“Giảm chua” cho đất chè phía Bắc bằng phân bón Văn Điển
Con người khi uống vào đồ chua quá thì nhăn mặt, pha thêm đường hay mật ong cho dễ uống. Nhưng cây chè trồng trên đất chua quá thì không lên tiếng được, chỉ thể hiện qua năng suất, chất lượng giảm sút. Thật may, điều này sẽ được hoá giải khi biết sử dụng phân bón Văn Điển đúng cách.
Khu vực miền núi phía Bắc có khoảng trên 64.000ha chè tập trung ở các tỉnh như: Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang và Sơn La, các giống chè được trồng đa dạng nhưng phần nhiều là giống Shan Tuyết, nhiều địa phương đã phát triển thêm các giống Ô Long, Bát Tiên, Kim Tuyền, LDP1, LDP2, PH8, PH9… Vào thời điểm đầu mùa mưa năm nay, việc bón phân cho chè đúng cách đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Đất chè mất cân bằng dinh dưỡng nghiêm trọng
Theo phân tích của Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia hướng dẫn sử dụng phân bón lâu năm, cây chè được trồng trên các quả đồi có độ dốc nhỏ hơn 15 độ, thoát nước nhanh, rửa trôi mạnh, nhiều nơi trồng theo đường đồng mức để hạn chế rửa trôi màu. Tất cả các loại đất trồng chè thuộc đất feralit hóa, hình thành trên đá phía thạch sét màu nâu vàng hoặc nâu xám. Tính chất hóa học của đất chua nặng pHkcl < 3 tương đương pHH2O từ 3.5 – 4.0 (trong khi cây chè thích hợp với đất chua nhẹ hơn, pH từ 4,5 – 5,0). Như vậy đất chua dưới mức cho phép. Hàm lượng lân, kali, magie dễ tiêu rất nghèo, các chất vi lượng như kẽm (Zn), bo (Bo), mangan (Mn)… rất thiếu. Như vậy tổng thể đất trồng chè ở phía Bắc là mất cân bằng dinh dưỡng nghiêm trọng. Đặc biệt hàm lượng mùn (%) thấp đồng nghĩa với độ xốp của đất thấp, tầng canh tác chai cứng không thuận lợi cho bộ rễ tơ của chè hoạt động.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hơn là thực trạng sử dụng phân bón cho cây chè ở nhiều nơi trong khu vực này lại làm cho vấn đề này trầm trọng hơn. Do nhận thức chưa đầy đủ về đất, cây, phân bón nên các nhà vườn còn sử dụng phân theo cảm tính, bón quá nhiều phân đạm chạy theo năng suất đã phá hoại kết cấu đất. ít dùng phân hữu cơ làm giảm độ mùn đát, bón phân chưa cân đối vẫn chú trọng các loại dinh dưỡng đa lượng, “bỏ quên” các loại dinh dưỡng trung lượng cũng như vi lượng. Hậu quả là năng suất chè giảm, chất lượng thấp, nhiễm sâu bệnh nhiều, sử dụng quá dư thừa thuốc bảo vệ thực vật, thuốc cỏ, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và sản phẩm chè búp.
Tạo “đột phá” năng suất chè nhờ phân bón Văn Điển
Từ khi phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển được đưa vào thâm canh cây chè ở phía Bắc, người trồng chè đã nhanh chóng tin dùng vì hiệu quả rõ rệt. Theo thống kê hiện nay có trên 60% nhà vườn sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển bón cho chè kinh doanh.
Dẫn kết quả thực tế trên nương chè, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự cho biết, phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển rất khác biệt ở chỗ: Bên cạnh cân bằng 3 loại dinh dưỡng đa lượng N-P-K, trong phân còn có vôi (CaO) từ 4 – 6% để khử chua đất, magie (Mg) từ 6 – 9%, nâng cao hiệu suất quang hợp cho lá chè để phát triển búp, silic (Si) từ 4 – 6% làm tơi xốp đất, chống chai cứng đất, chất lưu huỳnh (S) có đến 2%, điều hòa dịch cây để dễ dàng hấp thu dinh dưỡng. Ngoài ra, trong phân bón đồng thời còn có 6 chất vi lượng giúp cho chè có hương vị thơm ngậy đặc trưng của giống. Đặc biệt chất lân dễ tiêu (P2O5) trong phân đa yếu tố NPK Văn Điển tan từ từ khi gặp nước, nên ít bị rửa trôi, lân nằm lại trong đất cung cấp từ từ cho cây, vì thế cây tốt bền, bộ rễ tơ phát triển mạnh.
Hiện nay có nhiều dòng sản phẩm cung cấp cho thâm canh cây chè điển hình là:
+ Phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK 22.5.11 có thành phần dinh dưỡng: N = 22% ; P2O5 = 5% ; K2O =11% ; CaO = 6% ; MgO = 5% ; SiO2 = 8% ; S = 2%; và đủ 6 chất vi lượng B, Zn, Cu, Mn, Co, Fe. ..
+ Phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK 20.5.10 có thành phần dinh dưỡng: N = 20% ; P2O5 = 5% ; K2O =10% ; CaO = 6% ; MgO = 5% ; SiO2 = 8% ; S = 2%; và đủ 6 chất vi lượng B, Zn, Cu, Mn, Co, Fe. ..
+ Phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK 16.8.8 có thành phần dinh dưỡng: N = 16% ; P2O5 = 8% ; K2O = 8% ; CaO = 9% ; MgO = 9% ; SiO2 = 6% ; S = 2%; và đủ 6 chất vi lượng B, Zn, Cu, Mn, Co, Fe…
Cách chăm sóc cây chè giai đoạn đầu mùa mưa
Mùa mưa ở các tỉnh miền núi phía Bắc thường bắt đầu vào cuối tháng 5 dương lịch. Kết thúc vào tháng 11. Khi thời tiết vào mùa mưa thì ẩm độ không khí cải thiện, độ ẩm cao, có mưa nên cải thiện độ ẩm đất, điều kiện thuận lợi cho phân bón hòa tan hấp phụ quanh keo đất dễ dàng tiếp xúc với đầu lông mút của rễ cây chè. Với hầu hết diện tích trồng chè nhờ nước trời thì đây là thời điểm bón phân cho cây chè hiệu quả nhất…
Bà con nông dân trồng chè ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã quen phương pháp bón phân Văn Điển theo kỹ thuật sau: Chọn thời điểm tạnh ráo gạt lá khô giữa hai hàng chè rồi rải phân. Đối với loại phân ĐYT NPK 22.5.11 hoặc ĐYT NPK 20.5.10, lượng bón từ 15 – 20kg/sào (360m2), còn đối với loại phân ĐYT NPK 16.8.8 thì lượng bón từ 20 – 25kg/sào. Thời gian bón đợt thứ nhất vào tháng 6 -7, đợt thứ hai vào tháng 8-9 và đợt thứ ba vào tháng 11. Các vườn chè đồi dốc có đường đồng mức thì các luống ở đỉnh đồi bón lượng phân cao hơn, các luống chè chân đồi bón lượng phân thấp hơn một chút.
Chị Hoàng Thị Chút – nông dân xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Gia đình tôi canh tác 8 sào chè, chè đang thời kỳ kinh doanh 16 năm tuổi, bước vào đầu mùa mưa tôi tập trung bón phân cho chè. Mười năm gần đây sử dụng phân chuyên dùng Văn Điển NPK 22.5.11 cho hiệu quả kinh tế cao, với mức năng suất 160 tạ búp tươi/ha đầu mùa mưa thường bón 25 kg/sào, các đợt sau vào tháng 8 – 9 bón 20 kg/sào và tháng 11 bón 15 kg/sào. Vườn chè bón phân Văn Điển trổ búp nhanh, đều, mập, lá chìa xanh hanh vàng mỡ, dễ hái, thời gian sau bón phân khoảng 40 ngày là thu hái búp, ở La Bằng trên 80% nông dân trồng chè bón phân Văn Điển, chè ở đây ngon nổi tiếng cũng là nhờ sử dụng phân Văn Điển”.
Còn ở Công ty chè Phú Đa, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, liên doanh sản xuất chè với đối tác Ấn Độ, với diện tích hơn 1.500ha chè, năng suất đạt 17 tấn búp tươi/ ha. Nhiều năm gắn bó với phân bón Văn Điển, cây chè Phú Đa ưa chuộng phân Văn Điển vì đất ở đây nghèo các loại dinh dưỡng trung, vi lượng. Phân bón Văn Điển lại giàu những dưỡng chất này, đã bổ sung đầy đủ cho cây chè. Mỗi năm công ty tiếp nhận trực tiếp từ nhà máy phân bón Văn Điển hàng ngàn tấn để bón tập trung cho đầu mùa mưa bằng dòng sản phẩm chính phân bón ĐYT NPK 22.5.11 và phân bón ĐYT NPK 20.5.10, lượng bón cho mỗi đợt bình quân từ 400 – 500 kg/ha.
Đối với cây chè ở xã Mỹ Lân, Yên Sơn, Tuyên Quang thì phân bón Văn Điển đã trở thành nguồn dinh dưỡng bổ sung không thể thiếu. Hơn chục năm qua, Công ty chè Mỹ Lâm sử dụng các dòng sản phẩm địa phương như phân bón ĐYT NPK 16.8.8 và phân bón ĐYT NPK 16.8.4 của Văn Điển. Các giống chè Shan Tuyết, Bát Tiêu, Ô Long… đều cho năng suất cao, ổn định, đầu mùa mưa năm nay đến muộn địa phương đang tập trung chăm bón để giành năng suất cao.
Về với vùng chè Mộc Châu (Sơn La), nơi có khí hậu quanh năm mát mẻ thích hợp với cây chè, đất ở đây cũng tương đối bằng phẳng tơi xốp, nghèo dinh dưỡng trung, vi lượng, rất phù hợp với các dòng phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho chè. Tuy nhiên nguồn nước cung cấp cho chè nơi đây chủ yếu là nước trời. Bởi thế vào mùa mưa bón phân cho chè đạt hiệu quả cao nhất. Ở Mộc Châu, chè kinh doanh chủ yếu các giống Shan Tuyết, Ô Long, sử dụng phân Văn Điển loại ĐYT NPK 20.5.5. Mỗi hecta chè nên bón đợt tháng 8 từ 450 – 500kg, các đợt bón sau giảm đi từ 400 – 450kg/ha là hiệu quả nhất.
Ông Hoàng Vĩnh Thắng – nông trường chè Mộc Châu tâm sự: Phân Văn Điển dễ sử dụng, hiệu quả nhanh, cây chè tốt bền, nhanh thu hái, chất lượng búp tốt, chỉ dưới 4,5 -5kg búp tươi, cho 1kg búp khô, sâu bệnh giảm 50%, đặc biệt như rầy xanh, bọ xít, mỗi gia đình canh tác 1,4 mẫu chè, vụ nào cũng sử dụng phân bón chuyên dùng Văn Điển, ở nông trường mỗi năm cũng tiếp thu hàng ngàn tấn Văn Điển, sản phẩm chè được bón phân Văn Điển cho chè chất lượng tốt, tỷ lệ loại I chiếm chủ yếu, hầu hết dùng cho xuất khẩu.
Việt Hà – Nam Phong
-
Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao -
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL -
Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững -
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể
- Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
- Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
-
“Thực là một đội quân kỳ lạ”(Tapchinongthonmoi.vn) - Lời Toà soạn: Nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Tạp chí Nông thôn mới xin trích đăng lại một đoạn hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để cùng bạn đọc nhớ về ngày lịch sử và khoảnh khắc ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân – tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
-
Tròn 80 năm quân đội ra đời: Bản hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh80 năm qua, dưới sự lãnh đaọ của Đảng, quân đội ta đã lập nên bao chiến công lẫy lừng. Tất cả đã đi vào lịch sử dân tộc, tạo nên bản anh hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh.
-
Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Tỉnh Hải Dương đã ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh... Đây chính là "đòn bẩy" giúp ngành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh phát triển vượt trội.
-
Bảo vệ, xây dựng thương hiệu cho sâm ViệtĐể ngăn chặn tình trạng bát nháo, thật giả lẫn lộn, ảnh hưởng đến thương hiệu sâm quý Việt Nam, nhất là sâm Ngọc Linh, các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam hay Lai Châu là những địa phương sở hữu giống sâm quý này đang vào cuộc quyết liệt, nỗ lực bảo vệ, xây dựng thương hiệu cho sâm Việt Nam.
-
'3 bám, 4 cùng' để góp phần xây dựng vùng biên giàu mạnhThời gian qua, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang luôn tích cực, chủ động tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương khu vực biên giới chăm lo xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở; giúp người dân phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo.
-
“Ký ức và niềm tin”: Câu chuyện của những người línhSắp xếp theo ba chủ đề: “Sẵn sàng lên đường”; “Niềm tin chiến thắng” và “Ngày trở về”, trưng bày “Ký ức và niềm tin” dẫn lối người xem theo những câu chuyện và thước phim sống động về những người lính cụ Hồ.
-
Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang(Tapchinongthonmoi.vn) - Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Chính phủ phát động, sáng ngày 20/12, Tạp chí Nông thôn mới phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang tổ chức trao tặng quà cho Hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Na Hang.
-
Giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân độiTổng Bí thư nêu rõ quan điểm, điều kiện tiên quyết để Quân đội nhân dân tiếp tục hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, đó là giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân.
-
Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt NamSáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.
-
Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metanTheo chủ trương của Chính phủ, các doanh nghiệp đã và đang hiện thực hoá cam kết của Chính phủ tại COP 26 - phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Những hành động này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, sản xuất xanh, mà còn tạo dựng hình ảnh và vị thế với đối tác khách hàng, nhất là thị trường xuất khẩu.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
3 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
4 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW -
5 Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ