

Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có sự biến động tăng/giảm nhẹ ở một vài loại.
Nhìn chung, giá lúa vẫn neo ở mức cao chưa từng có tại nhiều địa phương giúp nông dân đạt lợi nhuận khá, tích cực sản xuất, đặc biệt là vụ Thu Đông.
Còn trên thị trường xuất khẩu gạo, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giao dịch ngày 25/8, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giữ vững vị trí cao nhất thế giới. Theo đó, giá gạo 5% tấm ở mức 638 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 623 USD/tấn.
Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan ở mức 628 USD/tấn; Pakistan là 598 USD/tấn.
Số liệu từ Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn cho thấy tại Cần Thơ, giá lúa tiếp tục duy trì ổn định ở một số giống như IR 50404 là 8.200 đồng/kg, Jasmine là 7.600 đồng/kg; OM 4218 là 9.000 đồng/kg.
Tại Sóc Trăng, giá lúa Đài thơm 8 còn ở mức 8.500 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; các loại khác vẫn ổn định RVT là 7.400 đồng/kg; OM 5451 là 7.400 đồng/kg.
Trong khi đó, giá lúa ở Hậu Giang lại đi lên như IR 50404 lên 8.500 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; OM 18 lên 8.800 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; RVT là 9.000 đồng/kg, cũng tăng 200 đồng/kg.
Giá lúa tại Tiền Giang có sự tăng/giảm tùy loại như IR 50404 ở mức 7.600 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg; OC10 giảm 100 đồng/kg còn mức 7.000 đồng/kg. Riêng lúa Jasmine ở mức 7.700 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.
Giá lúa tại Kiên Giang đi ngang ở nhiều loại như IR 50404 ở mức 6.600 đồng/kg; OM 5451 mức 6.900 đồng/kg; Jasmine mức 7.100 đồng/kg.
Giá lúa ST tại Bến Tre ở mức 7.800 đồng/kg; OM 4900 ở Trà Vinh là 7.700 đồng/kg.
Riêng lúa OM 6979 ở Đồng Tháp tăng 100 đồng/kg, lên mức 8.100 đồng/kg.

Còn tại An Giang, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, giá lúa Đài thơm 8 từ 7.800-8.000 đồng/kg; OM 5451 từ 7.750-8.000 đồng/kg; Nàng hoa 9 từ 7.800-8.200 đồng/kg; lúa OM 18 là từ 7.800-8.000 đồng/kg; riêng IR 50404 từ 7.7500-7.900 đồng/kg.
Vụ lúa Hè Thu được đánh giá là "được mùa, trúng giá," mang về lợi nhuận cho nông dân Kiên Giang khoảng 1,3-1,7 triệu đồng/công (1.000m2), cao hơn so với vụ Hè Thu 2022 khoảng 500.000 đồng/công.
Diện tích lúa Hè Thu còn lại của Kiên Giang sẽ thu hoạch trong cuối tháng 8, đầu tháng 9.
Còn tại Cần Thơ, mặc dù chưa bước vào thu hoạch nhưng hầu hết diện tích lúa Thu Đông của thành phố hiện nay đã được thương lái hoặc doanh nghiệp đặt cọc mua trước.
Hiện giá lúa tươi được thương lái và các doanh nghiệp đặt mua từ 7.500-8.000 đồng/kg, tùy từng loại giống, cao hơn cùng kỳ năm ngoái từ 1.700-2.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay trong vụ lúa Thu Đông tại thành phố Cần Thơ.
Với giá lúa như trên, nông dân dự kiến mỗi ha sẽ đạt lợi nhuận trên dưới 25 triệu đồng, mức lợi nhuận cao nhất trong vụ lúa Thu Đông ở Cần Thơ.
Nông dân trong tỉnh Trà Vinh đang thu hoạch tập trung lúa Hè Thu và nhanh chóng cải tạo lại đồng ruộng để xuống giống vụ lúa Thu Đông.
Việc nông dân Trà Vinh khẩn trương gieo sạ lúa Thu Đông là do giá lúa đang tăng cao trên thị trường hiện nay.
Với vụ này, ngành nông nghiệp Trà Vinh khuyến cáo nông dân cần tuyệt đối tuân thủ đúng khung lịch thời vụ, tập trung xuống giống sớm nhưng phải đồng loạt theo từng vùng, từng cánh đồng và xuống giống dứt điểm diện tích lúa Thu Đông vào cuối tháng 9/2023.
Trong khi giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giữ vững vị trí cao nhất thế giới thì thị trường gạo thế giới tiếp tục chịu cú sốc mới từ quyết định áp đặt mức thuế 20% đối với gạo đồ xuất khẩu của Chính phủ Ấn Độ. Mức thuế sẽ có hiệu lực ngay lập tức và kéo dài đến ngày 16/10 tới.
Quyết định trên được Bộ Tài chính Ấn Độ thông báo tối 25/8 nhằm kiểm soát tình trạng giá tăng trong khi đảm bảo nguồn cung đủ cho thị trường trong nước.
Với biện pháp mới này, Ấn Độ hiện đã áp đặt hạn chế xuất khẩu đối với tất cả các loại gạo không phải là basmati, vốn chiếm 25% tổng xuất khẩu gạo của nước này.
Việc áp đặt thuế suất 20% đối với gạo đồ xuất khẩu có thể sẽ đẩy giá loại gạo này lên cao hơn nữa trên thị trường thế giới.
Gạo đồ là loại gạo mà phần thóc được ngâm trong nước nóng rồi mới được gia công chế biến.
Một đại lý có trụ sở tại Mumbai cho biết lệnh cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo ngoại trừ gạo basmati trước đó đã thúc đẩy một số khách hàng tăng mua gạo đồ và nâng giá loại gạo này lên mức cao kỷ lục.
Với mức thuế mới nhất, gạo đồ Ấn Độ sẽ trở nên đắt đỏ tương tự gạo từ Thái Lan và Pakistan. Người mua hiện nay hầu như không có lựa chọn nào khác.
Đại lý có trụ sở tại Mumbai chỉ ra giá gạo toàn cầu đã bắt đầu bình ổn hơn trong vài ngày qua sau khi đã tăng hơn 25% do các hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ vào tháng trước. Tuy nhiên, giá dự kiến sẽ tăng trở lại sau động thái này.
Hồi tháng 7/2023, chỉ số giá gạo của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần 12 năm.
Diễn biến này là vì giá ở các nước xuất khẩu gạo chủ chốt tăng vọt do nhu cầu mạnh mẽ sau khi Ấn Độ áp đặt các hạn chế xuất khẩu.
Về thị trường nông sản Mỹ, giá các mặt hàng nông sản thuộc các hợp đồng kỳ hạn trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago (Mỹ) diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch cuối tuần, với giá ngô và lúa mì giảm trong khi đậu tương đi lên.
Khép phiên này, giá ngô giao tháng 12/2023 giảm 0,25 xu Mỹ (tương đương 0,05%) xuống mức 4,88 USD/bushel.
Giá lúa mì giao tháng 12/2023 giảm 10 xu Mỹ (1,58%) xuống 6,2175 USD/bushel.
Ngược lại, giá đậu tương giao tháng 11/2023 tăng nhẹ 16 xu Mỹ (1,17%) lên 13,8775 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Giới quan sát cho hay giá lúa mỳ kỳ hạn giảm do đồng USD tăng giá.

Mặt khác, thị trường nông sản Mỹ và toàn cầu vẫn duy trì các mức giá cao trong khi chờ đợi bản báo cáo khảo sát của Pro Farmer. Đây là báo cáo kỹ lưỡng nhất và được thị trường theo dõi sát sao về năng suất tiềm năng trong thời điểm quan trọng của mùa vụ.
Nguy cơ năng suất đậu tương trung bình trên toàn nước Mỹ giảm xuống bằng hoặc dưới ngưỡng 50 bushel/mẫu Anh (1 mẫu Anh = 0,4 ha) và năng suất ngô giảm xuống 170-173 bushel/mẫu Anh đang ngày càng lớn.
Công ty nghiên cứu thị trường nông sản AgResource có trụ sở tại Chicago đang khuyến nghị nhà giao dịch nên mua khi có sự điều chỉnh về giá trong 10 ngày tới.
Thị trường càphê thế giới cho thấy kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá càphê Robusta trên sàn ICE Europe-London kéo dài chuỗi hồi phục phiên thứ năm.
Kỳ hạn tháng 11 tăng thêm 31 USD, lên 2.437 USD/tấn và kỳ hạn tháng 01/2024 tăng thêm 24 USD, lên 2.349 USD/tấn, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.
Trái lại, giá càphê Arabica trên sàn ICE US-New York điều chỉnh giảm.
Kỳ hạn tháng 12 giảm 1,15 cent, xuống 153,15 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2024 giảm 1 cent, còn 154,30 cent/lb, các mức giảm nhẹ (1 lb = 0,4535 kg). Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.
Giá càphê Arabica giảm do nguồn cung dồi dào từ Brazil. Nước này hiện đang thu hoạch vụ mùa mới của năm "được mùa" theo chu kỳ "hai năm một."
Dự báo sản lượng càphê của Brazil sẽ đạt gần 50 triệu bao và sức bán hàng vụ mới vẫn đang mạnh mẽ nhờ tỷ giá đồng Reais suy yếu trở lại.
Trong khi đó, giá càphê Robusta tăng liên tiếp khi lượng dự trữ tại sàn ICE tiếp tục giảm sâu mà không ghi nhận sự bổ sung nào từ các nhà sản xuất chính.
Điều này là do phía cung nhận thấy bán hàng trực tiếp không qua sàn sẽ giảm thiểu nhiều chi phí gián tiếp cho các bên, trong bối cảnh nguồn cung cà phê Robusta toàn cầu đang thiếu hụt./.
Theo Vietnam+
-
Thị trường nông sản: Lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long vững giá
-
Thị trường nông sản: Giá gạo giảm mạnh hơn so với giá lúa
-
Giá xăng không tăng, một số loại dầu tăng nhẹ từ 15h00 chiều nay 11/9
-
Nông sản Việt tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu
- Việc xuất khẩu thanh long Việt Nam sang Anh vẫn diễn ra bình thường
- Giá lúa tiếp tục tăng cao khi nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt
- Vĩnh Long tổ chức Festival nông sản Việt Nam - Vĩnh Long năm 2023”
- Từ ngày 1/9, giá gas bán lẻ tăng tới 33.000 đồng mỗi bình
- Thị trường giá cả tháng 8 và 8 tháng năm 2023: Một số mặt hàng nông sản, thực phẩm tăng giá
- Bộ Công Thương ra Chỉ thị về tăng cường bảo đảm nguồn cung xăng, dầu
- 420 gian hàng đến từ 14 quốc gia tham dự Triển lãm quốc tế Thủy sản Việt Nam 2023
-
Bang Nebraska (Hoa Kỳ) và tỉnh Bình Dương xúc tiến hợp tác đầu tư và phát triển nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) Theo lời mời của Thống đốc bang Nebraska, Hoa Kỳ, Đoàn công tác của tỉnh Bình Dương đã có chuyến thăm và làm việc tại bang Nebraska; chuyến công tác thắt chặt quan hệ giao lưu và hợp tác trên các lĩnh vực: Y tế, giáo dục và các cơ hội đầu tư giữa tỉnh Bình Dương và bang Nebraska.
-
Nguy cơ tiềm ẩn sạt lở đất ở huyện miền núi Hướng Hóa(Tapchinongthonmoi.vn) - Là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt tình hình sạt lở núi, bờ sông, suố... huyện miền núi Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị đang là khu vực có nguy cơ tiềm ẩn gây thiệt hại lớn về người và của cải.
-
Phát hiện ca bệnh Đậu mùa Khỉ thứ 5 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhTrung tâm Y tế quận Tân Bình khẩn trương tiến hành điều tra dịch tễ, lập danh sách người tiếp xúc gần với bệnh nhân (nam giới, 22 tuổi, tạm trú tại Phường 2) trong vòng 21 ngày trước khi khởi bệnh.
-
Bộ Chính trị ra Kết luận về đổi mới hệ thống tổ chức đơn vị sự nghiệp công lậpNgày 2/10, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai ký ban hành kết luận số 62 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
-
Hải Dương: Họp báo tuyên truyền Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 04/10, Hội Nông dân tỉnh Hải Dương tổ chức Họp báo tuyên truyền Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Hòa Bình: Khai mạc "Chợ phiên - nét đẹp vùng cao"Tối 3/10, tại Sân vận động huyện Mai Châu, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức khai mạc Phiên chợ vùng cao với chủ đề "Chợ phiên - nét đẹp vùng cao" năm 2023.
-
JICA hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực dự báo thời tiết và cảnh báo sớm mưa, lũ(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 3/10, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo “Sử dụng thông tin khí tượng thủy văn cho công tác phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại Việt Nam”.
-
Cà Mau tổ chức nhiều sự kiện nhân Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023Vừa qua, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Kế hoạch số 236/KH-UBND về việc tổ chức sự kiện ngày Chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh năm 2023. Theo kế hoạch này, nhiều sự kiện quan trọng, có ý nghĩa sẽ được tổ chức…
-
Triển lãm “Người đàn bà trên sông Ngân” của tiến sĩ, họa sĩ Đỗ ChungNgày 4/10, tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ chí Minh (HCM), Trung tâm Unesco Bảo tồn Di sản Mỹ thuật Văn hoá Việt Nam tổ chức khai mạc triển lãm “Người đàn bà trên sông Ngân” của tiến sĩ, họa sĩ Đỗ Chung. Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 4/10 - 10/10/2023.
-
Việt Nam cam kết nỗ lực bảo đảm bình đẳng giới và các quyền của phụ nữTham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa cho rằng Chuyển đổi Số và các xu thế kinh tế toàn cầu một mặt vừa là giải pháp, mặt khác đặt ra nguy cơ làm trầm trọng các tổn thương đối với phụ nữ.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
5 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp