Hành trình Đỏ 2023 đem lại sự sống cho hàng trăm nghìn người bệnh
Hơn 100 lần hiến máu
Sau lần đầu tiên hiến máu cách đây 22 năm, ông Trần Minh Mến (52 tuổi), đội trưởng Đội Ngân hàng máu sống xã Nghị Đức, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận đến nay đã thực hiện 102 lần hiến máu. Nghĩa cử cao đẹp của ông Mến được tiếp sức thêm từ lời khuyên của người mẹ già hơn 90 tuổi, với mong muốn “trả ơn cuộc đời”.
Trong 22 năm qua, ông Mến luôn tích cực tham gia hiến máu tình nguyện, thậm chí trở thành “đường dây nóng” của các bệnh viện mỗi khi cần máu cứu người bệnh. Là đội trưởng Đội Ngân hàng máu sống, ông Mến cũng đã vận động được 3.000 người tham gia hiến máu.
Dự lễ tôn vinh 100 người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc năm 2023 diễn ra từ ngày 27-29/7 tại Hà Nội, ông Mẫn đã thực hiện lần hiện máu thứ 102 của mình. Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt 100 người hiến máu tình nguyện tiêu biểu.
Báo cáo với Thủ tướng, ông Mến khẳng định: “Trong gần 30 năm tham gia hiến máu tình nguyện, lần hiến máu nào cũng là kỷ niệm đẹp với tôi. Tôi không thể quên cảm xúc khi người bệnh sau khi bình phục đã gọi điện cảm ơn và nói rằng “nếu không có tôi thì có lẽ họ đã không còn trên đời”. Có trường hợp bệnh nhân bị tai nạn rất nặng, cần truyền máu kịp thời. Lúc đó là 1h30 sáng, tôi nhận được cuộc điện thoại đi hiến máu cấp cứu cho một ca mổ. Dù trời mưa tầm tã, tôi đã nhanh chóng đến tham gia hiến máu và huy động thêm 3 người nữa cùng tham gia với mong muốn cứu sống được bệnh nhân”.
Đội Ngân hàng máu sống mà ông Mến tham gia có 80 người, có đầy đủ các nhóm máu. Họ hiến máu cho các bệnh nhân tai nạn giao thông, sản phụ cần cấp cứu, bệnh nhân chạy thận… bất kể khi nào cần.
Cũng đã thực hiện 106 lần hiến máu, hiến tiểu cầu, anh Trần Như Dũng (xã Văn Khê, huyện Mê Linh, Hà Nội) đã coi hiến máu trở thành một phần cuộc sống của mình, thậm chí anh còn đăng ký làm cộng tác viên tại Khoa Điều chế thành phần máu để san sẻ gánh nặng với nhân viên tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
Anh Dũng đi hiến máu 3 tháng một lần hiến tiểu cầu ba tuần một lần: “Khi vào bệnh viện, tôi thấy rất nhiều người bệnh đang chờ được hiến máu và tôi mong muốn tham gia giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình không chỉ dừng lại ở việc hiến máu”.
Với anh Dũng, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương là ngôi nhà thứ hai của mình và những bác sĩ và những người bệnh như người thân trong gia đình.
Ông Mến hay anh Dũng đều khẳng định, niềm vui lớn nhất của những người hiến máu tình nguyện là góp phần giúp người bệnh được cứu chữa kịp thời, bình phục và trở về cuộc sống thường ngày. Từ đó, những tình nguyện viên tiếp tục lan tỏa nghĩa cử cao đẹp và vận động mọi người xung quanh tham gia hiến máu cứu người.
Hành trình Đỏ 2023 đem lại sự sống cho hàng trăm nghìn người bệnh
Diễn ra trong 2 tháng, Hành trình Đỏ 2023 đã tổ chức được 308 điểm hiến máu, tiếp nhận trên 115.000 đơn vị máu. Chương trình đã hoàn thành 5 mục tiêu chính: Tạo chiến dịch truyền thông rộng lớn từ T.Ư đến địa phương, đáp ứng nhu cầu máu cho điều trị, nâng cao chất lượng công tác vận động và tiếp nhận máu, điều phối công tác tiếp nhận - cung cấp máu trên toàn quốc và lan tỏa tinh thần nhân ái, yêu thương, thể hiện trách nhiệm với xã hội. Trong đó, đặc biệt để lại nhiều dấu ấn trong công tác điều phối máu trên toàn quốc.
PGS.TS Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Trưởng Ban tổ chức Hành trình Đỏ 2023, cho biết: “Nhờ lượng máu từ Hành trình Đỏ, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã “chi viện” trên 23.000 đơn vị máu cho khu vực Tây Nam Bộ và trên 2.500 đơn vị máu cho Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy và Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM cũng tích cực cung cấp hàng nghìn đơn vị máu cho khu vực Tây Nam Bộ”.
Hành trình Đỏ là chương trình hiến máu lớn nhất trong năm, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2013, là giải pháp có hiệu quả nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm máu cho điều trị vào mỗi dịp Hè. Một thập kỷ đồng hành cùng người bệnh, Hành trình Đỏ đã thu hút hàng triệu lượt người tham dự, tiếp nhận gần 700.000 đơn vị máu.
Năm nay, Hành trình Đỏ thứ XI diễn ra từ ngày 1/6 - 30/7/2023 đã có 46 tỉnh/thành phố tham gia.
“Hành trình Đỏ đã góp phần đem lại sự sống cho hàng trăm nghìn người bệnh, giúp cho ngành y tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để đảm bảo công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Hành trình Đỏ thực sự đã khơi dậy tình yêu thương, nghĩa đồng bào, tô thắm nên truyền thống tương thân tương ái đáng tự hào của dân tộc ta và chung sức xây dựng một cộng đồng nhân ái”, PGS.TS Nguyễn Hà Thanh nhấn mạnh.
Theo VOV
- Bắc và Trung Trung Bộ mưa lớn, các địa phương chủ động ứng phó
- Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
- Tái hiện hành trình lập đô, dời đô, định đô của một triều đại tại Festival Ninh Bình lần thứ III – 2024
- Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế
- Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
- Đỏ lửa nấu cơm đưa đến kịp thời cho người dân vùng lũ Quảng Trị
- Hơn 32 nghìn ngôi nhà ở Quảng Bình bị ngập lũ, nước rút chậm
-
Chính thức công bố Bộ Pháp điển Việt NamChiều ngày 5/11, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023 và công bố Bộ Pháp điển Việt Nam - công cụ tra cứu pháp luật được xây dựng trong 10 năm.
-
Quảng Bình: Mưa lớn gây ngập lụt, chia cắt gần 1.000 hộ dân(Tapchinongthonmoi.vn)- Đến chiều ngày 5/11, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tiếp tục có mưa to, có nơi mưa rất to gây ngập lụt, chia cắt giao thông và các thôn, bản.
-
Tổng Bí thư: Khẩn trương xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu quảTạp chí Nông thôn mới xin giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm với chủ đề: Tinh- Gọn-Mạnh- Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả.
-
Lâm Đồng: 18 chủ thể được cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”Thông qua các hoạt động, đề án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, phát triển nông nghiệp hữu cơ như các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp hướng tới toàn diện, bền vững và hiện đại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng, quảng bá và phát triển nhãn hiệu sở hữu cộng đồng đối với sản phẩm đặc trưng thế mạnh của địa phương.
-
Nông dân Tam Sơn trao tặng con giống và trồng tre mét chống xói mònVừa qua, Hội Nông dân xã Tam Sơn (Anh Sơn – Nghệ An) phối hợp với Hội Chữ thập đỏ phường Nghĩa Tân (Cầu Giấy – Hà Nội) trao sinh kế cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn.
-
Đồng chí Nguyễn Đình Việt làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn LaSáng 5/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, nhiệm kỳ 2020-2025
-
Xã Tiến Thịnh huy động nội lực tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao(Tapchinongthonmoi.vn) – Thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội đã phát triển bền vững các làng nghề làm kẹo lạc, chè lam, bánh đa nem... Các sản phẩm truyền thống này đã trở thành sản phẩm OCOP, tạo ra cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
-
Đợt 1 năm 2024: Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa đã hỗ trợ thành công 12 sản phẩm đạt OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) - Đạt được chứng nhận là sản phẩm OCOP, nhiều chủ thể trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã tự tin, mạnh dạn đưa sản phẩm của mình ra thị trường trong và ngoài tỉnh Bắc Giang tiêu thụ. Từ đó đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân…
-
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ senHiện nay, diện tích trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp hơn 1.108 ha, sản lượng sen gương đến cuối tháng 10/2024 ước đạt 12.163 tấn. Giá thành sản xuất gương sen bình quân đạt 9.204 đồng/kg, giá bán bình quân đạt 20.000 đồng/kg, lợi nhuận bình quân hơn 42 triệu đồng/ha.
-
Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễuPhát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
-
1 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
2 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
3 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
4 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
5 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế