gia đình công nhân ấm no, tiến bộ, hạnh phúc... Đây cũng là mối quan tâm, trăn trở của Đảng, Nhà nước, của tổ chức Công đoàn trong quá trình thực thi trọng trách do nhân dân giao phó” – ông Nguyễn Đình Khang nhấn mạnh.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổng hợp các ý kiến thành 45 vấn đề lớn để gửi tới Quốc hội, Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền. Tại diễn đàn hôm nay, đại diện đoàn viên, người lao động cả nước là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân lao động và cán bộ công đoàn phát biểu, nêu các đề xuất, kiến nghị cụ thể đối với những vấn đề được đông đảo đoàn viên, người lao động quan tâm.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chia sẻ, đoàn viên, người lao động cả nước tin tưởng và kỳ vọng tại diễn đàn này, các ý kiến phản ánh sẽ được lãnh đạo Quốc hội, đại biểu Quốc hội và các bộ, ngành tổng hợp đầy đủ, khách quan và được phân tích, nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến đoàn viên, người lao động và tổ chức công đoàn.
Theo VOV
-
Tổng Bí thư: Khẩn trương xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu quả -
Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu -
Quốc hội thảo luận về phân bổ ngân sách, Luật Địa chất và Khoáng sản -
Tuần làm việc thứ 3: Quốc hội về phát triển kinh tế và công tác lập pháp
- Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
- Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình
- Kỷ luật 6 cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý
- Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
- Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Qatar
- Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Quảng Ninh
- Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương về các nhiệm vụ trọng tâm
-
Chính thức công bố Bộ Pháp điển Việt NamChiều ngày 5/11, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023 và công bố Bộ Pháp điển Việt Nam - công cụ tra cứu pháp luật được xây dựng trong 10 năm.
-
Quảng Bình: Mưa lớn gây ngập lụt, chia cắt gần 1.000 hộ dân(Tapchinongthonmoi.vn)- Đến chiều ngày 5/11, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tiếp tục có mưa to, có nơi mưa rất to gây ngập lụt, chia cắt giao thông và các thôn, bản.
-
Tổng Bí thư: Khẩn trương xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu quảTạp chí Nông thôn mới xin giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm với chủ đề: Tinh- Gọn-Mạnh- Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả.
-
Lâm Đồng: 18 chủ thể được cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”Thông qua các hoạt động, đề án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, phát triển nông nghiệp hữu cơ như các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp hướng tới toàn diện, bền vững và hiện đại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng, quảng bá và phát triển nhãn hiệu sở hữu cộng đồng đối với sản phẩm đặc trưng thế mạnh của địa phương.
-
Nông dân Tam Sơn trao tặng con giống và trồng tre mét chống xói mònVừa qua, Hội Nông dân xã Tam Sơn (Anh Sơn – Nghệ An) phối hợp với Hội Chữ thập đỏ phường Nghĩa Tân (Cầu Giấy – Hà Nội) trao sinh kế cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn.
-
Đồng chí Nguyễn Đình Việt làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn LaSáng 5/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, nhiệm kỳ 2020-2025
-
Xã Tiến Thịnh huy động nội lực tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao(Tapchinongthonmoi.vn) – Thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội đã phát triển bền vững các làng nghề làm kẹo lạc, chè lam, bánh đa nem... Các sản phẩm truyền thống này đã trở thành sản phẩm OCOP, tạo ra cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
-
Đợt 1 năm 2024: Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa đã hỗ trợ thành công 12 sản phẩm đạt OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) - Đạt được chứng nhận là sản phẩm OCOP, nhiều chủ thể trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã tự tin, mạnh dạn đưa sản phẩm của mình ra thị trường trong và ngoài tỉnh Bắc Giang tiêu thụ. Từ đó đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân…
-
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ senHiện nay, diện tích trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp hơn 1.108 ha, sản lượng sen gương đến cuối tháng 10/2024 ước đạt 12.163 tấn. Giá thành sản xuất gương sen bình quân đạt 9.204 đồng/kg, giá bán bình quân đạt 20.000 đồng/kg, lợi nhuận bình quân hơn 42 triệu đồng/ha.
-
Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễuPhát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
-
1 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
2 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
3 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
4 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
5 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế