
Khai mạc Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028
Ngày 1/10, Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ 6, nhiệm kỳ 2023-2028 đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội với sự tham dự của 300 đại biểu chính thức, đại diện cho gần 85.000 đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực thuộc công đoàn ngành.
Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028 ra mắt Đại hội. (Nguồn: TTXVN)
Đại hội vinh dự được đón nhận lẵng hoa chúc mừng của các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng dự và phát biểu tại Đại hội.
Vượt khó, hoàn thành tốt nhiệm vụ
Tại phiên họp, Đại hội thông qua các báo cáo: Tổng kết hoạt động nhiệm kỳ 2018-2023 và mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2023-2028; các ý kiến của đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động gửi đến Đảng, Nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam...; bầu Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam khóa 6, nhiệm kỳ 2023-2028.
Phát biểu khai mạc Đại hội, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam nhận định Đại hội sẽ quyết định những vấn đề quan trọng của hoạt động công đoàn và phong trào cán bộ, công chức, viên chức, lao động 5 năm tới.
"Đây là diễn đàn chính trị quan trọng, là ngày hội lớn của cán bộ, đoàn viên và người lao động Công đoàn Viên chức Việt Nam. Đại hội diễn ra vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang nỗ lực phấn đấu, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới" - ông Ngọ Duy Hiểu khẳng định.
Nhiệm kỳ 2018-2023, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tác động của đại dịch COVID-19, song, với tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, linh hoạt, sáng tạo, các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đề ra nhiều chủ trương, giải pháp mới, thực hiện có hiệu quả, hoàn thành cơ bản mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội V, Công đoàn Viên chức Việt Nam đề ra.
Nhiệm kỳ qua đã tổ chức 19 hội nghị tập huấn toàn ngành với sự tham gia của gần 3.000 lượt cán bộ công đoàn. Các cấp công đoàn trực thuộc đã tổ chức được 983 hội nghị tập huấn cho gần 2.300 lượt cán bộ công đoàn cơ sở, góp phần nâng cao năng lực hoạt động cho cán bộ công đoàn các cấp.
Các đại biểu bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028. (Nguồn: TTXVN)
Trong nhiệm kỳ tới, Công đoàn Viên chức Việt Nam sẽ tập trung đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động theo hướng hiện đại, thiết thực, hấp dẫn; tăng cường nguồn lực để chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công đoàn viên; chủ động tham gia quản lý nhà nước, kinh tế - xã hội.
Công đoàn cũng tích cực tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục đoàn viên; xây dựng các cấp công đoàn viên chức vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ; tham gia cùng cấp ủy, chuyên môn xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Công đoàn đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh, đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Đoàn đại biểu Công đoàn TTXVN tham dự Đại hội. (Nguồn: TTXVN)
Công đoàn phấn đấu ít nhất 90% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn đủ điều kiện đại diện, thương lượng, ký kết được thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật.
Ít nhất 90% số vụ việc của đoàn viên có nhu cầu giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án sẽ có đại diện công đoàn tham gia hoặc được công đoàn hỗ trợ; ít nhất 70% đoàn viên và người lao động được tham gia học tập, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp...
Cần tiếp tục tổ chức tốt các phong trào thi đua thiết thực
Phát biểu tại Đại hội, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh trong hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam, Công đoàn Viên chức Việt Nam có vị trí và vai trò rất quan trọng.
Ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu chỉ đạo Đại hội. (Nguồn: TTXVN)
Đội ngũ cán bộ, đoàn viên hầu hết là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan nghiên cứu, tham mưu về chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời là lực lượng lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực tiễn.
Nhận thức rõ vị trí, vai trò quan trọng và đặc thù, nhiệm kỳ qua, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam đã đầu tư nghiên cứu, cụ thể hóa thành nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, khoa học, phù hợp với thực tiễn ở từng cơ quan, đơn vị và mang lại hiệu quả cao.
Các đại biểu bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028. (Nguồn: TTXVN)
Công đoàn Viên chức Việt Nam đã động viên, khích lệ cán bộ, đoàn viên phát huy tinh thần trách nhiệm, vượt qua khó khăn, thử thách. Đồng thời nghiên cứu, tham mưu, đề xuất nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội; xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; quốc phòng-an ninh và đối ngoại.
Dù khó khăn do COVID-19, công đoàn viên vừa nỗ lực phòng, chống dịch, hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, phát huy cao độ năng lực, trí tuệ, sức sáng tạo để tham mưu, đề xuất, thẩm định nhiều chủ trương, chính sách về phòng, chống dịch, đảm bảo an sinh xã hội, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Các cấp công đoàn viên chức cả nước đã tích cực thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính, góp phần giảm thiểu, đơn giản hóa hàng nghìn thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh; đổi mới tác phong, thái độ phục vụ nhân dân, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, củng cố lòng tin của nhân dân và doanh nghiệp.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang nhận định nhiệm kỳ 2018-2023, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam đã đoàn kết, phấn đấu vượt mọi khó khăn, hoàn thành và hoàn thành vượt tuyệt đại đa số chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội V Công đoàn Viên chức Việt Nam đề ra.
Có thể kể đến những dấu ấn quan trọng như triển khai các phong trào như phong trào “Tham mưu giỏi-Phục vụ tốt,” Cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo” đi vào chiều sâu, thực sự trở thành động lực thôi thúc cán bộ, công chức, viên chức phấn đấu, rèn luyện và cống hiến cho cơ quan, đơn vị, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Các đại biểu biểu quyết tại Đại hội. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Công đoàn Viên chức Việt Nam tiếp tục tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua, cuộc vận động trong đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; phát huy vai trò trong thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi của tổ chức Công đoàn, trước hết là xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật.
Nhiệm kỳ 2023-2028, dự kiến có nhiều dự án luật liên quan trực tiếp đến đoàn viên, người lao động, hoạt động của tổ chức Công đoàn sẽ được trình Quốc hội. Nhiều chủ trương mới về công nhân, công đoàn sẽ tiếp tục được triển khai, cụ thể hóa. Các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam cần có giải pháp thông tin đến đoàn viên để nghiên cứu, đề xuất chủ trương, chính sách phù hợp./.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024
-
Luật Căn cước hướng đến Chuyển đổi Số, phục vụ tốt hơn cho người dân
-
Hạ Long - Hành trình phát triển, khát vọng rồng bay
-
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội xuân 2024
- Hơn 1,4 triệu cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ Tám
- Người nuôi tôm ở Nghệ An gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân
- Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu Thế giới
- Ông Nguyễn Đình Khang tái đắc cử Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
- Sớm hiện thực hoá các nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam
- Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đặt trọng tâm vào 3 khâu đột phá
- Công ty Điện lực Phú Thọ chung tay xây dựng nông thôn mới
-
Tân Châu triển khai nhiều giải pháp trong xây dựng nông thôn mới(Tapchinongthonmoi.vn) Lãnh đạo TX. Tân Châu (An Giang) luôn chú trọng công tác tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã tạo sự chuyển biến và lan tỏa sâu rộng trong dân; vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới từng bước được xác định, ngày càng có nhiều người dân tham gia đóng góp tiền của, công sức, đất đai cùng chung sức xây dựng nông thôn mới.
-
Liên kết sản xuất và tiêu thụ giúp nông sản rộng đường vào siêu thị(Tapchinongthonmoi.vn) - Với quy trình sản xuất rau an toàn cho hơn 40 chủng loại rau quả các loại theo tiêu chuẩn VietGAP thì Hợp tác xã (HTX) rau an toàn Tân Đông đã ký hợp đồng và bao tiêu sản phẩm cho tất cả các thành viên đến hệ thống phân phối như Sài Gòn CO.op mart, hệ thống Bách Hoá Xanh… giúp thành viên an tâm sản xuất và đồng hành cùng HTX phát triển.
-
Hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành phối hợp với Bộ Nội vụ giải quyết những vướng mắc, tồn tại để hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024.
-
Kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm(Tapchinongthonmoi.vn) - Để ngăn chặn triệt để, chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát tốt các loại dịch bệnh động vật, Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
-
Hiệu quả từ Dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị”(Tapchinongthonmoi.vn) Sau thời gian thực hiện dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị để giảm áp lực lên đa dạng sinh thái (ĐDSH) và chức năng hệ sinh thái rừng” tại 2 xã vùng đệm Tam Hợp, Tam Quang (huyện Tương Dương – Nghệ An) do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ, Hội Nông dân huyện Tương Dương là đơn vị chủ trì đã góp phần tạo sinh kế cho người dân đồng bào dân thiểu số, là yếu tố rất quan trọng để giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
-
Bạc Liêu chủ động ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặnChiều ngày 6/12 tại tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu hạn hán, xâm nhập mặn vụ mùa 2023 - 2024.
-
Thủ tướng: 5 đặc điểm nổi bật tạo tiềm năng, cơ hội, lợi thế rất đặc biệt của Đồng bằng sông HồngThủ tướng yêu cầu nội dung Quy hoạch Đồng bằng sông Hồng cần làm rõ thêm 5 đặc điểm nổi bật tạo nên tiềm năng rất khác biệt, cơ hội rất nổi trội, lợi thế cạnh tranh rất rõ của vùng; đồng thời gợi ý nhiều định hướng vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính cụ thể trong xây dựng Quy hoạch vùng, trong đó nhấn mạnh liên kết vùng là một trong những đột phá, động lực tăng trưởng mới.
-
Khi nông dân làm thầy giáo dạy cách làm giàu(Tapchinongthonmoi.vn) - Mô hình “Nông dân dạy nông dân” đang phát huy hiệu quả, tạo bước chuyển biến rõ nét ở khu vực kinh tế nông thôn. Những thầy giáo không “bằng cấp” này không có giáo án bài giảng mà chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tế trong chăn nuôi, trồng trọt của mình để truyền đạt kiến thức cho các nông dân khác để cùng nhau vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế.
-
Ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩmThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
-
Những điểm mới của Luật Căn cước(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 27/11/2023, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024. So với Luật Căn cước công dân, Luật Căn cước có điểm gì mới? Tiến sĩ luật Trần Thị Thu Hà (giảng viên trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh) đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này.
-
1 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
2 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
3 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
4 Thanh Hóa: Xưởng chế biến dăm gỗ hoạt động không phép, nhiều sai phạm sao vẫn tồn tại
-
5 Bộ trưởng Nông nghiệp Kaluga (Nga) thăm trang trại TH true MILK: "Chúng tôi nể phục và tiếp thu được nhiều bài học có giá trị"