Đà Nẵng khẩn trương hỗ trợ người bị nạn, khắc phục thiệt hại do mưa lũ
Chiều 16/10, người thân và bà con xóm nghèo trong hẻm 264/94/90, đường Đà Sơn 2, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu xót xa tiễn đưa 2 cha con anh Hồ Trung Dũng, Hồ Minh Phát bị lũ cuốn trôi đêm 14/10 về nơi yên nghỉ.
Thi thể anh Hồ Trung Dũng, 46 tuổi mới được lực lượng Quân đội, Công an tìm thấy sáng nay trong một bụi cây gần nhà. Còn cháu Hồ Minh Phát, con trai anh Dũng đã tìm thấy vào chiều qua sau trận lũ kinh hoàng.
Thượng úy Lê Minh Mẫn, cán bộ Tiểu đoàn 409, Quân khu 5 là một trong những người trực tiếp cứu dân ở khu vực này từ đêm 14/10 đến nay cho biết, đêm đó, anh cùng đồng đội đưa người dân bị lũ vây ở khu vực trước lò mổ Đà Sơn thì cứu được vợ anh Dũng lúc chị đang bu bám vào mấy bụi chuối ở đầu hiên nhà.
“Khi vớt được chị vợ vào, hỏi thăm thì mới biết chồng và con đã trôi mất. Sau khi đưa hết dân khu vực đó ra được thì đã 2h sáng. Lực lượng tìm kiếm đến chiều qua thì tìm được thi thể người con. Đến sáng nay, phát bụi cây thì tìm được người chồng cách đó 2 mét. Hiện bộ đội đổ đá mini để làm đường vào nhà, tổ chức tang lễ”, Thượng úy Lê Minh Mẫn cho biết.
Khu vực hẻm 264/94/90, đường Đà Sơn 2 là một xóm nghèo, nhà cửa do dân mua giấy trao tay tự xây dựng trái phép nên cơ sở hạ tầng thoát nước không có, đường sá quanh co lại gần con suối nên dễ bị tổn thương khi xảy ra mưa lớn. Đã 2 ngày trôi qua sau trận lũ kinh hoàng, cả xóm nghèo vẫn còn thất thần, mọi người lượm lặt, tỉ mẩn lau chùi những thứ còn sót lại.
Anh Nguyễn Văn Tuấn, ở số nhà H94/90 A, đường Hoàng Văn Thái, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu đắp lại bờ tường, đóng lại chiếc giường vừa bị lũ cuốn bay trong lòng ngổn ngang nỗi lo: “Nước lũ cao trên 2 mét, tụi em coi như trắng tay, lũ lên quá nhanh không kịp trở tay. May hôm qua hôm nay, anh em bộ đội giúp đỡ sửa sang lại. Bây giờ cũng phải dựng tạm lại ở chứ làm sao bây giờ đây. Tài sản làm lụng bao nhiêu năm nay, ti vi tủ lạnh không còn gì. Xe máy, đồ đạc gì cũng nhúng nước hết”.
Chỉ riêng quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, đợt mưa lũ đặc biệt lớn vừa qua đã làm 4 người chết. Thiệt hại tài sản của người dân quá lớn. 2 ngày nay, UBND quận Liên Chiểu huy động các lực lượng Công an, Quân đội hỗ trợ tìm kiếm người bị nạn, sửa sang đường sá, dọn dẹp vệ sinh môi trường. Quận trích ngân sách mua lương thực, thực phẩm giúp người nghèo, những gia đình bị ướt hết lương thực, thực phẩm.
Ông Nguyễn Đăng Huy, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng cho biết, quận đã hỗ trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống cho 5 phường trên địa bàn quận kịp thời hỗ trợ người dân bị thiệt hại sau thiên tai.
“Hiện nay, khối lượng bùn đất, rác sau lũ rất nhiều, quận rất mong các lực lượng quân đội tiếp tục giúp đỡ về lực lượng giống như đợt bão số 4 vừa rồi. Quận cũng đề nghị thành phố cho ý kiến để quận hỗ trợ 20 tấn gạo cho 25 ngàn hộ gia đình đã bị ngập”, ông Nguyễn Đăng Huy nói.
Đến trưa nay, đường sắt Bắc - Nam qua khu vực Đà Nẵng - Huế đã thông đường sau nhiều giờ sửa chữa, khắc phục thiệt hại do mưa lũ. Đường bộ qua hầm Hải Vân cũng đã thông tuyến vào 15h chiều qua, sớm hơn dự kiến 3 tiếng đồng hồ.
Hiện, các quận, huyện ở thành phố Đà Nẵng tiếp tục kêu gọi các hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức trên địa bàn tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường sau bão, lũ. Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn người dân không chủ quan, chủ động ứng phó với mưa bão cực đoan trong những ngày tới.
Sáng nay, đại diện Lãnh đạo thành phố đã đến thăm hỏi, động viên 3 gia đình có người thân tử vong trong đợt mưa lũ lớn vừa qua.
Ông Trần Phước Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng cho biết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo sát diễn biến tình hình mưa lũ trên các sông để sớm thông báo cho người dân các địa phương, đặc biệt là huyện Hòa Vang, quận Cẩm Lệ, những vùng ven sông Vu Gia để có phương án ứng phó kịp thời.
"Cùng với đó, tất cả các phương án kịch bản đã có hết rồi nên tính chủ động của địa phương là quan trọng nhất. Các địa phương tập trung vệ sinh môi trường, tránh dịch bệnh sau lũ; đồng thời tiếp tục huy động tất cả các lực lượng ra quân phối hợp với lực lượng tại chỗ dọn dẹp ngay” - ông Sơn nói.
Theo VOV
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại" -
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầu -
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh vì tương lai phát triển bền vững -
Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt Nam
- Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Cộng hòa Dominica
- Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồng
- "Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc"
- Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025
- Thầy giáo "quân hàm xanh" đem con chữ đẩy lùi nạn tảo hôn ở miền biên viễn
- Sơn La: Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập - Pa Háng
- Doanh nghiệp Việt cần bắt tay cùng làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
-
Gia Bình: Hành trình xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao25 năm sau khi tái lập, huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) đã có sự phát triển vượt bậc, khi năm 2018 huyện đã về đích huyện nông thôn mới (NTM), sớm hơn 3 năm so với kế hoạch. Với mục tiêu đến cuối năm 2026 sẽ về đích huyện NTM nâng cao, Gia Bình đang trên hành trình kiến tạo tương lai, với khí thế tự tin, chắc thắng…
-
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USDViệt Nam đã xuất khẩu 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11/2024, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong năm nay tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghịSáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đây là lần đầu tiên hai cơ quan tổ chức diễn đàn này để lắng nghe nông dân phản ánh về đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
-
Bắc Ninh: Cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫuLà một trong 18 tỉnh, thành phố trên cả nước có tất cả đơn vị cấp xã và cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), Bắc Ninh bước vào xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu với khí thế mới, với nhiều mục tiêu trọng tâm được đặt ra…
-
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường HalalThị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Lan tỏa và tạo sức sống mới cho Dân ca Quan họ Bắc NinhTối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"“Trong bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, xứ Nghệ tự hào đóng góp một mảng màu riêng không thể trộn lẫn. Và Ví, Giặm là nét vẽ chính tạo nên mảng màu ấy, đó cũng là nhân tố chính định hình cho tên gọi của một vùng văn hóa - vùng văn hóa Ví, Giặm”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại buổi lễ.
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làngVề đích huyện nông thôn mới (NTM) năm 2022, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bắt tay ngay vào xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có 50% số xã đạt xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, với hành trình xây dựng từ các hạt nhân nhỏ xóm, làng…
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết