Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

“Đất nghèo” Trung Trung Bộ nuôi cây chủ lực bằng phân bón gì?

14:12 02/05/2020 GMT+7

Dù không được thiên nhiên ưu đãi, nhưng nông dân Quảng Bình, Quảng Trị vẫn tìm ra những giải pháp nâng cao năng suất và chất  lượng các loại cây trồng chủ lực của họ (lúa, sắn, cao su): Bón phân Văn Điển – loại phân bón giàu dinh dưỡng đa trung vi lượng –  theo đúng kỹ thuật được các nhà khoa học khuyến cáo. 

Đất nghèo dinh dưỡng ở Quảng Trị vẫn có thể trồng sắn cho thu nhập cao nếu được bón phân Văn Điển đúng cách. Ảnh minh họa T.T

Ngay từ trước năm 2000, các sản phẩm phân bón Văn Điển đã có mặt tại Quảng Bình, Quảng Trị thông qua các mô hình thực nghiệm trên đồng ruộng với cây lúa sau đó cây sắn, cây cao su, cây lạc, hồ tiêu… Phân bón Văn Điển gồm 2 dòng sản phẩm chính: Lân nung chảy và phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK.

– Lân nung chảy Văn Điển có thành phần dinh dưỡng hữu hiệu: Chất lân (P2O5) = 16%; vôi (CaO) = 30%; magie (MgO) =15%; silic (SiO2) = 24% và 6 chất vi lượng: Bo (B); Kẽm (Zn); mangan (Mn); Sắt (Fe), Đồng (Cu) và coban (Co). Như vậy lân nung chảy Văn Điển có 10 loại chất dinh dưỡng.

– Phân đa yếu tố NPK Văn Điển: Thông qua công nghệ hiện đại phối hợp giữa lân nung chảy Văn Điển với đạm, kali, lưu huỳnh, Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển cho ra đời nhiều loại phân bón ĐYT NPK chứa đến 13 loại dinh dưỡng dễ tiêu.

Các mô hình thực nghiệm đều cho hiệu quả cao được nông dân các huyện trồng lúa ở Lệ Thủy, Quảng Ninh, Quảng Trạch (Quảng Bình), Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong (Quảng Trị); người trồng ở sắn ở Cam Lộ, Hướng Hóa (Quảng Trị); người trồng cây cao su ở Bố Trạch (Quảng Bình)… sử dụng rộng rãi. Việc sử dụng đại trà phân bón Văn Điển hàng chục năm nay tại các địa phương này đã mang lại năng suất chất lượng mùa màng cho nông dân. Chất lượng đất cũng ngày càng cải thiện.

Tuy nhiên, do ở nhiều nơi, bà con còn hạn chế thông tin về cách sử dụng hiệu quả phân bón Văn Điển. Vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu hướng dẫn sử dụng phân bón Văn Điển cho cây lúa, cây sắn và cây cao su trên đất Quảng Bình và Quảng Trị, từ kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong hướng dẫn sử dụng phân bón cho cây trồng.

Phân bón chuyên dùng Lúa 1 được khuyến cáo dùng cho cây lúa ở Quảng Bình, Quảng Trị. Ảnh Tư liệu.

Cách sử dụng phân bón Văn Điển cho cây lúa

Lúa là cây lương thực quan trọng bậc nhất, sản phẩm là gạo. Phân tích gạo, thân, rơm rạ cho thấy: Trong thành phần cấu tạo có đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng để cấu thành đó là đạm, lân, kali, vôi, magie, silic, lưu huỳnh cùng vi lượng. Khi cây lúa thiếu các yếu tố dưỡng chất trên thì cây yếu, nhiều sâu bệnh, cho năng suất chất lượng gạo thấp. Đối với đồng ruộng Quảng Bình, Quảng Trị, các loại phân bón Văn Điển phù hợp nhất là lân nung chảy Văn Điển (bón cho các ruộng trũng thấp, chua phèn có độ pH < 4,0 chất vôi trong lân khử chua, chất lân cùng silic, magie, cùng vi lượng). Phân lân được bón lót trước khi sạ giống 20 – 25 kg/sào (một sào Trung bộ = 500m2).

Cách bón: Khi lên luống hoặc làm phẳng mặt ruộng, nông dân cần rải lân, cào vùi lân vào đất, sau đó sạ. Đối với các chân ruộng vàn, vàn cao, hoặc thấp trũng chua vừa, chua ít… thì sử dụng phân đa yếu tố NPK Văn Điển để bón lót. Bà con nông dân có thể dùng một trong các loại sau:

Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK 8.8.4 có thành phần dinh dưỡng: N = 8%; P2O5 = 8%; K2O = 4%; vôi (CaO) = 6%; magie (MgO) = 9%; silic (SiO2) = 6%; lưu huỳnh (S) = 2%; 6 loại vi lượng (bo, kẽm, sắt, đồng, mangan, coban).

Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK NPK 10.7.3 có thành phần dinh dưỡng: N = 10%; P2O5 = 7%; K2O = 3%; CaO = 6%; MgO = 4%; SiO2 = 6%; S = 2%; 6 loại vi lượng (bo, kẽm, sắt, đồng, mangan, coban).

Lượng bón: 20 – 25 kg/sào. Cách bón: Trước khi gieo sạ (lên luống hoặc san mặt ruộng thì rải phân) sau đó sạ giống.

Khi sử dụng phân bón thúc, bà con nông dân chọn một trong các loại phân sau đây:

– Phân ĐYT NPK 12.5.10 có thành phần dinh dưỡng N = 12%; P2O5 = 5%; K2O = 10%; CaO = 7%; MgO = 1%; SiO2 = 6%; S = 2%; 6 loại vi lượng: Bo, kẽm, sắt, đồng, mangan, coban

– Phân ĐYT NPK 13.3.10 có thành phần dinh dưỡng N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 10%; CaO = 5%; MgO = 2%; SiO2 = 4%; S = 2%; 6 loại vi lượng: Bo, kẽm, sắt, đồng, mangan, coban.

Lượng bón thúc cho cả vụ 20 – 25 kg/sào, có thể chia bón 2 đợt hoặc 3 đợt tùy theo tập quán của địa phương. Nếu thúc 2 đợt thì đợt 1 bón sau sạ 10 – 12 ngày 1/3 lượng phân, còn lại 2/3 lượng phân bón thúc sau sạ 22 – 25 ngày. Nếu bón thúc 3 đợt thì bón sau sạ 10 – 12 ngày 1/3 lượng phân. Còn 2/3 chia bón quá nửa sau sạ 20 – 25 ngày, còn non nửa bón sau sạ 40 – 45 ngày (đón đòng).

Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự đánh giá: Phân bón Văn Điển cung cấp đầy đủ tất cả các loại chất dinh dưỡng, lúa khỏe cứng cáp, lá xanh sáng, tốt bền, chống đổ ngã, chống sâu bệnh, tỷ lệ lép thấp, hạt mẩy năng suất, chất lượng gạo bền vững, đất được cân bằng dinh dưỡng giảm chua phèn, mặn.

Hướng dẫn bón phân Văn Điển cho cây sắn

Sắn là cây công nghiệp chế biến tinh bột, dễ trồng, thích nghi các vùng đất bạc màu, cát nghèo dinh dưỡng. Vì cho sản lượng củ nhiều nên sắn cũng cần số lượng chất dinh dưỡng lớn.

Theo các nghiên cứu khoa học để có 25 tấn củ tươi / ha cây sắn lấy đi 120kg K, 57kg N, 15kg CaO, 12kg P, 7kg MgO, 6kg Zn, 1kg Mn. Như vậy sắn cần rất nhiều loại chất dinh dưỡng. Trong đó, nhu cầu kali cao hơn cả. Khi bón các loại phân đơn, hoặc NPK thông thường, cây sẽ vẫn thiếu rất nhiều chất, dẫn đến năng suất thấp, lượng tinh bột giảm.

Tuy nhiên, với phân bón Văn Điển, kết quả có nhiều khác biệt. Phân bón Văn Điển có ưu điểm vượt trội hơn các loại phân khác ở chỗ đầy đủ các chất dinh dưỡng, cung cấp từ từ theo cả thời kỳ sinh trưởng của sắn. Đặc điểm của các loại đất trồng sắn ở Quảng Bình, Quảng Trị (đất vốn giữ nước, phân rất kém), và phân bón Văn Điển như là một sự bù đắp vì phân không tan trong nước, hạn chế bị rửa trôi do mưa, cung cấp dinh dưỡng theo nhu cầu của cây (tan chậm, cây ăn dần, cây chưa ăn hết thì phân nằm đó dự trữ cho vụ sau).

Các dòng sản phẩn phân bón được bà con nông dân trồng sắn hai tỉnh này ưa chuộng gồm:

Phân bón lót đa yếu tố NPK 5.10.3 Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: N = 5%; P2O5 = 10%; K2O = 3%; CaO = 15%; MgO = 9%; SiO2 = 14%; S = 2% và 6 chất vi lượng B, Zn, Fe, Cu, Mn, Co… Tổng dinh dưỡng 58%.

Phân bón thúc đa yếu tố NPK 12.8.12 Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 8%; K2O = 12%; CaO = 8%; MgO = 6%; SiO2 = 9%; S = 6% và 6 chất vi lượng B, Zn, Fe, Cu, Mn, Co… Tổng dinh dưỡng 61%.

Theo hướng dẫn của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, với hai loại phân trên, lượng bón cho 1ha sắn như sau:

Bón lót: 300 – 350 kg ĐYT NPK 5.10.3 Văn Điển kết hợp 10 – 15 tấn phân hữu cơ hoai mục, nếu thiếu phân hữu cơ thì phải bón 450 – 550 kg ĐYT NPK 5.10.3. Cách bón: Rải phân NPK Văn Điển cùng phân hữu cơ theo hốc, phủ đất kín phân trước khi đặt hom.

Bón thúc: Sau mọc mầm 65 – 70 ngày, bón 400 – 550kg/ ha phân ĐYT NPK 12.8.12. Bón xa gốc 10 – 15cm kết hợp làm cỏ vun gốc, cũng có thể bón phân sau khi mưa lớn, khi đất còn ẩm để phân tan, sắn được bón phân Văn Điển sẽ có bộ lá xanh sáng, lá dày, thân mập, vỏ thân bóng, cây thẳng, khỏe, chống sâu bệnh tốt, bộ rễ ăn sâu chống đổ, củ tập trung nên dễ thu hoạch, năng suất, chất lượng cao.

Phân bón đa yếu tố NPK 12-8-12 được khuyến cáo dùng cho cây cao su kinh doanh ở Quảng Bình, Quảng Trị. Ảnh tư liệu.

Sử dụng phân bón Văn Điển cho cây sao su

Cây cao su trồng diện tích lớn ở Quảng Bình (gần 6000ha). Vùng đất nắng nóng chịu ảnh hưởng gió Lào, thường xuyên gặp giông bão nên việc trồng, chăm sóc cho cây cùng đòi hỏi thận trọng hơn, đặc biệt biện pháp bón phân, nhiều năm qua người trồng cao su ở Quảng Bình đã quen sử dụng phân bón Văn Điển để chăm sóc cho cây cao su. Để phát huy hiệu quả của phân bón bà con cần chú ý cách sử dụng đúng kỹ thuật.

Đối với cây cao su kiến thiết cơ bản

Bón lót: Trộn 10 – 15kg phân hữu cơ + 2kg lân nung chảy Văn Điển đều với lớp đất mặt vừa đào ở hố lên, sau đó trả lại xuống hố trước khi trồng 15 -20 ngày. Sau trồng, bón thúc hàng năm bằng phân đa yếu tố NPK 12.5.10: Năm thứ nhất bón 200 -250 kg/ha, năm thứ 2, bón 250 -300kg/ha, năm thứ ba bón 350 – 400kg, từ năm thứ 4 đến năm thứ 7, bón 500 – 600 kg/ha. Chia lượng phân mỗi năm thành các đợt  để bón 3 – 4 đợt/năm. Từ năm thứ 1 đến năm thứ 4, bón rãnh hình vành khăn quanh gốc cách gốc 20 – 40cm. Từ năm thứ 4 đến thứ 7 bón theo băng giữa hai hàng cây.

Đối với cao su kinh doanh

Từ năm cạo mủ đầu tiên đến năm thứ 10, với hạng đất I: bón 600 -700 kg/ha phân ĐYT NPK 12.8.12. Đất hạng đất II, bón 800 -1.000 kg/ha phân ĐYT NPK 12.8.12. Hạng đất III bón 1.000–1.200 kg/ha phân ĐYT NPK 12.8.12. Từ năm cạo mủ thứ 12 trở đi, nhà nông bón chung cho các hạng đất từ 1.200 -1.500 kg/ha phân ĐYT NPK 12.8.12. Cách bón: Chia lượng phân trên bón đầu mùa mưa 2/3, còn lại 1/3 bón cuối mùa mưa. Rải phân trên mặt đất theo băng rộng 1,0 – 1,5m giữa hai hàng cây khi đất ấm hoặc sau mưa, hoặc phủ đất, lá cây khô, nếu bổ sung phân chuồng hoai mục mỗi năm 1 lần vào đầu mùa mưa từ 5 – 8 tấn/ha.

Thực tế các nhà vườn nhiều năm cho thấy, cao su được bón phân Văn Điển khỏe, thân óng, lá dày xanh dậm, ít sâu bệnh cho trữ lượng mủ cao, chất lượng tốt.

Việt Hà – Nam Phong