
Nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong các phong trào phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân tỉnh Điện Biên đã tích cực triển khai thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề cho nông dân ứng dụng vào thực tế sản xuất, đẩy mạnh đầu tư kinh doanh, cải thiện đời sống.
Phục chế giống cam quý, phát triển cây bưởi da xanh
Thời gian qua, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân Hội Nông dân tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Trung tâm Phát triển bền vững (Trung ương Hội NDVN) xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong thâm canh cây bưởi da xanh theo hướng an toàn sinh học tại xã Mường Pồn, huyện Điện Biên.

Trước đây, Mường Pồn nổi tiếng với cây cam. Nhắc đến cây cam, ông Lò Văn Minh, Bí thư Chi bộ bản Lĩnh, xã Mường Pồn (huyện Điện Biên) bồi hồi nhớ lại: Không rõ từ khi nào, cây cam đã được người dân địa phương trồng. Đến đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước, trái cam Mường Pồn bắt đầu được nhiều người biết đến. Cũng từ đó, giống cam Mường Pồn được nhân rộng và đầu tư phát triển theo hướng thương phẩm, tập trung nhiều ở bản Huổi Chan và bản Lĩnh. Thời đó, mỗi gia đình trồng bình quân từ 50 – 60 gốc cam, hộ nào đất rộng có thể trồng tới 150 gốc cam…
Tuy nhiên, từ đầu năm 1985, không chỉ cây cam ở cả xã Mường Pồn bắt đầu thoái hóa. Quả cam ngày càng ít và nhỏ, nhiều hộ thu hẹp dần diện tích trồng cam để chuyển sang những cây ngắn ngày cho thu hoạch thiết thực hơn như sắn, ngô. Đến nay, tìm khắp cả xã Mường Pồn chỉ còn 2 cây cam Mường Pồn “xịn” tại vườn nhà ông Minh nhưng đây cũng chỉ là mầm cây mọc lên từ những gốc cam đã chặt.
Nhận thấy sự mai một của một giống cây ăn quả đặc sản, gần đây nhất, từ tháng 5 – 7.2017, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân tỉnh tổ chức lớp dạy nghề kỹ thuật trồng thâm canh cây ăn quả cho 35 học viên tại bản Lĩnh (xã Mường Pồn). Trong đó tập trung dạy và thực hành kỹ thuật chiết, ghép, chăm sóc và phục tráng lại giống cam Mường Pồn.
Bên cạnh việc phục tráng lại giống cam quý, Trung tâm cũng xây dựng những mô hình trồng cây bưởi da xanh, bởi theo đánh giá của các chuyên gia, Mường Pồn là vùng đất có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với việc canh tác và phát triển cây có múi. Các nhà vườn tham gia mô hình được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào quy trình thâm canh bưởi da xanh bền vững, an toàn nhằm bảo vệ sức khỏe của chính mình, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
Thực hiện xây dựng mô hình trồng bưởi da xanh tại bản Lĩnh (xã Mường Pồn), bà con được hỗ trợ và hướng dẫn sử dụng chế phẩm vi sinh Biowish, thuốc trừ sâu sinh học; gia tăng hiệu quả sử dụng phân bón, cải thiện sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của trái bưởi. Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật phụ trách mô hình còn trực tiếp đến các hộ tham gia góp ý cho bà con cách xử lý các vấn đề phát sinh trong vườn như sâu bệnh, tình hình sinh trưởng, phát triển, hướng dẫn cách ghi chép sổ theo dõi.
Sử dụng chế phẩm sinh học giúp tăng năng suất hơn 20%
Hiện có 7 hộ gia đình tham gia xây dựng mô hình trồng bưởi da xanh trên tổng diện tích 4,2ha trồng 2.205 cây choai. Cây bưởi da xanh trồng tại vườn các hộ ông Lù Văn Long, Lò Văn Tuân, hộ bà Lù Thị Bình, Lò Thị Tươi tại bản Lĩnh đã có một số cây đang ra hoa. Bưởi da xanh là giống cây khá khó tính, đòi hỏi người trồng cần phải nắm vững kĩ thuật cũng như chăm sóc tỉ mỉ thì mới cho năng suất thu hoạch cao và tuổi thọ cây mới cao.

Theo anh Trịnh Văn Toàn – Chuyên viên Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân tỉnh Điện Biên, đất trồng bưởi da xanh nên là loại đất giàu dinh dưỡng như đất cát pha, đất bùn… Mặt của mô nên cao hơn đất khoảng 40cm và đường kính khoảng 90cm. Trước khoảng 1 tháng trồng bưởi da xanh nên tiến hành đắp mô. Trộn đều một lượng đất đắp mô với một lượng phân chuồng hoai mục, chế phẩm vi sinh sau đó phủ một lớp đất mỏng lên trên. Khi trồng đặt cây giống vào giữa hố và đắp đất xung quanh gốc. Lèn chặt phần gốc để cố định cây. Có thể cắm thêm cọc để tránh cho cây con bị gió hất đổ và mọc xiêu vẹo. Với những cây bưởi da xanh chiết nên tiến hành đặt cây nằm nghiêng về một phía khoảng 45 độ để cây dễ phát triển cành và tán về sau. Khoảng cách tốt nhất từ 4 – 5m mỗi cây.
“Thực hiện xây dựng mô hình, từ tháng 8.2019 các hộ trồng bưởi đã bón lót bằng chế phẩm vi sinh Biowish, sau 1 tháng thì trồng cây giống. Hiện cây bưởi da xanh đang trong giai đoạn chăm sóc, tới khi ra lộc tiếp tục bón thúc và phun thuôc trừ sâu sinh học. Do cây là giống ưa ẩm và cần lượng nước dồi dào nên cần phải tưới đủ nước cho cây. Đặc biệt là giai đoạn cây ra hoa và đậu trái lượng nước lại càng phải được đảm bảo. Cần chú ý phải giữ cho đất thông thoáng tránh bị ngập úng sẽ làm cho cây bị ngạt và bí rễ sinh ra những loại bệnh nguy hiểm cho cây” – anh Trịnh Văn Toàn cho biết.
Sau khi trồng cây khoảng 1 năm cây sẽ đạt chiều cao nhất định và tán lá phát triển khá mạnh. Định kì nên cắt tỉa những cành già, cành yếu và bị bệnh để cây tập trung nuôi dưỡng những cành khỏe. Thời kì đang ra trái người trồng cũng nên loại bỏ những cành vượt để hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với những cành khác có nhiều quả.
Bưởi da xanh cũng mắc một số bệnh điển hình như bệnh thối lá, thối rễ và các loại sâu hay côn trùng chích hút… Người trồng có thể thực hiện bằng tay loại bỏ những loại sâu hoặc côn trùng chích hút. Cắt bỏ những cành héo, cành sâu bệnh để không ảnh hưởng đến những cành khỏe mạnh. Sử dụng biện pháp phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc chế phẩm sinh học để tiêu diệt sâu bệnh hại cây.
Để cây ra hoa đậu trái đúng thời điểm thị trường cần nên tiến hành kích thích cây ra hoa và đậu trái 7 tháng trước ngày thu hoạch là tốt nhất. Để cho ra những quả to mẫu mã đẹp thì các chuyên gia khuyên nên bao trái từ sớm. Khi bưởi da xanh có kích thước bằng với quả trứng vịt thì người trồng sử dụng túi nilon có đường kính 20cm để bao quả lại. Cắt bỏ phần đáy để giữ cho cây có độ thông thoáng giúp ngăn các loại côn trùng và sâu đục thân tấn công trái.
Theo đánh giá chung, mô hình thâm canh tổng hợp bưởi da xanh bằng biện pháp hữu cơ sinh học giúp tăng năng suất hơn 20% so với sản xuất đại trà, 70% trái đạt loại I. Hiện nay, tỉnh Ðiện Biên đang phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam để nghiên cứu, triển khai các dự án sản xuất vùng chuyên canh, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp, trong đó có cây ăn quả. Ðẩy mạnh thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đăng ký sản phẩm OCOP cấp huyện, tỉnh.
Bài, ảnh: Văn Toàn
- Bàn giải pháp quản lý hổ nuôi nhốt ở Việt Nam
- Chuyên gia hướng dẫn cách bón phân hiệu quả cho rau màu vụ Đông 2023
- Bộ NN-PTNN đề nghị lập chuyên án đấu tranh, xử lý buôn bán gia cầm lậu
- Nhiều chính sách tín dụng hỗ trợ ngành Thủy sản, lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long
- Cà Mau xác định 9 loại giống nông nghiệp chủ lực quốc gia trên địa bàn
- "Tấm vé thông hành" giúp nông sản Hải Dương thuận lợi chinh phục thị trường
- Sóc Trăng: Phát triển vùng trồng cây ăn trái phục vụ xuất khẩu
-
Tạo sức bật cho 5 thành phố “đầu tàu” kinh tế của cả nướcVới vai trò chủ lực phát triển kinh tế, ngành Công Thương đã góp phần quan trọng để kinh tế các thành phố tiếp tục duy trì tăng trưởng, đóng góp vào tăng trưởng GRDP chung của cả nước.
-
Đầu tư cho con người, cho chính sách xã hội để phát triển bền vữngSẽ có nghị quyết mới về chính sách xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để giải quyết các vấn đề xã hội, phù hợp với mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
-
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII(Chinhphu.vn) – Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức khai mạc sáng nay (2/10) tại Thủ đô Hà Nội. Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
-
TTCK: Thị trường đang xuống đáy hay phục hồiĐóng cửa phiên giao dịch thứ 6, chỉ số Vn-Index tăng nhẹ 1,7 điểm lên mức 1.154 điểm và đi kèm với thanh khoản giao dịch ở sàn HSX đạt mức thấp 13.960 tỷ đồng.
-
Người dân Việt Nam sẽ sớm được tiếp cận vắc xin sốt xuất huyết(Taochinongthonmoi.vn) - Đó là ý kiến của TS. Nguyễn Ngô Quang - Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế trong buổi ký kết hợp tác giữa Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC và Tập đoàn Takeda (Nhật Bản) vào cuối tháng 9 vừa qua.
-
Khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIIIHội nghị Trung ương lần thứ 8 xem xét, quyết định nhiều vấn đề trọng đại, phức tạp, nhạy cảm, có ý nghĩa rất quan trọng với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.
-
Thị trường nông sản: Lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long vững giáTại An Giang, giá các loại lúa như OM 18, Đài thơm 8 ổn định ở mức từ 7.800-8.200 đồng/kg; nàng Hoa 9 giá 8.400 đồng/kg; lúa Nhật 7.800-8.000 đồng/kg.
-
Xuất khẩu rau quả đã vượt cả năm 2022Đến hết quý 3 năm nay, xuất khẩu rau quả thu về khoảng 4,2 tỷ USD, cao hơn 25% so với kim ngạch xuất khẩu của cả năm ngoái.
-
Phương pháp định giá đất: Làm thế nào để tránh vướng mắc và rủi ro?Cơ quan chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cho rằng, đối với mỗi phương pháp định giá đất cần có quy định rõ về nội hàm và trường hợp áp dụng, tránh vướng mắc, gây rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện.
-
Khai mạc Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028Trong nhiệm kỳ 2023-2028, Công đoàn Viên chức Việt Nam sẽ tập trung đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động theo hướng hiện đại, thiết thực, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công đoàn viên.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
5 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp