
Dấu ấn “tiêu chí 20” Nông thôn mới Hà Tĩnh-Bài 3: Hương Phố-Bài ca xây dựng nông thôn mới
Đến miền núi cao của huyện Vũ Quang, ai cũng háo hức được tham quan, học hỏi cách xây dựng NTM ở thôn Hương Phố thuộc xã Đức Hương. Không dễ gì vượt qua vòng loại hàng ngàn thôn kiểu mẫu của Hà Tĩnh để thôn Hương Phố giành giải nhì cuộc thi khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu của tỉnh Hà Tĩnh vào trung tuần tháng 4/2018 vừa qua.
Vượt khó từ vùng rốn lũ
Hương Phố đi lên từ cái nghèo và khó khăn bởi 142 hộ và 450 nhân khẩu quần tụ trong diện tích 67ha đất tự nhiên. Thôn Hương Phố nằm về phía tả song Ngàn Sâu do đó mỗi năm chỉ sản xuất 1 vụ xuân hè. Còn vụ thu đông thì đúng vào mùa mưa, lũ lụt sông Ngàn Sâu ngập toàn bộ diện tích chỗ ở cũng như đất canh tác của thôn, có nhiều khu vực ngập sâu trên 1 mét, nhiều năm lũ lớn đã nhấn chìm toàn bộ xã Đức Hương, ngập lên đến mái nhà.

Vì điều kiên tự nhiên địa lý như vậy, nên người dân ở đây đã có cách đi riêng, để hôm nay về Hương Phố du khách tham quan chỉ mong ước mình được sống ở đây. Đời sống của bà con Hương Phố chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp một vụ mùa “ăn chắc” vụ xuân-hè. Còn vụ thu – đông thì “đánh bạc” với ông trời vì lũ lụt hoành hành.

Trong việc phát triển sản xuất, Hương Phố đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng và chăn nuôi nhằm thúc đẩy kinh tế của địa phương. Vụ xuân hè bà con nhân dân tập trung canh thâm canh cây lúa để có đủ gạo ăn quanh năm. Vụ hè thu, sau khi thu hoạch lúa xong vợ nào chồng nấy mang cơm nước ra đồng, tranh thủ trăng sáng đã cày bừa đất để trồng hoa màu như đỗ, lạc…Như chuyện cổ tích, bà con nông dân ở đây sản xuất dẫu ai ngờ được là vì họ chạy đua với thời gian vì thiên tai lũ lụt. Tầm 5h chiều, khi nắng hè đã nhạt dần xuống núi từ một đồng ruộng còn đầy gốc rạ, nhưng sáng mai khi bình minh ló rạng đằng đông thì ruộng lúa ấy đã trở thành ruộng đậu xanh, ruộng lạc.
Nhờ chuyển đổi cây trồng, bà con thu hoạch nhà ít cũng sản xuất được 1 tấn đậu xanh. Nhà nhiều, có khi đạt trên 2 tấn đậu xanh, chính vì vậy mọi chi tiêu trong nhà nhờ vào thu nhập từ vụ đậu hè thu.

Nhân dân đồng lòng tạo nên kỳ tích
Hưởng ứng mục tiêu quốc gia xây dựng NTM xã Đức Hương huyện Vũ Quang về đích NTM vào năm 2016. Thôn Hương Phố tự “về đích” trước một năm. Nghĩa là năm 2015, mặt trận thôn là 19 tiêu chí trong bộ tiêu chí NTM của Trung Ương thấy thôn mình đã hoàn thành. Ban mặt trận thôn do ông Đặng Văn Thuận – Bí thư chi bộ làm trưởng ban mặt trận và ông Nguyễn Văn Toàn làm xóm trưởng đã mở nhiều cuộc họp toàn dân bàn và hạ quyết tâm thực hiện “tiêu chí số 20” của tỉnh Hà Tĩnh là “xây dựng khu kiểu mẫu nông thôn mới”.

Được bà con đồng lòng, hiến kế, góp công, góp của xây dựng thôn Hương Phố đạt kiểu mẫu. Sau 3 năm xây dựng, Hương Phố đã làm nên diện mạo mới của xóm làng nơi vùng ngập lụt. Người dân đã đóng góp hàng vạn ngày công, hàng tỷ đồng để mở rộng đường giao thông nội thôn có tổng chiều dài trên 4km. Tất cả các trục thôn đều mở rộng 10m, đổ bê tông dày 25cm và rộng 7m. Hai bên trục đường thôn có mương thoát nước sâu 1m, rộng 0,6m, có bồn hoa cây cảnh khang trang. Được sự giúp đỡ ngân sách của huyện, tỉnh Hương Phố đã xây dựng được nhà văn hóa thôn trị giá trên 600 triệu đồng, trong đó người dân thôn đóng góp 200 triệu đồng.
Đến nay Hương Phố đã xây dựng 45 vườn mẫu đạt thành công và được công nhận 26 vườn mẫu. Các vườn mẫu của thôn chủ yếu là trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhiều vườn mẫu của nhiều hộ gia đình tiêu biểu như gia đình ông Lê Viết Toàn, bà Lê Thị Đào, ông Nguyễn Xuân Hòa…cho thu nhập cao chủ yếu trồng cam chanh, cam bù, mít thái và hàng trăm trụ tiêu.
Vườn mẫu tiêu biểu trồng cam cho thu nhập hàng trăm triệu đồng hàng năm là vườn nhà ông Nguyễn Viết Toàn trồng trên 460 gốc, thu nhập bình quân từ 200 đến 250 triệu đồng. Các hộ chăn nuôi trâu bò theo đàn nhiều nhất là các gia đình ông Lê Hữu Chiến, Lê Văn Toàn, Nguyễn Xuân Vinh nuôi từ 10 con trở lên – Đặc biệt có gia đình ông Lê nuôi đến 45 con trâu, bò giá trị kinh tế rất lớn.
Đến Hương phố có hệ thống ao, đầm, sông rộng hơn 10 hetta là điều kiện để người dân phát triển chăn nuôi gia cầm đặc biệt là chăn nuôi con Ngan. Khi PV hỏi anh Nguyễn Văn Ba – công dân Hương Phố – tại sao gia đình không nuôi vịt mà lại nuôi ngan? Anh Ba thật thật thà chia sẻ “ Nuôi vịt diện hoạt động rộng, hay càn lướt phá hoại lúa nên bà con la rầy. Nhà nông bọn anh bận lắm, nên mỗi lứa nuôi khoảng 400 – 500 con ngan cho dễ quản lý, chỉ cần 1000 m2 (trong đó có 500 m2 đất cạn, 500m2 ao hồ) làm chuồng chăn nuôi chắc chắn là được.”
Giải bài toán kinh tế vùng rốn lũ, bà con thôn Hương Phố xã Đức Hương huyện Vũ Quang đã thành công trong xây dựng NTM là một kỳ tích trong cuộc sống hôm nay.
Bảo Trung – Xuân Vũ
-
An Giang, hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao
-
Dịch vụ môi trường rừng đã thu được gần 3.100 tỷ đồng
-
Đồng Nai tìm kiếm giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ từ công nghệ Nhật Bản
-
Sẽ có 12 ngày lấy nước đổ ải vụ Đông Xuân 2023-2024 ở Bắc bộ
- Việt Nam lỡ cơ hội lần thứ 4 để gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu
- Các giải pháp bảo vệ môi trường của trang trại chăn nuôi tham gia nông nghiệp tuần hoàn
- Đồng Nai: Tìm giải pháp đưa "Cơ giới hoá, tự động hoá vào sản xuất nông nghiệp
- Nông dân Đắk Nông kỳ vọng cà phê trúng mùa, trúng giá
- Việt Nam đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống
- TP. Hồ Chí Minh tìm giải pháp dài hạn cho nông nghiệp công nghệ cao
- Xuất khẩu rau quả đã vượt cả năm 2022
-
Còn nhiều thách thức khi áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp (SXNN) đang là xu hướng chủ đạo, là chìa khóa thành công của các nước có nền nông nghiệp phát triển trên thế giới hiện nay. Những lợi ích của xu hướng này đã thấy rõ nhưng việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức không nhỏ.
-
Tuyên truyền tốt để giúp nông dân không phạm luật(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong những năm qua, thông qua nhiều hoạt động thiết thực, gắn với cuộc sống của hội viên, các cấp Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đã phát huy tốt vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân, góp phần đưa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với thực tiễn ở địa phương.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết quốc tế, chung tay vì sự phát triển thịnh vượng của nhân loạiTrưa ngày 2/12 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới được tổ chức tại Dubai, UAE. Trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị.
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIIISáng 2/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu “Phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang và anh hùng, tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam ngày càng vững mạnh toàn diện, xứng đáng là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:
-
Số hóa giấy chuyển việnBà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế cho biết, đơn vị này đang xúc tiến để phối hợp với Bộ Công an để có thể áp dụng các giấy chuyển viện, giấy hẹn khám lại vào hệ thống phần mềm bảo hiểm xã hội (VssID) và app VNeID của Bộ Công an.
-
Bộ trưởng Nông nghiệp vùng Kaluga (Nga): "Rất mong dự án của TH đem lại lực đẩy phát triển cho nông nghiệp Kaluga”Qua cuộc phỏng vấn nhanh với ngài bộ trưởng tại khuôn viên trang trại, chúng tôi mới hiểu được lý do vì sao ngài đặc biệt quan tâm, tìm hiểu các trang trại bò sữa của Tập đoàn TH đến vậy.
-
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đặt trọng tâm vào 3 khâu đột pháMột trong ba khâu đột phá mà Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 đặt ra là đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, an toàn lao động...
-
Tổng Bí thư: Công đoàn quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ của người lao độngTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý việc chăm lo của Công đoàn phải cụ thể, chu đáo, quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ, niềm vui, nỗi buồn của đoàn viên, người lao động và gia đình của họ.
-
Phát huy nội lực, lợi thế tỉnh Bình Dương, đẩy mạnh phong trào nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) Chiều ngày 1/12, tại tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân năm 2023. Chủ đề: Phát huy nội lực, lợi thế tỉnh Bình Dương, đẩy mạnh phong trào nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
-
Bột sắn dây Nhuận Trạch sản phẩm đạt OCOP 3 sao của Hòa Bình(Tapchinongthonmoi.vn) Sau nhiều năm kiên trì, gia đình anh Thu cùng 8 hộ chuyên trồng sắn dây ở Lương Sơn, Hòa Bình đã thành lập HTX liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch để chuẩn hoá quy trình trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo chất lượng đầu vào, đồng thời đầu tư hệ thống máy nghiền liên hoàn, máy sấy, qua đó đã xây dựng được quy trình sản xuất khép kín đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
1 Kỳ Sơn: Phát động phòng chống đói rét cho đàn gia súc, gia cầm và an toàn vệ sinh thực phẩm
-
2 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
3 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
4 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
5 Bộ trưởng Nông nghiệp Kaluga (Nga) thăm trang trại TH true MILK: "Chúng tôi nể phục và tiếp thu được nhiều bài học có giá trị"