Hà Nam: Khai mạc Lễ hội phát lương Đức Thánh Trần Đền Trần Thương
Tối 17/2 (mùng 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Ủy ban Nhân dân huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam) khai mạc Lễ hội phát lương Đức Thánh Trần Đền Trần Thương, Xuân Giáp Thìn năm 2024.
Phát biểu khai mạc lễ hội, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Lý Nhân Nguyễn Đức Nhương cho biết Lễ hội phát lương Đức Thánh Trần Đền Trần Thương là hoạt động mang ý nghĩa tâm linh truyền thống cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà mạnh khỏe, sung túc và bình yên.
Lễ hội cũng nhắc nhở các thế hệ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn,” tưởng nhớ công đức của Đức Thánh Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước cho các thế hệ ngày nay.
Đây là sự kiện văn hóa có ý nghĩa to lớn, niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
Quốc Công Tiết Chế Nhân Vũ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn là anh hùng dân tộc, nhà quân sự, chính trị, văn hóa lỗi lạc tiêu biểu của thế kỷ 13.
Ông sinh năm 1228 tại Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương; quê ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Ông mất ngày 20/8 năm Canh Tý 1300 tại phủ đệ Vạn Kiếp.
Với những công lao to lớn, ông được triều đình nhà Trần tấn phong “Thái sư Thượng phụ Quốc công Tiết Chế Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.”
Ông là “thiên tài quân sự có tầm chiến lược, anh hùng dân tộc bậc nhất của triều đại nhà Trần.” Ông được thế giới suy tôn là một trong 10 vị tướng tài qua các thời đại. Nhân dân cả nước tôn kính, vinh danh ông là bậc Thánh nhân-Đức Thánh Trần trong tâm thức “Đức thánh Cha” của muôn dân.
Tên tuổi, công lao của Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã in đậm dấu son trong lịch sử dựng nước và giữ nước oai hùng của dân tộc Việt Nam.
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên, vùng đất Lý Nhân (Hà Nam) được Hưng Đạo Đại Vương chọn để lập 6 kho lương phục vụ cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, mà đất Trần Thương là kho lương chính và là vị trí ngôi đền Trần Thương ngày nay.
Đền Trần Thương là một trong ba địa danh, di tích tiêu biểu thờ Đức Thánh Trần cùng với Đền Bảo Lộc (Nam Định), đĐn Kiếp Bạc (Hải Dương) mà sắc phong còn lưu giữ tại đây có ghi: "Kiếp Bạc, Bảo Lộc, Trần Thương tối linh từ."
Năm 2015, Đền Trần Thương được xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia đặc biệt.
Trong suốt thời gian diễn ra Lễ hội có các hoạt động như lễ rước nước, lễ rước lương, đêm hội Trần Thương cùng các hoạt đông văn hóa, thể thao phong phú khác.
Điểm nhấn của Lễ hội là nghi thức phát lương Đức Thánh Trần, bắt đầu từ 21 giờ ngày 14 đến rạng sáng ngày 15 tháng Giêng./.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Đặc sắc đêm lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer Trà Vinh -
Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắc -
Mô hình CLB dân ca tại Cao Bằng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa -
Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong 1 tháng, hướng tới quy mô quốc gia và quốc tế
- UNESCO đánh giá cao quyết tâm của Ninh Bình trong phát huy giá trị di sản
- Yên Thế đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc trưng
- Trưng bày “Tinh hoa cổ vật Xứ Đông” và công bố bảo vật Quốc gia từ thời Trần
- Nông dân miền núi Nghệ An tổ chức chợ phiên truyền thống mừng Ngày Thành lập Hội
- Độc đáo Ngày hội Văn hóa các dân tộc 'Thành phố Hoa Đào'
- Hà Nội tổ chức “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại Hồ Hoàn Kiếm vào sáng 6/10
- Giữ gìn điệu khèn Mông trên cao nguyên đá Tủa Chùa
-
Nghệ An: Tham quan, chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trườngThực hiện Kế hoạch hoạt động Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế". Trong hai ngày 20 và 21/11, Ban Quản lý dự án xử lý rác thải Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức hai đoàn tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm cho tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường tại huyện Quỳnh Lưu.
-
Hội chợ dược liệu 2024: Tiềm năng trường còn rất lớn đối với vùng nguyên liệu dượcHội chợ dược liệu, y dược cổ truyền sẽ góp phần giúp hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng; đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
-
Hội Nông dân huyện Diễn Châu đã chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, xây dựng Hội, xây dựng mô hình, điển hìnhChiều ngày 21/11/2024, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) cùng đoàn công tác đã có chuyến làm việc tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, thăm và lắng nghe tình hình công tác Hội và phong trào nông dân cơ sở năm 2024.
-
Hưng Yên gặt hái thành công với 271 sản phẩm OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) – Hưng Yên đang đẩy mạnh chương trình OCOP với mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 265 - 280 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao. Sau 6 năm triển khai, tỉnh đã có 271 sản phẩm OCOP được công nhận, góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của các làng nghề, địa phương.
-
Thanh Hoá: Tập huấn nghiệp vụ phòng, chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dânTrong 2 ngày 21 và 22/11, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức chương trình tập huấn về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại tố cáo, và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác phòng chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn.
-
Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN thăm và làm việc tại tỉnh Đồng ThápNgày 20/11, tại tỉnh Đồng Tháp, Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) do ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Ban chấp hành Trung ương Hội NDVN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, kiểm tra thực tế và thăm các mô hình sản xuất tại trên địa bàn tỉnh.
-
Nghệ An: Phát huy vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mớiHiệu quả từ Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Nghệ An thực sự là luồng gió đổi mới, làm thay đổi căn bản diện mạo khắp các vùng nông thôn của tỉnh. Những kết quả đạt được này mang đậm dấu ấn, vai trò quan trọng của các cấp Hội Nông dân (HND) Nghệ An.
-
Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô(Tapchinongthonmoi.vn) – Sáng ngày 21/11 tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội (số 133 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội), Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang.
-
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồngÔng Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký Quyết định số 4550/QĐ-UBND ngày 15/11/2024 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương, trụ sở tại Thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
-
Đắk Lắk đưa Cổng Thông tin điện tử của tỉnh lên ZaloUBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành công văn số 1233/UBND-CNCTTĐT gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể… để giới thiệu trang Zalo Official Account “Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk”.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh