Sơn Động xây dựng nông thôn mới: Dễ làm trước, khó làm sau
Nghị quyết sát với thực tế
Năm 2011, khi cả nước bắt tay vào xây dựng NTM, Sơn Động mặc dù là một trong những huyện nghèo nhất cả nước cũng không đứng ngoài chương trình này. Với xuất phát điểm thấp, cộng với đặc thù của huyện miền núi nên huyện Sơn Động gặp nhiều khó khăn, hạn chế hơn nhiều địa phương khác.
Với địa hình chủ yếu là đồi núi và 14 dân tộc chung sống, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém, Sơn Động được xem là "vùng trũng" của tỉnh Bắc Giang trên khía cạnh phát triển kinh tế xã hội. Trước khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, huyện có tới 14/17 xã, thị trấn được xem là đặc biệt khó khăn và 108/124 thôn đặc biệt khó khăn của xã vùng II.
Vì vậy, ngay từ khi thực hiện chương trình xây dựng NTM, huyện Sơn Động xác định xây dựng NTM đối với các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn là nhiệm vụ hết sức quan trọng, giúp các địa phương thoát khỏi "vùng trũng" về phát triển, loại bỏ dần những tập quán làm ăn lạc hậu, xóa đói giảm nghèo. Để thực hiện mục tiêu này, cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc với phương châm: Tiêu chí dễ làm trước, khó làm sau, mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống của người dân. Toàn huyện nỗ lực phấn đấu để xây dựng nông thôn giàu đẹp, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn. Đến nay, diện mạo nông thôn của huyện đã có nhiều thay đổi tích cực, kinh tế - xã hội phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện.
Để có được thành quả đó là cả một quá trình, với sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đồng lòng góp của, góp công của nhân dân… Kế thừa thành quả xây dựng NTM giai đoạn 2011-2020, chuyển sang giai đoạn 2021-2025, cấp uỷ, chính quyền và nhân dân huyện Sơn Động đang đặt ra mục tiêu mới. Một trong những điểm nhấn của Sơn Động trong quá trình xây dựng NTM, là việc Huyện ủy Sơn Động ban hành Nghị quyết số 27-NQ/HU ngày 24/2/2021, “Về lãnh đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”, gắn với triển khai lộ trình hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM năm 2021 đối với một số xã.
Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, Ban Thường vụ Huyện ủy Sơn Động đã ban hành Quyết định về việc giám sát, quán triệt, triển khai các nghị quyết, chỉ thị giai đoạn 2021-2025 đối với Đảng ủy các xã, thị trấn. Huyện ủy Sơn Động chỉ đạo, điều hành và giải quyết các vấn đề liên quan đến xây dựng NTM một cách linh hoạt, việc chỉ đạo giao vốn đầu tư ngân sách huyện kịp thời và hợp lý để ưu tiên nguồn lực hỗ trợ xã Long Sơn về đích theo kế hoạch.
Bên cạnh các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, công tác tuyên truyền về xây dựng NTM được Sơn Động duy trì, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa cách thức để tăng cường phổ biến cơ chế, chính sách, cách làm hay, mô hình hiệu quả, các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng NTM đến mọi cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, giúp cho cán bộ và nhân dân hiểu rõ hơn mục đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo của Trung ương, tỉnh và huyện về xây dựng NTM, qua đó chủ động tham gia thực hiện.
Để hoàn thành khối lượng công việc lớn, huyện Sơn Động tập trung vào ba nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, huyện tập trung mạnh vào việc điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch và quản lý thực hiện nghiêm quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất của huyện, quy hoạch xây dựng NTM và quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của các xã chưa đạt chuẩn NTM...
Phát huy vai trò người có công trong xây dựng nông thôn mới
Theo báo cáo của UBND huyện Sơn Động, trong hơn 1.800 hộ gia đình người có công với cách mạng thì có đến có 172 người là thương bệnh binh, 121 người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học, 171 thân nhân liệt sĩ… Toàn huyện có 38 bà mẹ được Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng. Với niềm tim mạnh mẽ và ý chí vươn lên thoát nghèo, nhiều người có công đã trở thành hình mẫu, có nhiều đóng góp cho cộng đồng, tích cực tham gia xây dựng NTM, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Ông Ma Hữu Khang, người dân tộc Tày, ở xã An Lạc (Sơn Động, Bắc Giang) năm nay đã 72 tuổi, 56 năm tuổi Đảng. Dù là cựu chiến binh, thương binh tuổi đã cao, song ông vẫn luôn tận tụy với công việc của bản làng, xã. Ông Khang chia sẻ: Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp chính quyền xã An Lạc, người có công chúng tôi luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng nông thôn giàu đẹp nhằm góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập của người dân.
“Cùng chung tay xây dựng NTM, tôi và nhiều cựu chiến binh trong xã đã tiên phong hiến đất mở đường, làm đường bê tông cho bà con đi lại. Gia đình tôi cũng đã hiến hàng nghìn mét vuông đất để làm đường” - ông Khang cho hay.
Nhiều năm nay, ông Ma Hữu Khang cùng với các cấp chính quyền thôn, xã đi vận động nhân dân tạo nên phong trào hiến đất làm đường rộng khắp trong toàn xã. Đến nay, hàng chục nghìn mét vuông đất của các hộ gia đình trong xã đã được hiến để mở đường liên thôn, liên xã. Nhờ đó những tuyến đường bê tộng rộng đẹp đã được mọc lên, giúp người dân đi lại thuận tiện, đời sống người dân được nâng cao.
Chia sẻ về những việc làm thiết thực cho cộng đồng, ông Ma Hữu Khang cho biết: “Từ ngày nghỉ công tác ở xã, tôi về tham gia hoạt động cùng chi bộ thôn, nhưng công tác tuyên truyền vận động nhân dân trong xã thì anh em vẫn đến nhờ tôi hỗ trợ. Từ năm 2012, tôi được bà con bầu chọn là người uy tín trong cộng đồng. Được Đảng tin, dân mến thì dù có tuổi cao tôi cũng nguyện dốc sức lực của mình để giúp cho đời sống bà con ngày càng được nâng cao”.
Bên cạnh những việc làm thiết thực của ông Khang, nhiều người có công trên địa bàn huyện Sơn Động cũng đã chung tay góp sức xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế. Điển hình là mô hình Hợp tác xã ong mật hữu cơ Sơn Động của thương binh Nguyễn Đức Minh tại xã Tuấn Đạo (Sơn Động, Bắc Giang).
Với phương châm nghỉ hưu không nghỉ việc, ông Minh quay về khởi nghiệp trên quê hương Tuấn Đạo sau gần 30 năm cống hiến trong quân ngũ. Chia sẻ về kinh nghiệm nhân giống cũng như cách chăm sóc đàn ong bản địa, ông Minh cho biết: Ong tự nhiên thì phải được sinh trưởng trong môi trường tự nhiên và cũng chính vì vậy mật ong rừng hữu cơ Sơn Động mới được giá cao trên thị trường, được nhà nước công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao.
Hợp tác xã do ông Minh sáng lập đến nay đã thu hút được hơn 50 hộ gia đình tham gia làm thành viên, kỹ thuật nhân đàn, kỹ thuật dưỡng ong trong mùa cây rừng chưa ra hoa đều được các thành viên nắm bắt thành thục. Nuôi ong tự nhiên không thể giúp các hộ gia đình xã viên trở nên giàu có nhưng lại là nguồn thu nhập ổn định, thường xuyên của các hộ gia đình nơi đây.
Cùng với việc phát triển đàn ong, ông Minh với vai trò là Giám đốc hợp tác xã còn mạnh dạn đầu tư trang bị máy móc và nhân lực mở nhà xưởng sản xuất nước uống tinh khiết và sản xuất hương. Hai xưởng sản xuất của hợp tác xã đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 20 lao động.
Về hưu với quân hàm Đại tá, 50 năm tuổi Đảng, giờ đây ông Minh cũng đã bước sang tuổi thất thập; nhưng với ý chí gang thép của Anh bộ đội Cụ Hồ ông Minh rời phố thị để về quê giúp bà con phát triển kinh tế, góp phần thay da đổi thịt vùng đất núi rừng vốn nghèo khó quê ông.
Diện mạo mới trên “mảnh đất khó”
Ngay từ khi thực hiện xây dựng NTM, huyện Sơn Động đã xác định xây dựng NTM đối với các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn là nhiệm vụ hết sức quan trọng, vì từ chương trình sẽ loại bỏ dần những tập quán làm ăn lạc hậu, giúp xóa đói giảm nghèo, vận dụng linh hoạt các nguồn lực để xây dựng NTM.
Với cách làm sáng tạo này, Sơn Động đã thu được nhiều thành tựu. Đầu năm 2024, xã Dương Hưu và xã Yên Định đã được công nhận đạt chuẩn NTM. Huyện phấn đấu có thêm hai xã hoàn thành xây dựng NTM là Đại Sơn và Vĩnh An, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM là 6/15 xã, đạt 40% tổng số xã trong toàn huyện. Các xã còn lại hoàn thành ít nhất một tiêu chí xây dựng NTM.
Toàn huyện Sơn Động phấn đấu đạt 250 tiêu chí, bình quân đạt 16,6 tiêu chí/xã. Trong đó, số xã đạt từ 15 tiêu chí trở lên là 12 xã. Số xã đạt dưới 15 tiêu chí là 3 xã, không còn xã dưới 13 tiêu chí. Huyện Sơn Động phấn đấu có sáu thôn thuộc địa bàn các xã đặc biệt khó khăn đạt thôn NTM (thôn Kim Bảng, xã An Lạc; thôn Thanh Trà, xã Lệ Viễn; thôn Gà, xã Thanh Luận; thôn An Bá, xã An Bá; thôn Phe, xã Vân Sơn; thôn Đá Cối, xã Giáo Liêm).
Ông Lê Đức Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân, Chánh Văn phòng điều phối NTM huyện Sơn Động cho biết, từ nay đến cuối năm 2024, huyện tiếp tục hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong thực hiện nhiệm vụ năm 2024; tổ chức rà soát đánh giá thực trạng xây dựng NTM một cách thực chất để chỉ đạo các xã thực hiện việc rà soát, điều chỉnh NTM theo kế hoạch và bộ tiêu chí mới; chỉ đạo xã Vĩnh An và Đại Sơn đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM, đồng thời hoàn thiện hồ sơ chứng minh các tiêu chí, phấn đấu đến cuối tháng 10/2024 hoàn thiện, mời ban chỉ đạo cấp tỉnh về thẩm định./.
-
Gạo OCOP nếp cái hoa vàng Thái Sơn ngày một vươn xa -
Vĩnh Phúc: Xã Hồ Sơn duy trì và nâng “chất” các tiêu chí nông thôn mới đã đạt -
Sơn La: Tôn vinh 25 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2024 -
Cà Mau: Tăng cường công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
- Lâm Đồng: 18 chủ thể được cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”
- Xã Tiến Thịnh huy động nội lực tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao
- Bài 3: Củng cố “điểm tựa” vững chắc
- Phum sóc rộn ràng đoàn kết xây dựng quê hương
- Huyện Định Hóa về đích nông thôn mới sau 13 năm nỗ lực
- Sơn La: Tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận lại sản phẩm OCOP
- Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 2): Đổi thay vùng “rốn lũ”
-
Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô(Tapchinongthonmoi.vn) – Sáng ngày 21/11 tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội (số 133 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội), Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang.
-
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồngÔng Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký Quyết định số 4550/QĐ-UBND ngày 15/11/2024 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương, trụ sở tại Thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
-
Đắk Lắk đưa Cổng Thông tin điện tử của tỉnh lên ZaloUBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành công văn số 1233/UBND-CNCTTĐT gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể… để giới thiệu trang Zalo Official Account “Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk”.
-
Hòa Bình: Phát triển mô hình kinh tế tập thể giúp nông dân làm giàu(Tapchinongthonmoi.vn) – Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đang tích cực hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ, liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu và tiếp cận thị trường, góp phần nâng cao thu nhập và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
-
Tuyên truyền pháp luật đến nông dân được duy trì thường xuyên, ổn địnhVới mục tiêu tuyên truyền đầy đủ, kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, hội viên nông dân, trong năm 2024, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các cấp Hội nắm bắt tình hình kinh tế xã hội và nhận thức pháp luật để tổ chức quán triệt, học tập pháp luật cho hội viên, nông dân; vận động giúp đỡ các hộ dân tháo gỡ những khó khăn trong quá trình chấp hành pháp luật...
-
"Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc"Chủ tịch Quốc hội mong muốn mỗi thầy giáo, cô giáo luôn là tấm gương sáng về đạo đức, ứng xử văn hóa; nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, thương trò.
-
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số nhằm từng bước đưa công nghệ số và dữ liệu số trở thành yếu tố đầu vào quan trọng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong từng ngành, lĩnh vực.
-
Nhiều hoạt động sôi nổi kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam tại các trường đào tạo của Hội Nông dân Việt Nam(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 20/11, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam đã long trọng tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Dự buổi lễ kỷ niệm có ông Nguyễn Xuân Định – Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và lãnh đạo các ban, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
-
Gần 300 gian hàng tham gia Hội chợ AgroViet 2024Với chủ đề “Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn”, sáng 20/11 tại Khu Hội chợ triển lãm giao dịch Kinh tế và thương mại, số 489 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội đã khai mạc Hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 - AgroViet 2024. Hội chợ diễn ra từ ngày 20 -23/11/2024.
-
Nâng cao hiệu quả thông tin dự báo, cảnh báo để vận hành hiệu quả và an toàn hồ chứa“Tăng cường nhận thức, thúc đẩy hợp tác và ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý an toàn hồ đập”, ngày 19/11 tại Hà Nội, Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi và Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới”.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh