Hà Giang đa dạng hoạt động hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản
Góp phần tiêu thụ sản phẩm chủ lực
Trái cam là một trong 5 sản phẩm nông nghiệp đem lại nguồn thu nhập chính cho nông dân trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Hiện nay cam đã trở thành nông sản đặc sản của tỉnh, có chỉ dẫn địa lý và có tem nhãn truy xuất nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Để hỗ trợ cho người dân trồng cam, những năm qua, ngoài việc tham gia vào quá trình trồng, chăm sóc… Hội Nông dân tỉnh Hà Giang đã tích cực xây dựng chương trình phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân các tỉnh, thành phố trên cả nước để tiêu thụ cam cho người dân từ đó đã góp phần giúp tránh tình trạng “được mùa mất giá”.
Bà Nguyễn Thị Thuý – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Giang cho hay: Cam ở Hà Giang có 2 loại là cam vàng và cam sành, niên vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến hết tháng 3 năm sau. Để hỗ trợ cho các chủ thể trồng cam tiêu thụ cam thuận lợi, ngay từ tháng 10, Hội Nông dân tỉnh Hà Giang đã xây dựng kế hoạch để tiêu thụ cam cho bà con nông dân, hội viên nông dân, các hợp tác xã trên địa bàn.
Cam Hà Giang được tiêu thụ thuận lợi tại thị trường Hà Nội.
“Để thuận lợi cho quá trình tiêu thụ cam ở các tỉnh, thành phố trên cả nước, Hội Nông dân tỉnh Hà Giang đã có văn bản để gửi tới Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân các tỉnh, thành phố trên cả nước để làm cầu nối trong việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh cam Hà Giang. Các thông tin về thời gian, sản lượng thu hoạch… đã được Hội Nông dân tỉnh Hà Giang cung cấp đầy đủ, chính vì vậy sau khi nhận được thông tin, Hội Nông dân Việt Nam cũng như nhiều Hội Nông dân các tỉnh, thành phố đã lên kế hoạch để tiêu thụ cam cho bà con nông dân trồng cam rất thuận lợi” - bà Thuý cho hay.
Trong những năm trở lại đây, bình quân mỗi năm, Hội Nông dân tỉnh Hà Giang đã tổ chức đưa các chủ thể trồng cam là những hội viên nông dân, nông dân, hợp tác xã đi thực tế, quảng bá xúc tiến thương mại tại 20 tỉnh, thành phố trên cả nước như: Hà Nội, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Kon tum, Điện Biên, Lai Châu, Lạng Sơn, Ninh Bình, Quảng Ninh… Hội Nông dân các địa phương đều hỗ trợ về địa điểm, gian hàng, trưng bày, khánh tiết… từ đó việc quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cam Hà Giang được thuận lợi hơn rất nhiều.
Chất lượng cam đưa đi tiêu thụ cũng được Hội Nông dân tỉnh Hà Giang đặc biệt quan tâm, các vườn cam được lựa chọn phải là những vườn cam đạt chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm…
Là đơn vị phối hợp tiêu thụ cam Hà Giang trong niên vụ 2022-2023 vừa qua bà Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội Nông dân TP. Hà Nội cho biết: Nhận được thông tin từ phía Hội Nông dân tỉnh Hà Giang, Ban Thường vụ Hội Nông dân TP. Hà Nội đã có Công văn số 1665-CV/HNDT ngày 28/02/2023 đề nghị Hội Nông dân các huyện, thị xã tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân đăng ký ủng hộ mua sản phẩm cam sành Hà Giang. “Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực của các cấp Hội Nông dân TP. Hà Nội nhằm chung tay, góp sức, chia sẻ một phần khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ cam sành với hội viên, nông dân tỉnh Hà Giang. Qua đó, tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân hai địa phương nói chung”- bà Hoa cho hay.
Cũng giống như ở TP. Hà Nội, Hà Tĩnh cũng là địa phương tích cực trong việc hỗ trợ nông dân Hà Giang tiêu thụ cam, ông Biện Văn Quảng - Trưởng phòng Dịch vụ - Hỗ trợ nông dân (Trung tâm Hỗ trợ Nông dân tỉnh Hà Tĩnh) cho hay: “Để hỗ trợ nông dân tỉnh Hà Giang tiêu thụ cam, trong tháng 1/2023 chúng tôi đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Hà Giang xây dựng 1 gian hàng giới thiệu cam trong Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 5. Qua hoạt động giới thiệu trực tiếp các sản phẩm tại Lễ hội và từ các kênh bán hàng trên mạng xã hội, chúng tôi đã hỗ trợ nông dân Hà Giang tiêu thụ hơn 15 tấn cam”.
Tích cực hỗ trợ các chủ thể trong tiêu thụ nông sản
Trong năm 2023, là năm quan trọng với các cấp Hội Nông dân tỉnh Hà Giang, với sự kiện quan trọng là tổ chức Đại hội Hội Nông dân các cấp. Chính vì vậy trong công tác tổ chức Đại hội, Hội Nông dân tỉnh Hà Giang đã lên kế hoạch xây dựng các gian hàng nhằm hỗ trợ các chủ thể có nông sản trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang được tiêu thụ tốt hơn, trong đó có những người trồng cam.
Trong quá trình tổ chức Đại hội, Hội Nông dân tỉnh Hà Giang đã phối hợp để xây dựng các gian hàng nông sản tại Đại hội Hội Nông dân huyện Đồng Văn 18 gian hàng; tại Đại hội Hội Nông dân huyện Yên Minh với 21 gian hàng và tại Đại hội Hội Nông dân tỉnh Hà Giang đã có 26 gian hàng. Các huyện, thành phố tham gia đều có những gian hàng riêng để quảng bá các thế mạnh của nông sản địa phương mình, từ đó thúc đẩy việc mở rộng thị trường tiêu thụ.
Gần đây nhất trong tháng 9/2023, Hội Nông dân tỉnh Hà Giang đã phối hợp, tổ chức đưa đoàn Hội Nông dân huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) đến TP. Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long) để tham dự mở gian hàng giới thiệu sản phẩm “Festival Nông sản Việt Nam - Vĩnh Long năm 2023”.
Hội Nông dân huyện Quản Bạ tham dự Festival Nông sản Việt Nam - Vĩnh Long năm 2023.
Bà Lương Thị Bích Thuỷ - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quản Bạ cho biết: “Được tham gia xúc tiến thương mại, mở gian hàng giới thiệu sản phẩm tại Vĩnh Long là cơ hội để Hội Nông dân Quan Bạ quảng bá sản phẩm. Trong chương trình tham dự, chúng tôi đã mang tới 40 sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu (dệt lanh thổ cẩm, mật ong bạc hà, dược liệu...), những sản phẩm này không chỉ được các khách hàng lựa chọn mua ngay tại gian hàng, mà nhiều đơn vị đã lấy thông tin để liên lạc với các chủ thể sản xuất để đặt hàng lâu dài, đó là những thành công rất lớn sau chuyến đi”.
Cùng với đó, việc hỗ trợ tiêu thụ trực tuyến cũng được Hội Nông dân tỉnh Hà Giang tích cực hỗ trợ các chủ thể triển khai nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thông qua các sàn thương mại điện tử, bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội Zalo, Facebook; đồng thời, hỗ trợ kết nối tiêu thụ trực tiếp với các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh có nhu cầu trên cả nước.
-
App "Nông dân Việt Nam" có thêm tiện ích Thời tiết nông vụ và Giá cả thị trường -
Dấu ấn của lực lượng vũ trang trong xây dựng nông thôn mới ở vùng rốn lũ Hà Tĩnh -
Hỗ trợ nông dân Nghĩa An xử lý chất thải trong chăn nuôi -
Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang
- Hà Tĩnh: Triển vọng từ nghề trồng dâu nuôi tằm
- “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành
- Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô
- Hà Giang: Nuôi dê Bách Thảo - sinh kế lâu dài cho nông dân vùng cao
- Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường
- Lào Cai: Hỗ trợ hơn 1 tấn cá giống giúp nông dân khôi phục sản xuất sau bão Yagi
- Nông dân Hiệp Hòa thay đổi tư duy khi tham gia sản xuất lúa “thân thiện với môi trường”
-
Sóc Trăng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu sốLà tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số với chiếm hơn 35% dân số, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm chỉ đạo các ngành các cấp bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
-
3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng caoNgày 22/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký các quyết định công nhận 3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao năm 2024.
-
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ASEAN cần bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn,” lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực tạo đột phá.
-
Công điện bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025Ngày 22/1/2025, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Công điện số 05/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025.
-
Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (Bến Tre) hối hả vào XuânCứ mỗi độ Xuân về, Tết đến, người dân ở làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) lại nhộn nhịp hẳn lên. Nhiều hộ dân nơi đây đã “giữ lửa” cho nghề truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa và góp phần làm đẹp cho mùa Xuân.
-
Việt Nam mất vị trí dẫn đầu xuất khẩu gạo vào SingaporeSau 2 quý đầu năm giữ vị trí dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore, Việt Nam đã để mất thị phần cho Ấn Độ và Thái Lan.
-
Phát huy vai trò của đảng viên cao niên trong xây dựng nông thôn mớiTỉnh Tiền Giang có 11/11 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới với 2/8 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (huyện Gò Công Đông, huyện Chợ Gạo) năm 2024.
-
Viện Lúa ĐBSCL lai tạo hàng trăm giống lúa chất lượng cao cho khu vựcNgày 20/1, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
-
Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo TW về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18Tổng Bí thư lưu ý, Ban Chỉ đạo xác định việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ bước đầu.
-
Triển lãm 'Đảng Cộng sản Việt Nam - 95 năm đồng hành cùng dân tộc'Ngày 21/1, triển lãm “Đảng Cộng sản Việt Nam - 95 năm đồng hành cùng dân tộc” đã khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
3 Hội Nông dân tỉnh Long An đạt và vượt 18/18 chỉ tiêu nghị quyết năm 2024 -
4 Tạo nhiều dấu ấn mới để khẳng định vai trò của tổ chức Hội -
5 Hội Nông dân Việt Nam mang "quà Xuân" đến với các hộ nghèo ở Thanh Hóa