
Đề xuất lộ trình đưa Việt Nam thành trung tâm sản xuất vaccine khu vực

Hội thảo là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án "Hỗ trợ tăng cường tiếp cận vaccine và năng lực hệ thống y tế để Việt Nam ứng phó với COVID-19" do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua UNDP nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vaccine và chứng nhận vaccine COVID-19 tại Việt Nam.
Hội thảo chia sẻ những phát hiện chính của 3 nghiên cứu quan trọng được thực hiện trong dự án này. Những nghiên cứu bao gồm tổng quan kinh nghiệm quốc tế về phát triển và sản xuất vaccine trong nước, lập bản đồ năng lực sản xuất vaccine hiện tại của Việt Nam và xem xét các chính sách và thủ tục cấp phép vaccine quốc tế, bao gồm kinh nghiệm cấp phép vaccine COVID-19 quốc tế.
Tại hội thảo, sự tham gia của Việt Nam vào Chương trình chuyển giao công nghệ mRNA do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khởi xướng đã được nhấn mạnh, đánh dấu một bước quan trọng hướng tới tăng cường khả năng tiếp cận và sản xuất vaccine trong nước.
Đại dịch COVID-19 đặt ra những thách thức đáng kể đối với Việt Nam và các quốc gia khác trong việc tiếp cận nguồn cung ứng vaccine.
Khi dịch bệnh bùng phát, tính đến giữa năm 2021, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ bao phủ vaccine COVID-19 thấp nhất Đông Nam Á.
Tuy nhiên, thông qua sự kết hợp giữa nguồn cung cấp COVAX, các nguồn tài trợ được điều phối bởi ban chuyên trách của Chính phủ và việc mua sắm từ các nhà cung cấp quốc tế, Việt Nam đã nhanh chóng tăng tỉ lệ tiêm chủng từ nửa cuối năm 2021. Kết quả này không chỉ cứu được nhiều người bệnh mà còn tạo điều kiện để mở cửa trở lại và phục hồi sau tác động kinh tế của đại dịch.
Hội thảo cũng đề cập đến việc lập bản đồ năng lực sản xuất vaccine hiện tại của Việt Nam và cung cấp những thông tin có giá trị cho việc lập kế hoạch trong tương lai.
Điểm nhấn quan trọng của hội thảo là việc đề xuất lộ trình đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất vaccine của khu vực. Lộ trình này vạch ra các bước và các hành động cần thiết để nâng cao năng lực sản xuất vaccine của Việt Nam, góp phần đảm bảo an ninh y tế khu vực.
Phát biểu tại sự kiện, Phó Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, ông Patrick Haverman cho biết đây là một cơ hội để Việt Nam tiếp cận công nghệ mới trong sản xuất vaccine.
Theo ông Haverman, sự phối hợp giữa các cục, vụ, viện, doanh nghiệp, chuyên gia cao cấp và các đối tác quan trọng tại hội thảo sẽ góp phần xây dựng một chiến lược quốc gia hiệu quả nhằm tăng cường tiếp cận vaccine tại Việt Nam và khu vực rộng hơn trong thời gian tới.
Hội thảo là một bước hướng tới tăng cường khả năng tiếp cận và sản xuất vaccine của Việt Nam. Bằng cách tận dụng kinh nghiệm quốc tế và hợp tác với các bên liên quan, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực về sản xuất vaccine và đóng góp vào nỗ lực toàn cầu trong việc ứng phó với các cuộc khủng hoảng y tế.
Theo Chinhphu.vn
- Việt Nam đóng góp nhiều sáng kiến có giá trị tại Hội nghị lao và bệnh phổi toàn cầu 2023
- Tổng kết hoạt động cải tiến chất lượng kiểm soát nhiễm khuẩn lao tại các cơ sở y tế
- Những quy định mới về khung giá khám chữa bệnh
- Người bệnh sốt xuất huyết trở nặng, tử vong vì chủ quan “hết sốt là hết bệnh”
- Ngăn chặn tình trạng kháng thuốc tại Việt Nam
- Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh vì phiền toái
- Vắc xin lao được tiêm cho trẻ sơ sinh khi nào?
-
Còn nhiều thách thức khi áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp (SXNN) đang là xu hướng chủ đạo, là chìa khóa thành công của các nước có nền nông nghiệp phát triển trên thế giới hiện nay. Những lợi ích của xu hướng này đã thấy rõ nhưng việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức không nhỏ.
-
Tuyên truyền tốt để giúp nông dân không phạm luật(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong những năm qua, thông qua nhiều hoạt động thiết thực, gắn với cuộc sống của hội viên, các cấp Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đã phát huy tốt vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân, góp phần đưa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với thực tiễn ở địa phương.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết quốc tế, chung tay vì sự phát triển thịnh vượng của nhân loạiTrưa ngày 2/12 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới được tổ chức tại Dubai, UAE. Trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị.
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIIISáng 2/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu “Phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang và anh hùng, tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam ngày càng vững mạnh toàn diện, xứng đáng là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:
-
Số hóa giấy chuyển việnBà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế cho biết, đơn vị này đang xúc tiến để phối hợp với Bộ Công an để có thể áp dụng các giấy chuyển viện, giấy hẹn khám lại vào hệ thống phần mềm bảo hiểm xã hội (VssID) và app VNeID của Bộ Công an.
-
Bộ trưởng Nông nghiệp vùng Kaluga (Nga): "Rất mong dự án của TH đem lại lực đẩy phát triển cho nông nghiệp Kaluga”Qua cuộc phỏng vấn nhanh với ngài bộ trưởng tại khuôn viên trang trại, chúng tôi mới hiểu được lý do vì sao ngài đặc biệt quan tâm, tìm hiểu các trang trại bò sữa của Tập đoàn TH đến vậy.
-
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đặt trọng tâm vào 3 khâu đột pháMột trong ba khâu đột phá mà Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 đặt ra là đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, an toàn lao động...
-
Tổng Bí thư: Công đoàn quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ của người lao độngTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý việc chăm lo của Công đoàn phải cụ thể, chu đáo, quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ, niềm vui, nỗi buồn của đoàn viên, người lao động và gia đình của họ.
-
Phát huy nội lực, lợi thế tỉnh Bình Dương, đẩy mạnh phong trào nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) Chiều ngày 1/12, tại tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân năm 2023. Chủ đề: Phát huy nội lực, lợi thế tỉnh Bình Dương, đẩy mạnh phong trào nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
-
Bột sắn dây Nhuận Trạch sản phẩm đạt OCOP 3 sao của Hòa Bình(Tapchinongthonmoi.vn) Sau nhiều năm kiên trì, gia đình anh Thu cùng 8 hộ chuyên trồng sắn dây ở Lương Sơn, Hòa Bình đã thành lập HTX liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch để chuẩn hoá quy trình trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo chất lượng đầu vào, đồng thời đầu tư hệ thống máy nghiền liên hoàn, máy sấy, qua đó đã xây dựng được quy trình sản xuất khép kín đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
1 Kỳ Sơn: Phát động phòng chống đói rét cho đàn gia súc, gia cầm và an toàn vệ sinh thực phẩm
-
2 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
3 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
4 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
5 Bộ trưởng Nông nghiệp Kaluga (Nga) thăm trang trại TH true MILK: "Chúng tôi nể phục và tiếp thu được nhiều bài học có giá trị"