Hội An sẽ linh hoạt các giải pháp thu phí bảo tồn di sản
Du khách tham quan phố cổ Hội An. Ảnh TNO
- Thưa ông, quyết định mới đây của chính quyền thành phố Hội An về việc siết chặt thu phí tham quan phố cổ đang làm dấy lên những dư luận mới, đánh giá việc triển khai chủ trương là có vấn đề. Ông nhìn nhận điều này thế nào?
Ông Trần Ánh: Chủ trương tổ chức bán vé tham quan phố cổ là việc không mới và đã được thực hiện từ năm 1995, nhưng cần phải hiểu rằng mục đích chính là tạo thói quen và ý thức góp phần giữ gìn di sản cha ông, để mọi người cảm thấy trân quý và tự hào về giá giá trị di sản mà tiền nhân để lại. Số tiền bán vé được những năm qua, thành phố đã dành 75% để trùng tu di tích, những ngôi nhà trong phố cổ.
Việc bán vé tham quan tạo nguồn kinh phí bảo tồn di sản văn hóa Hội An là cần thiết và quan trọng, nhưng không phải là mục tiêu chính, mục tiêu số 1; vì phố cổ Hội An là một di sản sống, bên trong những ngôi nhà cổ, dưới những mái ngói rêu phong là những con người đang sống, là chủ nhân của di sản – chính họ chứ không phải ai khác đã tạo nên hồn cốt Hội An. Do đó, việc gìn giữ các giá trị vật thể, phi vật thể mới là mục tiêu quan trọng nhất. Nếu làm mất đi hoặc phai nhạt một yếu tố nào, Hội An sẽ không còn là Hội An nữa. Chính quyền và người dân Hội An đã thống nhất điều này, qua hình thức bán vé tham quan phố cổ, tính đến nay đã 28 năm và nay vẫn tiếp tục thực hiện.
Ông Trần Ánh,
Bí thư Thành ủy TP. Hội An
Hội An thu tiền vé để trùng tu di tích, điều đó đúng, nhưng phải nhẹ nhàng và văn hóa. Làm sao để du khách khi mua tấm vé, họ cảm thấy tự hào mình đã đóng góp một phần giữ gìn di sản, mới là điều quan trọng. Để huy động nguồn lực trùng tu không chỉ có việc bán vé tham quan mà còn nhiều giải pháp khác .
- Như vậy, việc thu phí qua bán vé tham quan chỉ là một trong các giải pháp?
Ông Trần Ánh: Chính xác như vậy. Bán vé không phải là cách duy nhất, và Hội An cũng không phải làm đủ mọi cách, mọi giá để thực hiện bán vé, bắt buộc khiên cưỡng mọi du khách và người dân mua vé.
Từ trước đến nay Hội An luôn thực hiện phương châm cũng là giải pháp “lấy di sản nuôi di sản”. Muốn giữ gìn được di sản và hồn cốt của di sản thì phải làm cho những người dân sống trong di sản ngày càng khá và giàu lên. Họ có thu nhập cao thì họ sẽ có tiền bỏ ra để trùng tu, sửa chữa nhà cổ của họ, họ sẽ nâng niu giữ gìn các giá trị mà cha ông họ để lại. Hội An đang từng bước đổi mới nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch phục vụ du khách để du khách đến nhiều hơn, ở nhiều ngày hơn, tiêu nhiều tiền hơn để người dân được hưởng lợi nhiều hơn qua các dịch vụ. Tôi nghĩ đó là là cách tốt nhất để huy động nguồn lực trùng tu di tích. Các giá trị văn văn hóa của Hội An càng được giữ gìn, bảo tồn, phát huy tốt bao nhiêu thì các giá trị vật chất sẽ tăng theo bấy nhiêu. Đó chính là nguồn lực lâu dài và căn cơ nhất để bảo tồn di sản Hội An và để người dân Hội An hạnh phúc.
Nhân đây, tôi cũng xin được thay mặt Thành ủy, chính quyền địa phương có lời cảm ơn đến giới truyền thông, cảm ơn báo chí, bạn bè, người dân Hội An.
Những tranh luận vừa qua, chúng tôi đều lắng nghe và rất cảm kích, rất cảm ơn vì cộng đồng và dư luận đang nghĩ đến Hội An, vì Hội An mà quan tâm. Qua sự việc, chúng tôi nhận thấy cần phải đẩy mạnh khâu truyền thông hơn nữa, để mọi người hiểu hơn về các chính sách ở Hội An, cùng thể hiện cái tâm xây dựng thành phố này của đội ngũ cán bộ công chức chính quyền địa phương. Chúng tôi mong sẽ luôn nhận được những quan tâm, những phê phán, cả giận dữ nữa, vì chúng tôi biết, đó là vì tình yêu với Hội An trong mỗi người. Mục đích cuối cùng là bảo vệ danh tiếng Hội An, bảo vệ giá trị di sản phố cổ Việt Nam. Điều đó, tôi tin ai cũng muốn làm, và tôi xin cảm ơn tất cả những quan tâm ấy.
- Cảm ơn ông đã chia sẻ.
-
Lan tỏa và tạo sức sống mới cho Dân ca Quan họ Bắc Ninh -
Đặc sắc đêm lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer Trà Vinh -
Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắc -
Mô hình CLB dân ca tại Cao Bằng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa
- Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong 1 tháng, hướng tới quy mô quốc gia và quốc tế
- UNESCO đánh giá cao quyết tâm của Ninh Bình trong phát huy giá trị di sản
- Yên Thế đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc trưng
- Trưng bày “Tinh hoa cổ vật Xứ Đông” và công bố bảo vật Quốc gia từ thời Trần
- Nông dân miền núi Nghệ An tổ chức chợ phiên truyền thống mừng Ngày Thành lập Hội
- Độc đáo Ngày hội Văn hóa các dân tộc 'Thành phố Hoa Đào'
- Hà Nội tổ chức “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại Hồ Hoàn Kiếm vào sáng 6/10
-
Hà Nam: Thúc đẩy hỗ trợ kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm cho các Hợp tác xãNgày 24/11, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm, liên kết chuỗi giá trị các HTX trên địa bàn tỉnh.
-
Trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên: Chuyển đổi số toàn diện(Tapchinongthonmoi.vn) - Trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên xác định chuyển đổi số sẽ là động lực để phát triển và là hướng đi mới trong nâng cao chất lượng đào tạo. Từ đó thầy và trò nhà trường đã triển khai đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực: Tuyển sinh, dạy/học, quản lý và đào tạo…
-
Quảng Nam: Mưa rất lớn gây sạt lở, ách tắc nhiều tuyến giao thông quan trọng(Tapchinongthonmoi.vn) - Do ảnh hưởng của mưa lớn những ngày qua (lượng mưa đêm 24/11 lên đến 800mm) gây ra rất nhiều điểm sạt lở trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Trong đó, tuyến đường quốc lộ 40B đoạn qua xã Trà Bắc của huyện Bắc Trà My nhiều điểm bị sạt lở xuống nền gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.
-
Đa dạng các sản phẩm nông nghiệp tại Lễ hội Sắc màu di sảnĐây là một trong những sự kiện của chuỗi hoạt động diễn ra ở Lễ hội Sắc màu di sản được tổ chức tại tỉnh Nghệ An nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu, khẳng định vị thế nông sản Việt trên thị trường.
-
Gia Bình: Hành trình xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao25 năm sau khi tái lập, huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) đã có sự phát triển vượt bậc, khi năm 2018 huyện đã về đích huyện nông thôn mới (NTM), sớm hơn 3 năm so với kế hoạch. Với mục tiêu đến cuối năm 2026 sẽ về đích huyện NTM nâng cao, Gia Bình đang trên hành trình kiến tạo tương lai, với khí thế tự tin, chắc thắng…
-
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USDViệt Nam đã xuất khẩu 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11/2024, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong năm nay tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghịSáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đây là lần đầu tiên hai cơ quan tổ chức diễn đàn này để lắng nghe nông dân phản ánh về đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
-
Bắc Ninh: Cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫuLà một trong 18 tỉnh, thành phố trên cả nước có tất cả đơn vị cấp xã và cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), Bắc Ninh bước vào xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu với khí thế mới, với nhiều mục tiêu trọng tâm được đặt ra…
-
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường HalalThị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết