
Càng sát Tết Nguyên đán, nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao, các tiểu thương đã nâng giá các mặt hàng thực phẩm, hoa quả, một số loại cao hơn nhiều so với ngày thường. Dự báo giá thực phẩm, trái cây sẽ khó hạ nhiệt cho tới hết Rằm tháng Giêng.
Khảo sát thị trường thực phẩm những ngày sát Tết Nguyên đán cho thấy, giá thịt lợn, thịt bò, thịt gà, thủy sản, trái cây… tại các chợ dân sinh đang tăng so với ngày thường.
Trước đó, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) dự báo thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, nhiều nhóm hàng tăng giá, đặc biệt là các nhóm hàng thiết yếu do nhu cầu trong dân tăng và tiểu thương tích trữ đợi bán hàng Tết.
Giá thực phẩm tăng từng ngày
Dự kiến, mặt bằng giá cả một số nhóm hàng thiết yếu có thể biến động như gạo ngon, gạo nếp tăng 2-5%, thịt lợn, thịt gà tăng 10-15%, rau củ tăng 10-20%, hàng khô (măng, miến, mộc nhĩ, nấm hương…), tăng 8-10%, cây hoa cảnh tăng 20-25%.
Tại chợ Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội), chị Mai – tiểu thương buôn bán thủy sản, cho biết nhu cầu đối với nhóm thực phẩm này khá cao nên việc tăng giá cũng là điều dễ hiểu.
Giá cá trắm sống được bán 70.000 đồng/ kg, giá cá chép 60.000 – 70.000 đồng/kg, tôm sú hơn 500.000 đồng/kg… Riêng đối với tôm, chị Mai khẳng định những ngày sắp tới, giá chắc chắn sẽ còn tăng, hiện mức giá thay đổi theo từng ngày.
Đối với mặt hàng gạo, giá các mặt hàng gạo tẻ giữ nguyên, song các mặt hàng gạo nếp có xu hướng tăng 2.000 – 10.000 đồng/kg.
Chủ một cơ sở buôn gạo tại Hà Nội lý giải: “Nhu cầu gạo nếp vào mỗi dịp Tết rất lớn, giá tăng so với bình thường là khó tránh khỏi”.

Các loại thực phẩm thịt lợn, thịt gà, thịt bò cũng tăng 5-20%. Đặc biệt, giá gà trống làm lễ được bán 120.000 – 150.000 đồng/kg. Chị Minh, chủ buôn gà (Đội Cấn, Hà Nội), cho biết chị đã nhận khoảng 50 đơn hàng đặt trước cho Tết Nguyên đán. Riêng hôm 23 tháng Chạp, đến trưa, cửa hàng chị đã hết hàng.
“Để đảm bảo phục vụ khách chu đáo, những ngày này, tôi phải thuê thêm người phụ làm gà. Đồng thời, cửa hàng chuẩn bị các ký hiệu để đeo vào chân gà, giúp phân biệt tránh nhầm lẫn gà của khách này với khách khác”, chị Minh chia sẻ.
Đối với thịt lợn, khảo sát của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong 20 ngày đầu tháng 1/2019, giá lợn hơi trong nước tăng khoảng 1.000 – 2.000 đồng/kg so với cuối tháng 12/2018.
Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi dao động ở mức 46.000 – 50.000 đồng/kg, phổ biến trong khoảng 47.000 – 48.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi dao động trong ngưỡng 47.000 – 52.000 đồng/ kg. Tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, giá giao dịch trong khoảng 41.000 – 50.000 đồng/kg.
Lý giải nguyên nhân, Cục Xuất Nhập khẩu cho biết, giá lợn hơi tăng do dịch lở mồm long móng ảnh hưởng đến nguồn cung trong khi nhu cầu chuẩn bị cho Tết Nguyên đán đang tăng lên.
Năm nay, do thời tiết thuận lợi nên giá các mặt hàng rau xanh không tăng hoặc giá tăng nhẹ, bắp cải được bán 10.000 đồng/kg, súp lơ 12.000 đồng/cái, cà chua 13.000 đồng/kg…
Trái cây khó hạ nhiệt
Ông Nguyễn Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), cho biết diện tích trồng rau năm nay khoảng 390.000ha, tương đương năm ngoái. Có thể khẳng định nguồn cung năm nay rất dồi dào, không lo giá tăng.
Cùng với thực phẩm, giá các mặt hàng trái cây cũng đang bị đẩy lên cao 5.000 – 20.000 đồng/kg so với ngày thường, như cam Canh lên 55.000 đồng/kg, xoài: 40.000 đồng/ kg, thanh long: 35.000 đồng/kg, hồng xiêm: 40.000 đồng/kg…
Đặc biệt, giá các loại hoa quả để trưng mâm ngũ quả như phật thủ, bưởi tăng khá cao so với bình thường. Đơn cử, giá bưởi Diễn loại 1 tại vườn vào khoảng 60.000 – 80.000 đồng/quả, loại 2 từ 40.000 đến 60.000 đồng/quả, loại 3 khoảng 30.000 – 40.000 đồng/ quả. Chuối giá 25.000 – 40.000 đồng/nải.
Quả phật thủ mẫu mã đẹp có giá khoảng 200.000 đồng/quả, quả bình thường khoảng 100.000 đồng/quả. Một số tiểu thương cho biết năm nay mưa lớn kéo dài kèm theo tình trạng sương muối, giá rét khiến cho sản lượng phật thủ giảm mạnh, khiến giá phật thủ tăng.
Bên cạnh trái cây nội, giá các sản phẩm ngoại cũng có nhiều biến động. Riêng các sản phẩm cao cấp như nho, cherry, kiwi, táo nhập đều tăng giá 10 – 20%. Chị Hoa (Hà Nội) cho biết tuần trước đặt giỏ trái cây nhập khẩu làm quà Tết cho khách hàng của công ty, đến tuần này mua thêm đã tăng lên 5%.
Theo tiểu thương và doanh nghiệp thu mua trái cây, từ nay đến Tết, nhiều loại trái cây được tiêu thụ rất mạnh, đặc biệt là các sản phẩm có trong mâm ngũ quả đang thiếu hàng. Do đó, giá trái cây sẽ khó hạ nhiệt cho tới hết Rằm tháng Giêng.
Thy Lê
-
Thị trường nông sản: Giá gạo giảm mạnh hơn so với giá lúa
-
Giá xăng không tăng, một số loại dầu tăng nhẹ từ 15h00 chiều nay 11/9
-
Nông sản Việt tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu
-
Việc xuất khẩu thanh long Việt Nam sang Anh vẫn diễn ra bình thường
- Giá lúa tiếp tục tăng cao khi nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt
- Vĩnh Long tổ chức Festival nông sản Việt Nam - Vĩnh Long năm 2023”
- Từ ngày 1/9, giá gas bán lẻ tăng tới 33.000 đồng mỗi bình
- Thị trường giá cả tháng 8 và 8 tháng năm 2023: Một số mặt hàng nông sản, thực phẩm tăng giá
- Bộ Công Thương ra Chỉ thị về tăng cường bảo đảm nguồn cung xăng, dầu
- Giá gạo xuất khẩu Việt Nam vẫn giữ vững vị trí cao nhất thế giới
- 420 gian hàng đến từ 14 quốc gia tham dự Triển lãm quốc tế Thủy sản Việt Nam 2023
-
Khai mạc Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028Trong nhiệm kỳ 2023-2028, Công đoàn Viên chức Việt Nam sẽ tập trung đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động theo hướng hiện đại, thiết thực, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công đoàn viên.
-
Kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Vinh, 235 năm Phượng Hoàng Trung ĐôTối 30/9 tại quảng trường Hồ Chí Minh, chính quyền và nhân dân thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (10/10/1963-10/10/2023) thành phố, 235 năm Phượng Hoàng Trung Đô (1788 – 2023) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì.
-
Lào Cai: Lấy lợi thế của ngành du lịch phát triển để kết hợp xây dựng nông thôn mới(Tapchinongthonmoi.vn) Phát huy thế mạnh có nhiều điểm du lịch, đặc biệt nổi tiếng là khu du lịch Sa Pa được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến, tận dụng lợi thế này tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều văn bản Nghị quyết, Kế hoạch để triển khai trong giai đoạn 2023-2025 “Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới” tại các xã có tiềm năng phát triển du lịch nông thôn.
-
Chăm lo đời sống tinh thần cho người cao tuổi là mục tiêu lâu dàiTrong bối cảnh già hóa dân số đang diễn ra hiện nay, công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi đang ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm.
-
Thủ tướng chỉ rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho 3 tháng cuối nămTại Phiên họp Chính phủ Thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, Thủ tướng chỉ rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong phát triển KT-XH tháng 10 và những tháng còn lại của năm.
-
"Đưa nông dân Đắk Nông phát triển toàn diện, hội nhập sâu rộng" trong 5 năm tới.Ngày 29/9, tại tỉnh Đắk Nông, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước khi bị thiên tai, lũ lụt(Tapchinongthonmoi.vn) - Thời gian qua, mưa lũ đã gây thiệt hại cả về người và của, đời sống của người dân ở nhiều địa phương gặp khó khăn. Vậy những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người bị thiệt hại do thiên tai như thế nào? Luật sư Nguyễn Thanh Hà (Chủ tịch Công ty Luật SBLAW) đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này.
-
Bộ tiêu chuẩn JFS-C giúp ngành Thực phẩm Việt Nam mở rộng thị trường(Tapchinongthonmoi.vn) Chiều ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng SPS Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội Rau quả Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo “Các quy định về nhập khẩu thực phẩm và lợi ích khi áp dụng bộ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế (JFS -C) do Hiệp hội quản lý an toàn thực phẩm Nhật Bản (JFSM) xây dựng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm Việt xuất khẩu sang Nhật Bản”.
-
Tìm giải pháp phát triển cây thanh long bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức hội nghị phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam.
-
Hội ND Vĩnh Long cần hỗ trợ nông dân có đủ thông tin, điều kiện, nguồn lực để phát triển kinh tế(Tapchinongthomoi.vn) Ngày 28/9, tại tỉnh Vĩnh Long, Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Nhiệm kỳ mới, Hội phấn đấu thành lập 60 mô hình “Điểm kết nối tiêu thụ nông sản” và thành lập 8 CLB “Nông dân tỷ phú”.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
5 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp