Hải Phòng: Hàng trăm tàu cá nằm bờ do thiếu thuyền viên
Thường sau những ngày nghỉ Tết, ngư dân xã Lập Lễ (huyện Thủy Nguyên) - xã có số lượng tàu lớn đánh bắt cá nhiều nhất trên địa bàn thành phố Hải Phòng sẽ vươn khơi. Tuy nhiên, đến cảng cá Mắt Rồng xã Lập Lễ những ngày này có thể thấy hàng trăm tàu xếp san sát nhau chật kín bến. Nguyên nhân là do các chủ tàu không thể tuyển được thuyền viên có các chức danh theo quy định.
Cụ thể, theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/1/2022, quy định đối với tàu cá có chiều dài từ 12m đến 15m phải có Thuyền trưởng tàu cá hạng III, Máy trưởng tàu cá hạng III; nhóm tàu cá có chiều dài từ 15m đến 24m phải có Thuyền trưởng tàu cá hạng II, Máy trưởng tàu cá hạng II; nhóm tàu cá có chiều dài trên 24m phải có Thuyền trưởng tàu cá hạng I, Thuyền trưởng tàu cá hạng II, Máy trưởng tàu cá hạng I và Thợ máy tàu cá. Nếu không có đủ các thuyền viên có chứng chỉ trên tàu sẽ không được ra khơi.
Anh Đinh Như Cường, thuyền trưởng tàu cá HP-90731 - TS chia sẻ: “Tàu của tôi dài 24,3m nên hiện tìm kiếm được đủ 4 chức danh hết sức khó khăn. Do không đủ điều kiện về chứng chỉ thuyền viên, tàu cá của gia đình đã phải nằm bờ nhiều tháng nay. Việc nằm bờ ảnh hưởng lớn đến kinh tế gia đình và làm mất khả năng chi trả tiền lãi và gốc cho ngân hàng. Nếu tình trạng này kéo dài, không có thu nhập để trả nợ ngân hàng, ngư dân không biết xoay xở ra sao”.
Cũng như hoàn cảnh anh Cường, anh Đinh Văn Thắng chủ tàu HP-90956 - TS cho biết, tàu của anh dài 34,1m, được đóng theo Nghị định 67 với số tiền hơn 25 tỷ đồng, đến nay vẫn còn nợ ngân hàng. Ngoài bản thân anh có chứng chỉ Thuyền trưởng hạng I còn phải tuyển thêm 3 chức danh nữa mới đủ quy định. Tuy nhiên, anh cho biết, hiện tại không thể tuyển được người. Nhiều lao động cũng bỏ đi làm tại các khu công nghiệp nên việc đào tạo, ký được hợp đồng với thuyền viên rất khó.
Theo ông Vũ Văn Cự, Trưởng Liên tập đoàn Cá biển xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, xã Lập Lễ đã có truyền thống đi biển hơn 100 năm nay. Toàn xã có hơn 450 tàu cá, trong đó có hơn 250 tàu cá dài trên 15m. Trong nhiều năm qua, khu công nghiệp ngay cạnh xã có nhiều nhà máy mới đi vào hoạt động đã thu hút rất nhiều lao động vào làm, trong đó có cả lao động đi biển. Trước kia mỗi nhân công đi biển có thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng/tháng. Nhưng do đặc thù công việc vất vả, nguy hiểm nên nhiều người, nhất là lớp thanh niên đã chuyển sang đi làm tại các nhà máy, khu công nghiệp với thu nhập từ 9 - 12 triệu đồng/người/tháng. Hiện để duy trì việc đánh bắt cá, nhiều chủ tàu phải vào tận Thanh Hóa, Nghệ An để tuyển thuyền viên. Tình trạng là thế, nay cộng thêm quy định về chứng chỉ càng khiến việc vươn khơi của ngư dân thêm khó khăn hơn.
Cũng theo ông Cự, mỗi tàu cá cỡ lớn trên 24m cũng chỉ có 6 - 8 thuyền viên. Thực tế là mỗi chủ tàu đều đã là Thuyền trưởng hạng I và chính bản thân họ hiểu rõ nhất về con tàu của họ. Các thuyền viên khác cũng chỉ là hỗ trợ vận hành cùng. Từ nhiều đời qua, dù không có chứng chỉ gì thì các tàu cá vẫn vận hành theo mô hình đó. Nay việc quy định chức danh cũng là điều cần thiết, tuy nhiên, để tạo điều kiện cho ngư dân bám biển, các quy định cần có lộ trình thực hiện căn cứ vào thực tế địa phương.
Về thực trạng trên, ông Lê Trung Kiên, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Phòng cho hay: Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/1/2022 không có sự thay đổi nhiều, thậm chí là có hướng giảm bớt các văn bằng chứng chỉ so với năm 2018. Các quy định này đã được được nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo khối tàu dưới 12m chỉ cần 2 thuyền viên, từ 12m đến 15m cần 3 thuyền viên và trên 24m cần 6 thuyền viên.
Việc ngư dân phản ánh khó tuyển thuyền viên do thiếu chứng chỉ không phải là do việc thực hiện Thông tư làm "rầy rà" thêm mà do sự dịch chuyển của đội ngũ lao động trong thành phố đang làm nghề cá nặng nhọc sang tìm việc khác làm nhẹ nhàng hơn. Chính vì thế nhân lực lao động trong nghề cá bị suy giảm. Các chủ tàu đang phải thuê lao động ở các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Thanh Hóa và lực lượng này thường không ổn định, do đó dẫn đến thiếu lao động đặc biệt là lao động có chứng chỉ theo quy định của Nhà nước.
Cũng theo ông Lê Trung Kiên, đơn vị đang tham mưu cho thành phố tăng cường, tạo điều kiện đào tạo chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng; tích cực thông báo, hướng dẫn, đề nghị ngư dân tổ chức cho thuyền viên có nhu cầu tham gia học, thi để nhận chứng chỉ sớm phục vụ hoạt động sản xuất.
Theo TTXVN/Vietnam+
- Bắc và Trung Trung Bộ mưa lớn, các địa phương chủ động ứng phó
- Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
- Tái hiện hành trình lập đô, dời đô, định đô của một triều đại tại Festival Ninh Bình lần thứ III – 2024
- Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế
- Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
- Đỏ lửa nấu cơm đưa đến kịp thời cho người dân vùng lũ Quảng Trị
- Hơn 32 nghìn ngôi nhà ở Quảng Bình bị ngập lũ, nước rút chậm
-
Kỳ vọng chỉ đạo của Tổng Bí thư về tinh gọn bộ máy sẽ tạo đột pháĐại biểu Quốc hội cho rằng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, còn trùng lắp, chồng chéo; đồng thời kỳ vọng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ tạo ra đột phá thúc đẩy phát triển của địa phương và đất nước.
-
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của MỹKết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tại Mỹ đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng.
-
Vợ sinh con, chồng tham gia BHXH được hưởng chế độ thai sảnBạn Ngô Văn Bường (Kon Tum): Tôi làm công nhân, có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi vợ tôi sinh con, tôi có được nghỉ chăm vợ không? Ngoài ra, khi vợ sinh con, chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì chồng còn được hưởng những quyền lợi BHXH gì?
-
Lào Cai: Hỗ trợ hơn 1 tấn cá giống giúp nông dân khôi phục sản xuất sau bão YagiTrung ương Hội Nông dân Việt Nam vừa phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức hỗ trợ cá trắm giống cho hội viên nông dân thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
-
Hội Nông dân xã Hương Sơn: Chủ động “tìm nguồn” để phát triển sản phẩm OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) – Bằng nhiều giải pháp cụ thể và đặc biệt là chủ động “tìm nguồn” để hỗ trợ xây dựng các sản phẩm OCOP, vì vậy mà 3 năm trở lại đây, năm nào Hội Nông dân xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang cũng hỗ trợ cho các chủ thể trên địa bàn để xây dựng thành công sản phẩm đạt OCOP.
-
An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quảHiện nay, ngành Nông nghiệp tỉnh An Giang đã sử dụng 265 drone phục vụ sạ lúa, bón phân; ứng dụng nền tảng số, phần mềm ghi nhật ký, truy xuất nguồn gốc; ứng dụng với các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và chuỗi khối (Blockchain) đã giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí, mở ra cơ hội kết nối thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường.
-
Bộ Y tế phản bác thông tin sử dụng thực phẩm bổ sung I-ốt gây cường giápTrước thông tin dùng thực phẩm bổ sung I-ốt làm gia tăng bệnh về tuyến giáp do thừa vi chất này, Bộ Y tế cho biết, đây là thông tin thiếu cơ sở khoa học gây hoang mang dư luận.
-
Khát vọng, đam mê sáng tạo vì môi trường xanh – sạch – đẹpNgày 5/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường (HUNRE) tổ chức Chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành: Giảm đốt rơm, rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật”. Tham dự vòng chung kết có 10 nhóm/thí sinh là các em học sinh, sinh viên đến từ một số trường đại học, cao đẳng, THPT.
-
Bài 4: Chuyển đổi xanh hướng đến tương lai bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) – Trước sự gia tăng hàng loạt các thách thức về biến đổi khí hậu và sự cần thiết của nền kinh tế bền vững, Hà Tĩnh đã hành động chuyển đổi xanh để hoà hợp với thiên nhiên nhằm tìm kiếm tương lai thịnh vượng, an toàn. Trong thực hiện xây dựng nông thôn mới đặt mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng chống chịu của người dân với biến đổi khí hậu.
-
Chính thức công bố Bộ Pháp điển Việt NamChiều ngày 5/11, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023 và công bố Bộ Pháp điển Việt Nam - công cụ tra cứu pháp luật được xây dựng trong 10 năm.
-
1 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
2 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
3 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
4 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
5 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế