Đồng Tháp: 5/8 xã biên giới đạt chuẩn nông thôn mới
Chiều ngày 15/1, tại tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức buổi họp mặt mừng Đảng – mừng Xuân Tân Sửu năm 2021 và báo cáo kết quả nổi bật thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2016-2020).
Tại buổi họp mặt, ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đã thông tin về những kết quả nổi bật về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2020 và 5 năm (2016 – 2020); kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2021 và 5 năm (2021 – 2025). Theo đó, kinh tế của tỉnh có bước phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (2016 – 2020) ước đạt 6,44%, quy mô nền kinh tế tiếp tục mở rộng, đến cuối năm 2020 ước đạt trên 87.000 tỷ đồng (tăng 1,5 lần) so với năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 47 triệu đồng, trong đó khu vực thành thị là 51 triệu đồng và khu vực nông thôn là 45,6 triệu đồng.
Thời gian qua, tỉnh đã triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp” theo đúng hướng, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của người nông dân, doanh nghiệp và các ngành, các cấp từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch, mô hình chuyển đổi sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu phát huy hiệu quả và được nhân rộng. Có 19 loại nông sản chủ lực, đặc thù được xác lập quyền, nhãn hiệu, tăng trưởng bình quân nông – lâm – thủy sản ước đạt 3,57%/năm.
Đồng Tháp chú trọng xây dựng tinh thần hợp tác trong nông dân, xác định đây là tiền đề phát triển và nâng cao chất lượng kinh tế tập thể. Hình thành, phát triển hơn 100 Hội quán gắn với từng ngành hàng đặc trưng của địa phương và 22 hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới được hình thành từ nền tảng mô hình này.
Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả vượt bậc theo phương châm “dân bàn, dân làm, dân thụ hưởng. Hiện nay, dự kiến có 98/117 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 5/12 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, vượt 3 huyện so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh đề ra. Hiện nay tỉnh có 5/8 xã biên giới đạt chuẩn nông thôn mới.
Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển tăng trưởng bình quân 7,9%/năm. Các sản phẩm nông sản tươi, nông sản chế biến, mặt hàng tiểu thủ công nghiệp được kết nối phân phối rộng rãi đến người tiêu dùng thông qua hệ thống siêu thị Co.op Mart, VinMart, Bách Hóa Xanh, Big C, các điểm trưng bày và kinh doanh đặc sản tại TP. HCM, Hà Nội… Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục tăng trưởng với 2 mặt hàng chủ lực là gạo và thủy sản, giá trị xuất khẩu năm 2020 đạt gần 1,2 tỷ USD.
Đồng Tháp là tỉnh duy nhất có Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 12 năm liên tục nhằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Thực hiện tốt công tác đối ngoại trên các lĩnh vực với chính quyền và lực lượng vũ trang tỉnh Prây-veng, Pô-sát, Ban- tây Miên- chây (Campuchia), tỉnh Salavan (Lào). Tập trung triển khai Đề án phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh trật tự 8 xã biên giới, thúc đẩy khu vực biên giới tiếp tục phát triển theo hướng hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển. Hạ tầng giao thông, trường học, y tế được đầu tư gắn kết với các cụm, tuyến dân cư giúp người dân bám trụ, ổn định cuộc sống gắn với thế trận bảo vệ biên giới.
Việc huy động nguồn lực xã hội cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển, nhất là thu hút nguồn lực xã hội. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội huy động trong giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 83.516 tỷ đồng, chiếm 22,3% GRDP của tỉnh. Lĩnh vực văn hóa – xã hội được chú trọng, gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, tất cả các chỉ tiêu về xã hội đạt theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh đã đề ra, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt là việc phát huy tự hào “Tôi người Đồng Tháp” thân thiện, nghĩa tình và có trách nhiệm.
Thời gian tới, tỉnh Đồng Tháp quyết tâm xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, gắn với yếu tố thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, làm động lực phát triển bền vững. Phát triển kinh tế công – nông – thương trên cơ sở tận dụng cơ hội từ quá trình hội nhập để nâng cao sức cạnh tranh, từng bước gia tăng giá trị chuỗi sản phẩm theo hướng toàn cầu hóa; phát triển du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh…
Vân Nguyễn
-
Huyện Đức Linh: Nông dân chủ động chia sẻ, liên kết để cùng nhau ổn định cuộc sống nhờ trồng rau sạch -
Trang trại bò sữa TH trả về từng giọt nước lành cho Mẹ Thiên nhiên -
Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
- Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL
- Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững
- Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể
- Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
-
Một số điểm mới về chính sách bảo hiểm y tế áp dụng năm 2025Ngày 1/1/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Luật Bảo hiểm y tế, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
-
Vì sao du lịch Việt vẫn chưa thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn?Theo các chuyên gia trong ngành, giờ đây thế giới đã “là một thế giới khác.” Những bất cập khó tháo gỡ đã khiến du lịch Việt Nam chưa thể tạo sức bật trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
-
Trái bưởi da xanh giá tăng cao, nhà vườn phấn khởiHiện nay, nhiều loại trái cây ở tỉnh Bến Tre tăng giá, hút hàng. Trong đó, trái bưởi da xanh do chất lượng cao, xuất khẩu mạnh nên giá tăng đột biến.
-
Huyện Văn Yên (Yên Bái) và huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đạt chuẩn nông thôn mớiNgày 2/1/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
-
Tân Chủ tịch UBND tinh Bắc Giang 45 tuổiNgày 2.1, HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức kỳ họp lần thứ 23 để quyết định một số nội dung liên quan đến công tác cán bộ thuộc thẩm quyền. Theo đó, ông Nguyễn Việt Oanh 45 tuổi, Phó Bí thư Tỉnh ủy, trúng cử chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026.
-
Công nhận 33 bảo vật quốc gia đợt 13, năm 2024Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).
-
Quất cảnh Hội An nhộn nhịp vào mùa TếtNhững ngày này, người trồng quất cảnh ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam khẩn trương chăm sóc, chuẩn bị cung ứng cho thị trường Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm hiện tại, hơn 80% số quất cảnh chơi tết đã được thương lái đến tận vườn đặt mua.
-
Huyện Hoài Đức (Hà Nội) đạt chuẩn nông thôn mới nâng caoPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1695/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 về việc công nhận huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
-
Huế công bố Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2025Ngày 1/1, tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Ủy ban nhân dân thành phố Huế tổ chức Lễ Công bố Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2025.
-
Ngày đầu áp dụng mức xử phạt vi phạm mới, nhiều tài xế hối hận vì vi phạmNgày 1/1/2025, ngày đầu áp dụng Nghị định 168, cảnh sát giao thông lập biên bản một số trường hợp vi phạm với mức xử phạt mới. Nhiều người vi phạm ân hận, xót xa khi nộp phạt.
-
1 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
2 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
3 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
4 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
5 Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao