Để văn hóa xứng đáng “soi đường cho quốc dân đi”
Bài 1: Văn hóa không chỉ là... “cờ, đèn, kèn, trống”
Đảng ta luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước, hạnh phúc của nhân dân. Nhưng vì sao ở thời điểm này, văn hóa, đạo đức xã hội bị đánh giá là xuống cấp? Vì sao văn hóa bị nhiều người xem nhẹ, cho là hoạt động bề nổi “cờ, đèn, kèn, trống”?
PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình, văn học, nghệ thuật Trung ương; PGS, TS Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; GS, TSKH Tô Ngọc Thanh, nguyên Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cùng phân tích về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của lĩnh vực văn hóa đối với sự phát triển của đất nước.
Văn hóa đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội
Phóng viên (PV): Đề nghị ông cho biết quan điểm của Đảng về vị thế của văn hóa trong sự phát triển chung?
PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ: Xuyên suốt chiều dài lịch sử cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn có quan điểm nhất quán về vị trí, vai trò hết sức quan trọng của lĩnh vực văn hóa. “Đề cương văn hóa Việt Nam” (năm 1943) ra đời khi Đảng lãnh đạo phong trào cách mạng nhưng chưa giành được chính quyền. Lần đầu tiên Đảng nêu cương lĩnh văn hóa, nội dung, tính chất, tổ chức, định hướng phát triển của một cuộc cách mạng văn hóa chỉ có thể gắn với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và tương lai của nền văn hóa ấy sau khi cách mạng đã thành công. Đề cương nhấn mạnh 3 nguyên tắc: “Dân tộc hóa-Đại chúng hóa-Khoa học hóa”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những câu nói bất hủ về văn hóa, vẫn vẹn nguyên tính thời sự. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất tổ chức ngày 24-11-1946 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Người cho rằng: “Nền văn hóa mới của nước nhà lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở”. Người nhấn mạnh: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Tôi mong chúng ta đem văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ”. Sau này, tiếp tục suy ngẫm về văn hóa, Người cho rằng: “Vǎn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”; “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa”.
Bước sang thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, Đảng có nhiều nghị quyết về văn hóa văn nghệ, nổi bật là Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII (năm 1998) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết 33 khóa XI (năm 2014) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Mỗi thời kỳ, nhiệm vụ cách mạng có sự thay đổi, song vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa trong quan điểm, tư duy của Đảng không thay đổi, đúng như lời Bác Hồ nói: Văn hóa phải được coi trọng ngang chính trị, kinh tế, xã hội.
PV: Ông lý giải vì sao hiện nay khi các lĩnh vực khác đi lên, đạt được nhiều thành tựu song văn hóa chưa phát triển tương xứng?
PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ: Đường lối, chủ trương, quan điểm, tư duy của Đảng về văn hóa luôn có sự phát triển, bổ sung, kế thừa, chọn lọc, dẫn lối chỉ đường cho văn hóa phát triển. Nhưng phải thừa nhận rằng, cụ thể hóa, thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng thành pháp luật, cơ chế, chính sách còn nhiều hạn chế. Các nghị quyết về văn hóa được xây dựng kỳ công, chắt lọc trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, bàn với nhau từng câu, từng chữ, nhưng nghị quyết dù hay đến mấy mà không đi vào cuộc sống và “tốt tươi” trong đời sống thì giá trị, tầm nhìn chiến lược của nghị quyết sẽ bị hạn chế.
PGS, TS Tạ Quang Đông: Sở dĩ xây dựng, phát triển văn hóa chưa ngang tầm với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội... là do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do cấp ủy, chính quyền nhiều địa phương chưa quan tâm đầy đủ đến lĩnh vực này; lãnh đạo, chỉ đạo chưa thật quyết liệt. Việc cụ thể hóa, thể chế hóa nghị quyết của Đảng còn chậm, thiếu đồng bộ. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa, nghệ thuật chậm được đổi mới; có lúc, có nơi xem nhẹ, thậm chí buông lỏng; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm. So với các lĩnh vực khác, đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật chưa tương xứng, còn dàn trải và hiệu quả thấp, chưa nắm bắt kịp thời những vấn đề mới về văn hóa, nghệ thuật để đầu tư đúng hướng và có hiệu quả. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực văn hóa, nghệ thuật, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp chưa được quan tâm đúng mức. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc đấu tranh phòng, chống sự xâm lăng, thẩm lậu của các sản phẩm văn hóa ngoại sinh độc hại chưa thật sự kiên quyết, thậm chí có lúc, có nơi còn buông lỏng, gây bất bình trong nhân dân.
Xem nhẹ văn hóa dẫn đến hệ lụy toàn diện và lâu dài
PV: Vì văn hóa chưa được đặt đúng vị thế, theo ông sẽ dẫn đến hệ lụy thế nào tới sự phát triển của lĩnh vực văn hóa nói riêng, và tương lai của đất nước nói chung?
PGS, TS Tạ Quang Đông: Nếu văn hóa không được đặt đúng vị thế, sẽ có thể gây ra những hệ lụy toàn diện và lâu dài. Sự đứt đoạn của văn hóa truyền thống, việc đánh mất bản sắc, tinh thần dân tộc sẽ dẫn đến những con người vong bản. Bởi, bản sắc văn hóa là tấm hộ chiếu của mỗi dân tộc, quốc gia, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong lịch sử phát triển. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển mạnh như vũ bão, nếu không chú ý đúng mức đến vị trí, vai trò của văn hóa, không nâng cao sức mạnh nội sinh trong văn hóa, tiến hành hiện đại văn hóa nhưng không xa rời các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để làm phong phú cho văn hóa Việt Nam, chúng ta sẽ mất đi nội lực và sức đề kháng trước những cuộc “xâm lăng văn hóa” từ bên ngoài.
GS, TSKH Tô Ngọc Thanh: Nhận thức sai lầm dẫn đến hành động sai lầm. Trong lĩnh vực văn hóa “sai một ly thì đi một dặm”, sau này muốn “chữa” cũng khó làm lại được. Nếu hiểu quan niệm văn hóa chỉ là hoạt động bề nổi “cờ, đèn, kèn, trống”, thiếu chiều sâu, sẽ không dẫn dắt được thị hiếu, thẩm mỹ công chúng ngày càng cao; không góp phần xây dựng đạo đức, nhân cách con người. Nhiều quan điểm sai lầm trong văn hóa cần sớm chấn chỉnh. Chẳng hạn mục đích của UNESCO công nhận Di sản văn hóa là để chúng ta giữ gìn di sản và nhân dân hiểu đó là giá trị quý giá, thế nhưng danh xưng này đang phần nào bị lạm dụng, lập tràn lan hồ sơ để công nhận, nhưng sau khi được công nhận lại ứng xử với di sản không đúng với cam kết. Di sản ca trù là một ví dụ, trước vinh danh và hậu vinh danh là các cuộc hội thảo, liên hoan trình diễn... Rồi đến nay thì sao, dường như di sản đang dần đi vào quên lãng do thiếu chính sách quản lý, đầu tư, phát huy.
PV: Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Ông nhận xét gì về năng lực cán bộ trong lĩnh vực văn hóa hiện nay?
PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ: Có thể nói, thời kỳ dựng Đảng, dựng nước, tiến hành kháng chiến và kiến quốc, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến văn hóa, văn nghệ. Có được điều này vì bản thân nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đồng thời cũng là nhà văn hóa lớn: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà thơ Tố Hữu...
Muốn lãnh đạo, chỉ đạo văn hóa, cán bộ phải có hiểu biết sâu rộng về chuyên môn, đặc biệt phải nhạy cảm, tinh tế để xử lý các sự việc cụ thể. Tuy nhiên, nhiều nơi, nhiều lúc bố trí cán bộ lãnh đạo văn hóa thiếu chuyên môn, trái sở trường. Bố trí cán bộ sai khiến thui chột năng lực của cán bộ, có khi làm khổ, làm khó cho họ. Căn nguyên bố trí cán bộ trong lĩnh vực văn hóa còn chưa tốt, đó là: Xem nhẹ lĩnh vực văn hóa nên bố trí cán bộ thiếu cân nhắc, tính toán; quan niệm cứ được bầu vào cấp ủy là đủ khả năng lãnh đạo, chỉ đạo bất cứ lĩnh vực nào.
Kỳ vọng từ hội nghị lịch sử của ngành Văn hóa
PV: Ông cho biết vì sao thời điểm này lại tổ chức Hội nghị văn hóa toàn quốc?
PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ: Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất dự kiến diễn ra trong 3 ngày. Tuy nhiên, lúc đó thực dân Pháp tấn công Hải Phòng nên hội nghị chỉ diễn ra trong một ngày (24-11-1946), nhưng nội dung cốt lõi của hội nghị đã lan tỏa rộng khắp. Chưa đầy hai năm sau, từ ngày 16 đến 20-7-1948, tại Phú Thọ đã diễn ra Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai. Do điều kiện chiến tranh, hình thức hội nghị văn hóa toàn quốc không còn được tổ chức, nhưng quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa tiếp tục xây dựng, bổ sung, phát huy trong sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.
Hội nghị văn hóa toàn quốc lần này được tổ chức nhằm đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua; kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước; từ đó thống nhất phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến năm 2045. Hội nghị sẽ rút ra những bài học thành công, cũng như nhìn thẳng vào các khuyết điểm, yếu kém trong phát triển văn hóa, xây dựng con người. Đồng thời đưa ra những quan điểm, chủ trương mới về văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng.
PV: Cảm xúc và kỳ vọng của ông về hội nghị đặc biệt quan trọng của ngành văn hóa tới đây là gì?
GS, TSKH Tô Ngọc Thanh: Tôi mong muốn từ Hội nghị văn hóa toàn quốc lần này, Đảng và Nhà nước sẽ có nhìn nhận, đánh giá và đưa ra giải pháp cụ thể đối với lĩnh vực văn hóa. Quan trọng nhất là phải có hành động cụ thể, thiết thực; từ bỏ cách làm chung chung, thiên về bề nổi. Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng của nhiều tộc người, cần đặc biệt chú ý đến vấn đề giữ gìn văn hóa truyền thống, bảo vệ văn hóa các dân tộc thiểu số.
PGS, TS Tạ Quang Đông: Hội nghị văn hóa toàn quốc sẽ là kim chỉ nam để tiếp tục đưa văn hóa Việt Nam phát triển, tiếp tục tạo ra vị thế riêng và hòa vào dòng chảy của thời đại. Từ thực tế sinh động và biến đổi phức tạp, muôn hình muôn vẻ của đời sống văn hóa hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục đổi mới và chú trọng những vấn đề then chốt. Trên cơ sở một nền kinh tế phát triển vững mạnh với mục tiêu hướng về phục vụ cho lợi ích của số đông, môi trường được bảo vệ, với một nền chính trị lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch, văn hóa Việt Nam chắc chắn sẽ đóng góp xứng đáng với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội, được xây dựng và phát triển vững chắc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
PV: Trân trọng cảm ơn các chuyên gia, nhà quản lý!
Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) khẳng định quan điểm: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. |
Theo Quân Đội Nhân Dân
-
Nâng cao hiệu quả thông tin dự báo, cảnh báo để vận hành hiệu quả và an toàn hồ chứa -
Tinh gọn bộ máy: Làm lợi cho nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế -
Kỳ vọng chỉ đạo của Tổng Bí thư về tinh gọn bộ máy sẽ tạo đột phá -
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu từ cấp chi bộ đến Trung ương
- Đoàn kết, vững lòng tin vào Đảng, Chính phủ để vượt qua siêu bão Yagi
- Trí tuệ nhân tạo giúp tối ưu hoá sản xuất nông nghiệp
- Ứng dụng AI - Cơ hội phát triển nông nghiệp nhanh, bền vững
- Thiêng liêng hai tiếng Việt Nam
- Phát triển chuỗi giá trị hiệu quả, bền vững để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản
- 'Có biểu hiện của lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong xây dựng văn bản pháp luật'
- Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Thương hiệu là niềm tin của người tiêu dùng
-
Tăng thêm quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tếBộ Y tế vừa ban hành Thông tư 39/2024/TT-BYT (Thông tư 39) ngày 17 tháng 11 năm 2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
-
Tham quan, học tập kinh nghiệm ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toànVừa qua, Hội Nông dân Ninh Bình đã tổ chức cho các hội viên Chi hội nghề nghiệp trồng dưa xã Gia Phương (huyện Gia Viễn) và Chi hội nghề nghiệp trồng rau an toàn xã Sơn Lai (huyện Nho Quan) thăm quan, học tập kinh nghiệm tại Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh)…
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Cộng hòa DominicaRạng sáng 23/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và làm việc tại Brazil, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
Tăng trưởng GRDP của Thanh Hóa đứng thứ 3 cả nướcNăm 2024, Thanh Hóa thu ngân sách ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) năm 2024 ước đạt 11,72%, vượt 11% kế hoạch đề ra và đứng thứ 3 cả nước. Trong đó, sản xuất công nghiệp đóng góp lớn nhất tạo nên sự tăng trưởng này.
-
13 tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua số 5 hoàn thành chỉ tiêu thi đua Trung ương Hội giaoNgày 22/11, tại tỉnh Hậu Giang, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (HNDN) đã tổ chức Hội nghị giao ban tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024 của 13 tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua số 5. Năm 2024, các tỉnh, thành trong Cụm cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu thi đua Trung ương Hội giao, nhiều nơi có chỉ tiêu vượt so với kế hoạch.
-
Kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam: Thành Nhà Hồ mở cửa miễn phí đón du kháchNhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ sẽ miễn 100% phí trong ngày 23/11 cho du khách (trong nước và quốc tế) đến tham quan và trải nghiệm di sản Thành Nhà Hồ.
-
Nghệ An: Các cấp Hội cần tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, cách làm hiệu quả, kết quả ấn tượngSáng ngày 22/11, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, lắng nghe và nắm bắt tình hình công tác Hội và phong trào nông dân tại tỉnh Nghệ An năm 2024.
-
“Nông dân chính là tương lai của chúng ta”Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
-
Công dụng thần kỳ của nước gừng tươi trong việc giảm cholesterol, giảm cânGừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
-
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc giaTỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, xây dựng và phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh