
Là “tổ nghề” của Làng gốm Bát Tràng ngày nay, gốm Bồ Bát nổi danh một thời rồi chìm vào quên lãng. Để di sản được lưu truyền, những người con làng Bạch Liên (xã Yên Thành, huyện Yên Mô, Ninh Bình) đã dồn tâm lực khôi phục lại góp phần gìn giữ nét văn hóa nghìn năm của vùng đất Hoa Lư.

Một thuở vàng son
Theo sử sách ghi lại, làng gốm Bồ Bát đã nổi danh cách đây cả nghìn năm. Điều này đã được xác nhận qua dấu tích của những lớp đất nung và mảnh gốm ken dày đặc được tìm thấy khi khai quật khảo cổ tại vùng này.
Làng gốm Bồ Bát nổi danh nhất vào thế kỷ thứ X, khi đó thuộc phủ Trường Yên, kinh đô Hoa Lư (huyện Hoa Lư, Ninh Bình ngày nay). Gốm Bồ Bát nổi tiếng bởi sắc trắng độc đáo, có nhiều sản phẩm phục vụ sinh hoạt, xây dựng rất ý nghĩa thời đó. Điều này đã được chứng minh khi các nhà sử học và khoa học tiến hành khai quật di chỉ khảo cổ tại làng Bạch Liên. Cuộc khai quật đã phát hiện nhiều dấu tích của những lớp đất nung và những mảnh gốm ken dày đặc được táng cùng những bộ hài cốt cách đây hơn 1.000 năm.
Gốm cổ Bồ Bát cũng được tìm thấy nhiều tại các cuộc khai quật khảo cổ tại khu vực đền vua Đinh – vua Lê thuộc Khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình). Thời kỳ vua Đinh – vua Lê dựng kinh thành ở Hoa Lư cũng là thời kỳ vàng son của gốm Bồ Bát.
Theo nhiều tài liệu lịch sử, thời Lý – Trần, gốm Bồ Bát cũng có mặt ở nhiều công trình. Thợ của làng chính là những người đã sáng tạo ra loại gạch đất nung “Đại Việt quốc quân thành chuyên” (loại gạch chuyên dùng xây thành). Các sản phẩm tinh xảo, mang giá trị cao do thợ làng Bồ Bát làm ra thời kỳ đó phải kể đến như: Linh vật rồng, phượng, mặt linh thú, nhiều đồ gia dụng cho vua chúa, quan lại, quý tộc…
Sắc gốm trắng độc đáo của gốm Bồ Bát thời đó ít loại gốm nào có được. Cùng với tay nghề điêu luyện của những người thợ của làng Bồ Bát, làng gốm nổi danh và “vang bóng” qua nhiều thời kỳ.
Tuy nhiên, năm 1.010 vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Lúc này, những nghệ nhân giỏi của làng gốm Bồ Bát đã theo triều đình về Thăng Long, định cư ở vùng ven sông Hồng – nơi có vùng đất sét tốt để sản xuất gốm sứ và tạo nên làng gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng. Sau khi những người thợ gốm dời làng, Bồ Bát bấy giờ chỉ còn ít người giữ được nghề nhưng sau đó cũng chật vật với kế mưu sinh. Nhiều người dần chuyển qua cấy lúa, làm ruộng. Từ đó, nghề gốm của làng bị lãng quên theo thời gian, dần mai một và bị thất truyền từ đó.

Khơi nguồn giá trị truyền thống
Theo thời gian, những tưởng Gốm Bồ Bát sẽ mãi chìm vào dĩ vãng thì cách đây gần 15 năm, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi trên thị trường xuất hiện một dòng sản phẩm gốm độc đáo. Từ đó, thương hiệu gốm Bồ Bát đã có mặt nhiều nơi trên thị trường trong nước, là thương hiệu gốm có tiếng cạnh tranh với gốm trong nước và nước ngoài. Người dày công khôi phục lại nghề gốm Bồ Bát là một thanh niên trẻ ở làng Bạch Liên.
Anh Phạm Văn Vang (SN 1981), là nghệ nhân ưu tú – người hồi sinh nghề gốm Bồ Bát cho biết, khi lớn lên đã được nghe ông, cha kể lại về nghề gốm cổ quê mình. Từ đó, anh có sự đam mê vừa học vừa tìm tài liệu có liên quan đến làng nghề gốm để nghiên cứu. Càng ngày, anh Vang càng say mê với nghề gốm hơn. Bởi vậy, sau khi học xong cấp 3 anh đã quyết định khăn gói ra Bát Tràng (Hà Nội) để học nghề với quyết tâm gây dựng lại nghề gốm quê mình.
Được sự giúp đỡ tận tình của những người họ hàng xa, cũng chính là những người có ông tổ ra đi từ quê hương Bồ Bát, anh Vang sớm hội ngộ đủ những kiến thức về nghề gốm. Anh mày mò, nghiên cứu, sáng tạo và ấp ủ những dự định để sớm thực hiện ngay ở quê hương mình.
Học nghề xong, anh Vang về quê, bắt đầu gây dựng lại thương hiệu gốm Bồ Bát. Tuy nhiên, những năm đầu cơ sở của anh Vang hoạt động nhỏ lẻ, sản xuất manh mún nên gặp phải vô vàn khó khăn. Hơn nữa khi đó, thương hiệu gốm Bồ Bát chưa được ai biết đến, nên những sản phẩm làm ra rất khó tiêu thụ trên thị trường.
Nhiều lần gặp khó khăn, đã có lúc anh nghĩ đến chuyện bỏ nghề đi làm việc khác. Nhưng vì niềm đam mê cộng với sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình, anh quyết định bám trụ với nghề cho bằng được. Họ không chỉ giúp đỡ anh về vật chất, tinh thần mà cũng chính là những người cùng anh trực tiếp sản xuất để gây dựng lại gốm Bồ Bát.
Anh Vang chia sẻ, điều tạo nên sự đặc biệt riêng có của gốm Bồ Bát có lẽ là phần nguyên liệu, nguồn đất sét trắng quý chỉ vùng đất nơi đây mới có đã tạo nên một loại gốm không có nồng độ chì, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dùng, cũng như giữ được nét đặc trưng, độ bền bóng của men, hạn chế sứt mẻ.
Hiện nay, Công ty TNHH Bảo tồn và phát triển Gốm Bồ Bát của anh Vang có quy mô hơn 1.000m2 với 25 thợ lành nghề là người dân địa phương, cho thu nhập 6 – 7 triệu đồng/người/tháng và doanh thu hàng năm lên đến hàng tỷ đồng.
Là người đang làm việc tại xưởng gốm của anh Vang đã được UBND tỉnh Ninh Bình phong tặng danh hiệu Nghệ nhân gốm ưu tú cấp tỉnh năm 2013, chị Hoàng Thị Huyền Trang (sinh năm 1986) cho biết, để cho ra đời một sản phẩm gốm Bồ Bát đến tay khách hàng có khi phải mất cả tháng trời. Đặc biệt, là những sản phẩm do chính anh Vang hay các thợ tại xưởng tự mày mò nghiên cứu, sáng tạo.
Mỗi sản phẩm gốm nơi đây đều phải trải qua cả chục công đoạn, từ sơ chế đất cho đến thếp vàng. Qua bàn tay khéo léo của người thợ làm gốm, các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, hình dáng từ phục vụ sinh hoạt đến thẩm mỹ được ra đời như ấm chén, bát đĩa, bình hoa, lọ, chén bát đĩa, tranh mỹ nghệ, tượng gốm nghệ thuật…
Thời gian tới, anh Vang cho biết, bên cạnh việc mở rộng diện tích sản xuất, doanh nghiệp sẽ chú trọng hơn đến đào tạo nghề cho người dân địa phương có nhu cầu để thu hút nhiều hơn nữa người dân tham gia làm nghề.
Ông Trần Đình Chiến, Chủ tịch UBND xã Yên Thành, huyện Yên Mô cho biết, hiện nay, nghề làm gốm Bồ Bát không chỉ tạo việc làm ổn định cho người dân xã Yên Thành mà còn góp phần giữ gìn, bảo tồn nghề làm gốm lâu đời của địa phương. Chính vì vậy, bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi về vốn, chính sách, đất đai cho các hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gốm tại địa phương, xã Yên Thành còn thành lập Hợp tác xã Gốm Bồ Bát nhằm thu hút nhiều hơn nữa người dân địa phương tham gia làm nghề để không chỉ góp phần phát triển kinh tế địa phương mà còn bảo tồn, giữ gìn làng nghề, tạo nên thương hiệu trên thị trường, giúp nghề ngày càng phát triển.
Từ năm 2014, tỉnh Ninh Bình cấp bằng công nhận làng nghề gốm cổ Bồ Bát là nghề truyền thống. Năm 2016, anh Vang được tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú cấp Quốc gia vì đã có nhiều cống hiến trong việc gìn giữ và phát triển ngành nghề thủ công truyền thống.
Thái Bá
-
“Nổi tiếng một thời” nghề làm nón làng Thổ Ngọa
-
Những làng nghề nồng đượm hương vị Tết
-
Làng nghề hương thẻ Tây Lân tất bật vào Tết
-
Vinh danh nghề truyền thống tại “Nét hoa nghề Hội An”
- Xây dựng thương hiệu bằng sản phẩm chất lượng
- Độc đáo làng nghề hương trầm Liên Đức
- Người cuối cùng làm giấy cho Vua phong sắc
- Nghề mộc truyền thống tạo việc làm ổn định cho nông dân
- Thùng ngâm rượu gỗ sồi ở làng nghề trống Đọi Tam hút hàng dịp Tết
- Sôi động làng làm cá khô vùng đảo ngày giáp Tết
- Làng hoa Quảng Mản tất bật vào vụ Tết
-
Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để xây dựng Hội vững mạnh, toàn diện(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 23/9, Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 – 2028 chính thức khai mạc, quyết định nhiều vấn đề quan trọng tạo đà cho công tác Hội và phong trào nông dân trong tỉnh có bước tiến mới.
-
Trung Thu Tuyên Quang: Lễ hội độc đáo rằm tháng 8(Tapchinongthonmoi.vn) - Những năm trở lại đây nhiều du khách đã đến với thành phố Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang) để tham dự Lễ hội rước đèn Trung Thu, tại đây đã có nhiều đèn lồng đặc sắc ghi vào sách Kỷ lục Guinness Việt Nam xác nhận có nhiều mô hình đèn Trung Thu độc đáo và lớn nhất.
-
Tiền Giang: Phấn đấu 100% Hội Nông dân các cấp tổ chức được hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân(Tapchinongthomoi.vn) Ngày 22/9, tại tỉnh Tiền Giang, Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang tổ chức Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Trong nhiệm kỳ mới, Hội phấn đấu có 100% Hội Nông dân các cấp tổ chức được hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân
-
Liên kết sản xuất tổ yến chất lượng cao phục vụ xuất khẩuHiện nay, mô hình nuôi chim yến thương phẩm tại tỉnh Tiền Giang phát triển mạnh. Các ngành chức năng và doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng tổ yến tăng cường các hoạt động liên kết sản xuất, chú trọng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm để đạt tiêu chuẩn sang thị trường Trung Quốc.
-
Bàn giải pháp quản lý hổ nuôi nhốt ở Việt NamNgày 21/9 tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên giang, Cục Kiểm lâm, Bộ NN&PTNT phối hợp Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (Usaid) tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật Kế hoạch quản lý cơ sở nuôi nhốt hổ tại Việt Nam.
-
Khánh thành Nhà văn hóa cộng đồng dân tộc La Ha tại Sơn LaTại xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam vừa phối hợp với Tỉnh đoàn Sơn La tổ chức lễ khánh thành công trình Nhà văn hóa cộng đồng dân tộc La Ha.
-
Áp dụng công nghệ giúp Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc tế(Tapchinongthonmoi.vn) - Du lịch Quảng Ninh đang hồi phục mạnh mẽ sau thời gian dài “đóng băng” do ảnh hưởng của Covid-19. Việc áp dụng công nghệ số vào phát triển sản phẩm, tiếp cận, tăng trải nghiệm cho du khách... đã có nhiều đóng góp lớn, làm thay đổi diện mạo du lịch địa phương.
-
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP từ du lịch nông thônNgày 22/9, Báo Nông nghiệp Việt Nam- Đơn vị Thường trực Diễn đàn Kết nối nông sản 970 phối hợp với Trung tâm Phát triển Nông thôn - Saemaul Undong, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM tổ chức Diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp – nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
-
TP.Hồ Chí Minh: Trao giải Báo chí viết về nông nghiệp và phát triển nông thônChiều ngày 21/9, Hội Nhà báo TP. Hồ Chí Minh (HCM) phối hợp với Cơ quan đại diện phía Nam, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), Câu lạc bộ (CLB) Phóng viên Kinh tế Nông nghiệp TP. HCM tổ chức và trao thưởng giải “Báo chí viết về kinh tế NN&PTNT lần thứ 5”, nhằm tôn vinh nông nghiệp Việt Nam nói chung và nông nghiệp TP.HCM nói riêng.
-
Hà Nội: Thông qua mức hỗ trợ người bị ảnh hưởng vụ cháy tại Thanh XuânHội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội chính thức thông qua Nghị quyết với 7 nhóm nội dung hỗ trợ cho các nạn nhân và gia đình bị thiệt hại trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân ngày 12/9.
-
1 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp
-
2 Hành trình 15 năm vì tầm vóc Việt của chuyên gia dinh dưỡng TH
-
3 “Viên gạch nghĩa tình” hỗ trợ hội viên nghèo ở miền núi Nghệ An
-
4 Vinamilk và Quỹ Sữa cùng hơn 11.000 trẻ em khó khăn đón năm học mới
-
5 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới