
Để hạn chế lúa đẻ nhánh quá dày không như mong muốn, lúa gieo sạ khu vực đồng bằng Bắc Bộ cần biết sử dụng phân bón NPK chuyên dùng Văn Điển đúng cách để “đặt vòng” cho lúa, phát huy ưu điểm của cả phân bón lẫn cây lúa, vẫn đáp ứng được yêu cầu tiết kiệm túi tiền cho nhà nông.
Ảnh: Nông dân xã Nguyên Xá (Vũ Thư, Thái Bình) bón thúc đợt 2 cho lúa mùa. Ảnh Thu Hiền.
Với nghề trồng lúa, cổ nhân ta đã dạy: “Công cấy là công bỏ; công chăm bón, làm cỏ là công ăn”. Muốn lựa chọn giải pháp thích hợp chăm bón lúa gieo sạ, trước hết cần tìm hiểu đặc tính nông học cây lúa.
Chỉ cần gieo thưa và dùng phân bón điều tiết đẻ nhánh
Trong chu kỳ sinh trưởng cây lúa dược chia làm 2 giai đoạn là sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng là từ khi gieo hạt thóc xuống đất đến trước lúc đứng cái, làm đòng. Trong giai đoạn này, cây lúa tập trung vào phát triển bộ lá, đẻ nhánh và làm bẹ lá; tương ứng với thân lá trên mặt đất là bộ rễ lúa phát triển mạnh theo chiều ngang và tập trung ở lớp đất mặt. Đây là giai đoạn sinh trưởng quan trọng nhất, quyết định đến cả chu kỳ sinh trưởng, phát triển và năng suất ruộng lúa, bởi vì:
– Lúa là loại cây trồng có hệ số nhân giống rất cao. Từ 1 hạt thóc có thể cho vài trăm dảnh lúa; trong điều kiện tối ưu có thể phát triển thành hàng trăm bông thóc. Tuy nhiên, trong cả “1 họ lúa” đó, thường những dảnh nào được sinh ra từ những mắt gốc đầu tiên, những mắt gần gốc nhất sẽ có điều kiện cho bông to nhất. Gieo thẳng (gieo sạ) đã là phương pháp gieo cấy nông, song cần bón thúc sớm để khai thác những mắt gốc đầu tiên làm bông to, hạt mảy.
– Lúa là loại cây lương thực có khả năng “Tự điều tiết quần thể”, nghĩa là nếu gieo cấy thưa, dinh dưỡng đầy đủ, lúa sẽ đẻ nhiều nhánh; ngược lại, gieo cấy dày hoặc bón ít phân thì lúa sẽ hạn chế đẻ nhánh, thậm chí còn tự chết lụi những dảnh thiếu ánh sáng, thiếu dinh dưỡng. Do vậy, không nhất thiết phải tỉa, dặm nhiều mà chỉ cần gieo thưa, sau đó dùng phân bón để hỗ trợ điều tiết mật độ bông. Kinh nghiệm chỉ đạo gieo thẳng là “gieo thưa rồi dặm, không gieo dày để tỉa”
Giai đoạn bón phân thúc và lúa đẻ nhánh cần giữ nông mặt ruộng; chỉ cần đủ ẩm cho xuất hiện mùn giun vừa tăng hiệu lực phân bón thúc, vừa tạo điều kiện cho lúa đẻ khỏe, đẻ tập trung. Do vậy, gieo sạ xong cần giữ đủ ẩm mặt ruộng vừa để sử lý thuốc trừ cỏ Tiền nẩy mầm, vừa để bón thúc sớm và tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh tốt.
Mỗi lần bón phân thúc, bón nông là lại kích thích bộ rễ ăn nông phát triển, đồng thời kích thích lúa đẻ thêm nhánh phụ. Bón thúc nhiều lần sẽ tạo cho lúa đẻ lai rai, đẻ những mắt trên, vừa bé bông vừa rối gốc, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh gây hại. Do vậy, lúa gieo sạ vụ mùa không nên bón thúc muộn, bón nuôi đòng, nuôi hạt.
Thoát úng trước khi bón thúc
Từ khi lúa đứng cái làm đòng đến trỗ bông và vào mẩy… là giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Lúc này thân chính cây lúa vươn cao phân đốt và làm đòng, làm hạt…; tương ứng với thân vươn cao là phát sinh bộ rễ thứ 2 chủ yếu phát triển theo chiều sâu, xuống các lớp đất phía dưới khai thác phần phân bón vùi sâu.
Do vậy, bón phân thúc cho lúa gieo sạ vụ mùa phải đáp ứng đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng, đồng thời phải cung cấp đúng thời điểm, đúng vị trí mới có thể giúp cây lúa khỏe, chống chịu tốt hơn với sâu bệnh và ngoại cảnh bất lợi và cho năng suất tối ưu.
Cơn bão số 2 mới đổ bộ vào các tỉnh đồng bằng sông Hồng trong những ngày “nước cường” nên tiêu nước chậm, một số điểm đã bị úng cục bộ. Khi lúa bị úng ngập, không chỉ tạo ra thân mềm, lá mỏng mà nguy hại hơn là bộ rễ dễ bị vàng, thậm chí bị đen thối, làm chậm quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa. Duy trì mực nước sâu vài ngày đã kìm hãm sự đẻ nhánh, mất đi những dảnh gốc – những dảnh dễ cho bông to, hạt mảy nhiều nhất. Do vậy, việc bón thúc cho lúa gieo sạ vụ mùa năm nay cần lưu ý một só vấn đề sau:
– Tiêu nước kịp thời, thực hiện phương pháp tưới tiêu theo nhu cầu sinh lý cây lúa là “Nông- Lộ- Phơi”, trước hết giai đoạn đầu vụ mưa gió nhiều nên chủ động thực hiện “Tháo cạn lòng sông, tưới nông mặt ruộng”.
– Chọn phân bón giàu chất đạm và kaly, đồng thời đầy đủ các dinh dưỡng trung- vi lượng; giúp cây lúa đẻ nhánh sớm, đẻ tập trung và đủ sức nuôi các nhánh mới đẻ sinh trưởng khỏe để phát triển thành những dảnh lúa hữu hiệu.
Chọn phân bón nào “chuyên thúc” cho lúa mùa?
Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình – Phân bón ĐYT NPK Văn Điển chuyên bón thúc cho lúa là một gợi ý tốt cho bà con nông dân. Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển có nhiều loại phân bón NPK chuyên dùng cho lúa với công thức khác nhau như:
* Phân đa yếu tố NPK 16 :5 :17 có hàm lượng N 16%, P2O5 5%. K2O 17% Mg 5%, SiO2 7%, CaO 8%, S 2%,…;
* Phân đa yếu tố NPK 12 :5 :10 có hàm lượng N12%, P2O5 5%, K2O 10%, Mg2%, SiO2 4%, CaO 5%…
Hiện nay nhiều nơi bà con cũng đã quen sử dụng phân bón công thức NPK 14:6:8+TE hoặc 13:3:10 +TE.
Ngoài việc cân đối các chất NPK theo nhu cầu cây lúa giai đoạn đẻ nhánh, những loại phân bón này, còn đủ các chất trung, vi lượng giúp cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh, chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận.
Bà con nên chủ động phun trừ bọ trĩ hại lá non, đặc biệt lưu ý những chân ruộng, những đám lúa mới được tiêu thoát úng ngập, nhằm giúp cây lúa hồi phục nhanh và sinh trưởng khỏe. Bón thúc đẻ sớm, bón ngay khi cây con có 2,5 lá thật. Nếu lúa bị ngập úng thì tiêu nước ra phải bón phân thúc ngay, bón ngay khi ruộng vừa cạn nước.
Như vậy, gieo sạ xong cần giữ đủ ẩm mặt ruộng cho cây lúa sinh trưởng, đồng thời sử lý thuốc trừ cỏ giai đoạn tiền nẩy mầm, sau đó bón phân thúc. Mỗi sào lúa gieo sạ cần dùng 8-10kg phân chuyên bón thúc phân đa yếu tố NPK Văn Điển công thức 16:5:17, hoặc 12-15kg phân chuyên bón thúc “Lúa 2” hoặc các loại phân bón thúc khác tương đương. Đây là các loại phân có hàm lượng dinh dưỡng đạm cao, giúp cây lúa đẻ khỏe, vươn lá, vươn thân. Hàm lượng dinh dưỡng kaly khá cao trong phân bón thúc nhằm “đặt vòng” cho lúa đẻ nhánh vừa phải; kaly giúp tăng hiệu suất quang hợp tạo ra nhiều sản phẩm hữu cơ; đồng thời kaly vận chuyển dòng nhựa luyện về nuôi các nhánh mới đẻ giúp các nhánh phát triển thành bông hữu hiệu.
Bón thúc lần đầu khi cây lúa 2,5 lá tuổi, bón 1/3 lượng phân bón thúc. Sau khoảng 7- 10 ngày, tập trung bón hết lương phân bón thúc còn lại. Sử dụng phân chuyên bón thúc lúa giúp cây lúa đẻ nhánh vừa phải, nhưng đạt tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, tạo ruộng lúa thoáng gốc nhưng nhiều bông, ít sâu bệnh và cho hệ số kinh tế cao.
Trọng Hòa – Nam Phong
Vài lưu ý để tăng hiệu quả phân bón
Để giảm bớt thất thoát phân bón do hiện tượng bốc hơi, rửa trôi hay thẩm lậu…, không nên bón phân thúc khi trời nắng nóng và khi ruộng nhiều nước. Nên bón phân khi trời mát và ruộng cạn nước. Để đảm bảo an toàn cho lúa mùa với mức năng suất phấn đấu, tốt nhất sử dụng phân bón chuyên dùng cho lúa (loại chuyên bón lót và chuyên bón thúc), không bón thêm phân đơn, không bón phân muộn, không bón rải làm nhiều lần.
Sử dụng phân bón chuyên dùng cho cây lúa, cân đối loại chuyên bón lót và chuyên bón thúc, thực hiện “Lót sâu, Thúc sớm”, không bón thúc nhiều lần sẽ giúp lúa gieo sạ vụ mùa phát triển cân đối, khỏe mạnh; màu sắc lá không xanh đen, ít sâu bệnh hại, lúa đứng cây, ít đổ ngã, bộ lá lúa vàng tươi đến khi bông lúa chín hoàn toàn.
-
Triển khai các biện pháp cấp bách giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu biên giới phía Bắc
-
Khẩn trương ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn
-
Bí quyết giúp cây có múi đủ sức “bồng bế đàn con”, kết tinh quả ngọt cuối mùa
-
Nhiều vụ mất mùa - mất giá, nông dân ồ ạt chặt cây điều
- Phân loại hợp tác xã theo quy mô siêu nhỏ, nhỏ, vừa và lớn
- “Thức ăn độc đáo” giữ hương vị thơm ngon cho cây chè miền Bắc
- Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản
- “HTX có bền vững hay không trước tiên dựa trên tinh thần hợp tác”
- Ngư dân chung tay nói không với khai thác IUU
- Bình Dương: Tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I/2023 tăng 1,82% so với cùng kỳ năm 2022
- Logictic là khâu quan trọng trong xuất khẩu nông nghiệp Việt Nam
-
Động viên kịp thời gia đình cán bộ Hội có căn nhà bị lửa thiêu rụiThông tin từ lãnh đạo xã Thanh Hóa cho biết đã có nhiều đoàn thể cũng như bà con lối xóm đến động viên gia đình khi ngôi nhà làm bằng gỗ bị lửa thiêu rụi hoàn toàn.
-
Rào cản trên đường đến 1.000 tỷ USD của kinh tế số Đông Nam ÁKinh tế số Đông Nam Á có nhiều thuận lợi để phát triển như dân số trẻ, thành thạo công nghệ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khoảng cách kỹ thuật số giữa các quốc gia cũng như trong cùng một nước.
-
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao vùng vải thiều Thanh HàNgày 1/6, trong chuyến thăm vùng vải thiều Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, đại diện doanh nghiệp Nhật Bản đã trực tiếp trò chuyện với người nông dân, thưởng thức vải chín tại vườn và ghé thăm cây vải tổ. Các vị khách đến từ thị trường vốn được đánh giá là khó tính đã bày tỏ sự ngạc nhiên và dành lời khen ngợi đối với vùng trồng vải rộng lớn, nhất là ấn tượng với chất lượng thơm ngon của quả vải Thanh Hà.
-
Khai mạc Tuần lễ mận, nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023(Tapchinongthonmoi.vn) Tối 1/6, tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long, Hà Nội diễn ra Lễ khai mạc Tuần lễ mận và nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023; ký kết đưa trái Mận hậu Sơn La trên các chuyến bay VietNam Airlines năm 2023.
-
Lạng Sơn: Nông dân trồng ớt được mùa “kép”(Tapchinongthonmoi.vn) - Với giá bán trung bình từ 30.000-40.000 đồng/kg, những người trồng ớt ở Lạng Sơn không khỏi vui vừng vì ớt thu hoạch năm nay vừa được mùa lại được giá.
-
Vấn đề Tổ hợp tác như là tổ chức tiền Hợp tác xã(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhìn chung, bản dự thảo Luật HTX (sửa đổi) 2023 đã được dự thảo khá công phu, nhìn chung phù hợp tình hình phát triển HTX của Việt Nam tuy nhiên còn một số góp ý liên quan đến chương IX Tổ hợp tác (THT).
-
Kiểm tra chiến dịch bổ sung vitamin A cho hàng nghìn trẻ tại Hà NộiNgày 1/6, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Đào Hồng Lan làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác tổ chức chiến dịch đợt 1 bổ sung vitamin A cho hơn 392.000 trẻ tại Hà Nội. Dự kiến, cả nước có hơn 6 triệu trẻ sẽ được bổ sung vitamin A đợt này.
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ vấn đề lập dự toán ngân sáchBộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã phát biểu trước Quốc hội làm rõ các vấn đề liên quan đến lập dự toán ngân sách, đến chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, đến số tồn dư ngân sách, quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, kinh phí cho chương trình tiêm chủng…
-
Nhiều mô hình phòng tránh đuối nước cho trẻVừa mới đầu Hè, nhiều nơi đã liên tục xảy ra đuối nước trẻ em. Từ năm 2022 đến nay, tại tỉnh Quảng Trị, 25 trẻ em tử vong do đuối nước. Trong tổng số trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích thì tỷ lệ trẻ em bị tai nạn đuối nước chiếm hơn 50%. Tỉnh Quảng Trị đang triển khai nhiều mô hình, giải pháp giúp giảm nguy cơ đuối nước.
-
Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cung cấp cả bản điện tửTừ 1/6, kết quả của các hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cung cấp đồng thời cả bản điện tử có đầy đủ giá trị pháp lý cho người dân, doanh nghiệp.
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
4 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung
-
5 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"