
Quảng Bình là tỉnh có khu vực biên giới, vùng biển khá rộng, gồm 28 xã, phường, thị trấn, với tổng dân số 52.073 hộ/210.339 khẩu, trong đó, có 09 xã biên giới đất liền thuộc 05 huyện biên giới tiếp giáp với 02 tỉnh Khăm Muồn và Sa Vẳn Nạ Khệt của nước Lào. Đường biên giới dài 222,118 km, 61 mốc quốc giới và 01 cộc dấu, thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Chứt và Bru - Vân Kiều; khu vực biên giới biển gồm có 19 xã, phường thuộc 06 huyện, thị xã, thành phố, với chiều dài bờ biển 116,214 km, chủ yếu là dân tộc Kinh.
Sau thời gian thực hiện Chương trình phối hợp các cơ quan, đơn vị trong Bộ đội Biên phòng tỉnh (BĐBP) và các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã làm tốt công tác tham mưu cấp uỷ, chính quyền địa phương nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về biên giới quốc gia, gắn với củng cố cơ sở chính trị địa phương vững mạnh, phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững được các cấp, các ngành và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Trong số nhiều chương trình phối hợp, một trong những vấn đề trọng tâm được đặt lên hàng đầu là công tác tuyên truyền, vận động thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, phát huy vai trò, trách nhiệm các cấp Hội và từng hội viên HND làm tốt công tác tuyên truyền, vận động con cháu trong gia đình, người thân, dòng tộc tích cực tham gia các mô hình tự quản đường biên, cột mốc, giữ gìn an ninh trật tự thôn, bản, tổ dân phố, tổ tàu thuyền an toàn, bến bãi an toàn; gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, xây dựng thôn, bản, tổ dân phố văn hoá,… ở địa bàn khu vực biên giới, vùng biển.
Cùng với đó, triển khai hiệu quả Đề án “Tăng cường tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo” nhằm nâng cao kiến thức cho người dân và tích cực tham gia xây dựng nền biên phòng toàn dân, đấu tranh, tố giác với các loại tội phạm; ngăn chặn và vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù đich lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; thúc đẩy các phong trào thi đua góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố niềm tin của người dân đối với Đảng và các cấp chính quyền địa phương.
Song song với công tác tuyên truyền, chính sách xây dựng và phát triển kinh tế, nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con vùng biên cũng là nhiệm vụ then chốt và được chú trọng. Nhờ đó, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” gắn với thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, xây dựng “điểm sáng vùng biên” về phát triển kinh tế - xã hội gắn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia đạt nhiều kết quả tích cực.

Điển hình như: Mô hình “Ánh sáng vùng biên”, “Tiếng loa Biên phòng”, “Tiếng máy vùng biên”, “Nhà tạp hóa vì cộng đồng”; Chương trình “Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản”, “Tết vì người nghèo”, “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo”, “Nâng bước em tới trường - Con nuôi Đồn Biên phòng”, nhận đỡ đầu, giúp đỡ các thôn, bản khó khăn; hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân sản xuất 04 mô hình lúa nước (Chăm Pu, Tân Ly, Ka Ai, Rục Làn); “Nuôi lợn bản địa”, “Nuôi giống gà địa phương bằng phương pháp bán chăn thả”, mô hình trồng dứa, trồng na, mít Thái, cam, cây mắc ca, măng tre; “Công trình vệ sinh vì cộng đồng”; duy trì hoạt động hiệu quả 04 trạm Quân dân y (Làng Ho, Bản 61, Ra Mai, Bãi Dinh) chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Ngoài ra, HND và BĐBP tỉnh đã phối hợp vận động nông dân xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, giáo dục, y tế; nhất là các Đề án của Chính phủ về “Xoá mù chữ”; “Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập”..., đặc biệt là bài trừ hủ tục, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống... góp phần nâng cao trình độ dân trí, chất lượng cuộc sống của nhân dân, ở khu vực biên giới.
Những hoạt động phối hợp này có sự lan tỏa sâu rộng, qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, an ninh biên giới, biển đảo; tích cực tham gia công tác xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế để nâng cao đời sống của nhân dân. Để công tác phối hợp đạt kết quả cao hơn nữa trong thời gian tới, các đơn vị tiếp tục quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng ở các đồn Biên phòng, đội ngũ cán bộ HND ở cơ sở có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực, có uy tín, nhiệt tình tận tụy với công việc, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
-
Cán bộ, hội viên nông dân Quảng Bình hưởng ứng Tết trồng cây Xuân Quý Mão 2023
-
Hội Nông dân Nghệ An đổi mới công tác tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện thiết thực
-
Hội Nông dân Việt Nam tập trung hoàn thành xuất sắc mục tiêu kép năm 2023
-
Thư Chúc Tết Quý Mão 2023 của đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
- Chú trọng xây dựng tổ chức Hội vững mạnh từ cơ sở
- Đoàn kết thống nhất, sáng tạo, tổ chức nhiều hoạt động nổi bật
- Hội ND Bà Rịa - Vũng Tàu: Xây dựng thành công 12 mô hình mới về du lịch kết hợp nông nghiệp công nghệ cao
- Trung ương Hội Nông dân Việt Nam: Trao quà Tết cho nông dân nghèo tại tỉnh Sơn La
- Điện Biên: Tổ chức đại hội điểm Hội Nông dân cấp xã nhiệm kỳ 2023 – 2028
- Hội thảo về phát huy vai trò của Hội trong xây dựng cộng đồng nông thôn mới
- Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức cơ quan T.Ư Hội NDVN: Đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu vì sự phát triển của tổ chức Hội
-
Cán bộ, hội viên nông dân Quảng Bình hưởng ứng Tết trồng cây Xuân Quý Mão 2023(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường, Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Trong ngày đầu ra quân đã trồng được hơn 200 cây xanh nhằm hướng đến những tuyến đường xanh, sạch, đẹp và nâng cao ý thức giữ gìn môi trường trong sạch cho hội viên nông dân.
-
Nô nức Lễ hội Lồng Tông - Ngày hội xuống đồng của dân tộc Tày tại Tuyên QuangNgày 29/1, trong không khí vui xuân, chào đón năm mới Quý Mão 2023, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hội Lồng Tông - Ngày hội xuống đồng, đây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày. Sau 3 năm tạm dừng tổ chức do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Lễ hội năm nay đã thu hút hàng nghìn người dân và du khách tới tham dự.
-
Kiểm soát chặt, bình ổn giá dịch vụ vui chơi, ăn uống dịp lễ hội sau TếtTheo Bộ Tài chính, sau Tết bắt đầu là thời điểm của lễ hội diễn ra trên cả nước, nhu cầu đi lại, tiêu dùng thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình, đồ mua sắm phục vụ lễ hội đầu năm có khả năng sẽ có xu hướng tăng. Do đó, cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.
-
Hội Nông dân Nghệ An đổi mới công tác tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện thiết thực(Tapchinongthonmoi.vn) - Năm 2022, công tác Hội và phong trào nông dân tỉnh Nghệ An đạt kết quả rất thành công trên nhiều phương diện. Từ đó tạo nên sự chuyển biến quan trọng góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn của tỉnh nói riêng và kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Nghệ An nói chung.
-
Xuất khẩu nông sản: Nhiều mặt hàng tăng trưởng cao trong tháng đầu nămq1Năm 2022, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế khi tăng trưởng trên các mặt sản xuất, xuất khẩu, góp phần ổn định vĩ mô trong nước và an ninh lương thực toàn cầu. Với nền tảng như vậy, bước sang năm 2023, nhiều mặt hàng nông sản tiếp tục ghi nhận tín hiệu vui trong tháng đầu tiên của năm mới.
-
Chứng minh nhân dân được sử dụng đến thời điểm nào?Theo dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết 31/12/2024.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Bác Hồ tại Nghệ AnVới lòng biết ơn vô hạn, kính trọng sâu sắc và tự hào đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên trong đoàn nguyện mãi mãi học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách cao đẹp của Người
-
Bức tranh ngân sách Nhà nước năm 2023Theo dự báo ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023, tổng thu NSNN ước tính 1.620.744 tỷ đồng, tổng chi NSNN ước tính 2.076.244 tỷ đồng; dự toán mức bội chi NSNN: 455.500 tỷ đồng, tương đương 4,42%GDP.
-
Tái hiện nghi lễ vua Lê Đại Hành cày Tịch điền tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023Sáng 28/1 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Quý Mão), tại cánh đồng Đọi Tín, xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam), UBND tỉnh Hà Nam và huyện Duy Tiên tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2023 - Ngày hội xuống đồng lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ.
-
Đồng bào dân tộc thiểu số đón Tết vui tươi, an toàn, tiết kiệmCông tác tổ chức, chăm lo Tết cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi được các ngành, các cấp quan tâm và chuẩn bị chu đáo, bảo đảm không có hộ gia đình nào thiếu đói trong dịp Tết. Trên mọi miền tổ quốc, bà con các dân tộc đón Tết đầm ấm, vui tươi, an toàn, tiết kiệm. Sau Tết, các lễ hội đã bắt đầu mở màn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh