Hạnh phúc đơn giản chỉ là niềm vui và nụ cười của thành viên trong gia đình
Năm 2023, ngày Gia đình Việt Nam với chủ đề “Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng”, vậy thế nào là gia đình hạnh phúc? Đó là câu hỏi mà chỉ bản thân mỗi người mới có thể trả lời được.
Gia đình khuyết – có hạnh phúc?
Chị Vũ Thị Thanh Chung (Nam Từ Liêm - Hà Nội) chia sẻ: “Nếu được quay trở lại 15 năm trước thì chị có muốn thay đổi cuộc hôn nhân của mình?” – Một câu hỏi ngẫu hứng khi ngồi cà phê với vài đồng nghiệp trẻ tuổi khiến tôi trầm tư hơn. Cuộc sống hiện tại của tôi cũng có thể nói là bình yên và vui vẻ với mô hình gia đình hạt nhân phổ biến nhất hiện nay là hai đứa con và một người chồng. Nhưng có lẽ qua hai cuộc hôn nhân không mấy ngọt ngào cùng hai lần sinh nở và chăm sóc con nhỏ mà tôi đã thay đổi hoàn toàn quan điểm về hạnh phúc hôn nhân và gia đình.
“Vốn là mẫu phụ nữ thiên về các giá trị truyền thống nên tôi coi trưởng thành - kết hôn - sinh con và nuôi dạy con cái là chu trình lý tưởng mà mọi phụ nữ đều mong muốn được trải qua. Nhưng hiện tại, tôi thích, thậm chí đôi khi là ngưỡng mộ cuộc sống của các phụ nữ trung niên độc thân, hoặc đơn thân nuôi con. Họ độc lập và tự do, họ có thời gian làm những điều yêu thích, không phải căng thẳng và lo toan với các mối quan hệ bên nhà nội, nhà ngoại hay quan hệ “mẹ chồng, nàng dâu”...chị Chung cho hay.
Mục đích của hôn nhân là để xây dựng gia đình hạnh phúc, hôn nhân ràng buộc hai người xa lạ với nhau, gắn kết họ với nhau trong phần đời còn lại bằng các khái niệm được gọi là tình yêu, trách nhiệm và nhu cầu sinh lý của con người. Tuy nhiên, tình yêu thì có thể thay đổi hoặc mất đi theo thời gian, trách nhiệm thì vẫn có thể tồn tại ngay cả khi không có ràng buộc của hôn nhân.
Ở Việt Nam, gia đình độc thân hoặc gia đình đơn thân nuôi con mặc định được coi là các mô hình gia đình khiếm khuyết với định kiến đã tồn tại lâu nay. Nhưng nếu xét về phương diện mục đích cuối cùng của cuộc sống là con người được hạnh phúc, vui vẻ và bình an thì chưa chắc các mô hình gia đình khác đã tốt hơn.
“Nếu có thể, tôi mong được trải nghiệm một cuộc sống làm mẹ mà không kết hôn. Tất nhiên với nhiều người đây có thể là một lựa chọn khá ích kỷ và không tối ưu, nhưng nó giúp cắt giảm các phiền muộn phát sinh trong mối quan hệ vợ chồng cũng như các cơn trầm cảm khác trong cuộc sống chung phức tạp giữa hai con người không cùng huyết thống. Vì vậy, chúng ta có nhất thiết phải cố chấp sống theo những mô típ có sẵn đã được mặc định? Bước ra khỏi vùng an toàn là một thử thách, nhưng trải nghiệm các cung bậc khác nhau trong cuộc sống cũng là một cách để tự do và hạnh phúc, đặc biệt với phụ nữ vốn bị coi là đối tượng trung tâm của các “phán xét” trong hôn nhân” – chị Chung trải lòng.
Là mẹ đơn thân cũng được 15 năm nay, chị Bùi Ngọc Ánh (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng cho biết: “Khi mới sinh con, lúc con nhỏ thì vất vả đôi chút và không có bố thì con cũng có chạnh lòng nhưng hiện tại, hai mẹ con tôi sống vui vẻ, thoải mái. Có thời gian rảnh là hai mẹ con đi du lịch, trải nghiệm, cùng nhau làm những gì chúng tôi thích”.
Hạnh phúc gia đình đến từ những điều giản dị
Có nhiều cách hiểu khác nhau về gia đình hạnh phúc, có khi hạnh phúc nó chẳng ở đâu xa mà ngay bên cạnh, chỉ cần mỗi người biết cách tìm kiếm và giữ gìn.
Theo chị Nguyễn Thị Tình (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) cho rằng: Hạnh phúc gia đình cảm nhận từ những thứ thật đơn giản, chỉ cần mọi người trong gia đình chào đón nhau bằng vẻ mặt vui tươi, nụ cười rạng rỡ mỗi ngày; được ăn cùng mâm, ngủ cùng nhà và đến những nơi mà cả nhà cùng thích.
Yếu tố quyết định hạnh phúc của gia đình phụ thuộc vào thái độ sống tích cực của mỗi thành viên đặc biệt là bố và mẹ, biết nói lời hay, làm việc tốt, sống trách nhiệm, quan tâm và chia sẻ… Còn kinh tế gia đình là yếu tố ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, là nguyên nhân dẫn đến một số xung đột trong cuộc sống gia đình. Chính vì vậy, đòi hỏi mỗi thành viên trong gia đình cần có sự chung tay, đóng góp, vun đắp để cuộc sống gia đình ổn định, bền vững.
Còn chị Nguyễn Bách Hợp (Ba Đình, Hà Nội) cho rằng gia đình hạnh phúc là nơi mọi thành viên trong tổ ấm đó luôn muốn trở về đầu tiên sau những mỏi mệt, lo toan sóng gió; là nơi có tiếng cười rộn vang căn nhà và những bữa cơm quây quần đầm ấm chỉ có rau dưa mộc mạc nhưng vẫn thấy ngon lành đến lạ. Thậm chí yêu thương chỉ là những tiếng “ơi” dịu dàng trong giao tiếp, là ánh mắt trìu mến gửi trao mỗi ngày...
Sự thấu hiểu và yêu thương không điều kiện hoặc rất ít là yếu tố quyết định hạnh phúc gia đình. Vì như cố thiền sư Thích Nhất Hạnh từng dạy: Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Có hiểu mới có yêu đúng nghĩa. Và khi tình yêu thương không đính kèm điều kiện, đó là tình thương chân thật thuần khiết có khả năng chữa lành mọi vết thương và hàn gắn mọi rạn nứt, đổ vỡ.
Để giữ gìn hạnh phúc gia đình thì chị Nguyễn Thị Tình cũng chia sẻ: Mỗi thành viên trong gia đình không nên đem phiền muộn, bực tức từ bên ngoài về nhà; biết quan tâm đến nhau từ những việc nhỏ và đặc biệt là phải tôn trọng và tuân thủ một số quy tắc chung của gia đình. Đồng thời, các thành viên cụ thể là bố, mẹ có thu nhập hàng tháng để duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống, đi chơi, đi du lịch, tổ chức sinh nhật. Luôn nghĩ để những điểm mạnh, mặt tốt của cá thành viên, bao dung mở lòng để yêu thương nhau hơn, cùng vun đắp xây dựng gia đình.
“Muốn giữ lửa hạnh phúc gia đình thì đơn giản lắm! Hãy chỉ biết yêu thôi chứ đừng đặt điều kiện hay mong cầu, tham muốn thành viên khác phải thoả mãn điều mình mong đợi. Và đặt mình vào vị trí của người khác để nghĩ suy và thức tỉnh; tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau để những bước chân trên đường đời vững chãi, dù bước hụt cũng vẫn hiên ngang vì mình biết phía sau luôn có Gia đình..” – chị Nguyễn Bách Hợp bày tỏ.
Ý nghĩa ngày Gia đình Việt Nam
Gia đình Việt Nam mang trong mình một giá trị văn hóa truyền thống về một thế hệ vững mạnh. Nó thể hiện cho những giá trị quý báu như: Lòng yêu nước, thủy chung, quan tâm, đùm bọc lẫn nhau, đồng thời, luôn cần cù sáng tạo trong lao động và sản xuất, kiên cường và cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Đây là ngày đặc biệt để mọi người tôn vinh, là dịp để các gia đình cùng giao lưu, chia sẻ những điều tốt để có thể cùng nhau phát triển một cách vững mạnh hơn, nhất là trong thời kỳ CNH, HĐH đang diễn ra sôi nổi như hiện nay. Đây cũng là ngày để giáo dục thế hệ sau về những giá trị tốt đẹp của gia đình cần được gìn giữ.
-
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông -
Lần đầu tiên Việt Nam có sàn thương mại điện tử chuyên về nông sản chất lượng cao -
Giá trị xuất khẩu cao su tăng cao, dự kiến kim ngạch đạt trên 10 tỷ USD -
Bộ Nội vụ phản bác thông tin không chính xác về chế độ chính sách đối với cán bộ
- Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp Thủ đô đến năm 2030
- Thu gần 7 tỷ USD, rau củ Việt Nam đạt kỷ lục xuất khẩu
- Sắp xếp bộ máy: Trong thời hạn 5 năm, giảm số lượng cấp phó theo quy định chung
- Đẩy mạnh Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030
- Tin vui nông sản Việt: Chanh leo Việt Nam sẽ lần đầu tới thị trường Mỹ trong năm 2025
- Trách nhiệm của truyền thông với nguy cơ an toàn thực phẩm
- Phú Mỹ: Đồng hành thiết thực cùng bà con nông dân qua chương trình “Bác sĩ nông học”
-
Kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt đến 6 triệu đồngVi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố bị phạt cao nhất đến 6 triệu đồng, vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị phạt cao nhất đến 120 triệu đồng.
-
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCLNgày 12/12, tại tỉnh Đồng Tháp, Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết dự án: “Xây dựng mô hình hợp tác xã tổ chức sản xuất hạt giống lúa liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tại vùng ĐBSCL”.
-
Dừa là 1 trong 6 đối tượng nằm trong Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lựcNgày 13/12, tại tỉnh Bến Tre, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa”.
-
Khai mạc Giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 39 năm 2024Tối 13/12, tại Nhà thi đấu thể thao Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức), Giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 39 năm 2024 đã chính thức khai mạc. Đây là một hoạt động thường niên do Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội kết hợp với Hội võ thuật Hà Nội tổ chức nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ của dân tộc, thúc đẩy phong trào luyện tập môn phái võ cổ truyền trong các tầng lớp nhân dân.
-
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thôngThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện 132/CĐ-TTg ngày 12/12/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
-
"Tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng"So với những lần trước, tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng, đấy là điểm khác biệt và đáng chú ý nhất - Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ đánh giá.
-
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân PhúcCăn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình; Khiển trách đồng chí Trương Thị Mai.
-
Phân bón Văn Điển gia tăng giá trị cho nông sản và tăng thu nhập cho nông dânCác sản phẩm phân bón Văn Điển nói chung, phân lân nung chảy Văn Điển nói riêng đang được người dân Đồng bằng Sông Cửu Long sử dụng ngày càng nhiều, bởi nhiều tính năng nổi trội của sản phẩm trong việc tăng "sức khỏe" và năng suất, chất lượng cho nông sản, giảm thiểu sâu bệnh gây hại, đồng thời tiết kiệm chi phí cho nông dân.
-
Lần đầu tiên Việt Nam có sàn thương mại điện tử chuyên về nông sản chất lượng cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) tổ chức Sự kiện ra mắt sàn Thương mại điện tử nongsan.buudien.vn. Đây là nền tảng thương mại điện tử chuyên biệt về nông sản chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam do Vietnam Post làm chủ về công nghệ và vận hành.
-
Lâm Đồng: Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệpChủ trương, giải pháp của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh là hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới năm 2024. Trong năm, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã đề ra mục tiêu tăng trưởng 5,1%. Duy trì sản xuất trên diện tích 328.500ha; phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng giá trị sản xuất; phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuấ
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
4 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
5 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển