
Kinh tế Việt Nam 2023: Tận dụng những “cơn gió xuôi” để “vượt gió ngược”
Khó khăn bủa vây
Theo TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, năm 2023, nền kinh tế thế giới đối mặt tình trạng suy thoái cục bộ, các quốc gia ứng xử dịch bệnh khác nhau, các động lực như thị trường xuất khẩu, đầu tư bị thu hẹp, tăng chậm lại; du lịch quốc tế phục hồi chậm cùng nhiều “cơn gió ngược” thế giới. Kinh tế thế giới suy thoái sẽ khiến thị trường xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam bị thu hẹp, tăng trưởng chậm lại, du lịch quốc tế phục hồi chậm… Việt Nam dựa nhiều vào thương mại quốc tế và hoạt động xuất khẩu nên khi các biến cố, “cơn gió ngược” xảy ra, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia suy giảm mạnh nhất trong các nước ASEAN.
“Trong bối cảnh tình hình quốc tế bất ổn kéo dài, thị trường hàng hóa, tài chính và thương mại quốc tế dự báo tiếp tục có nhiều biến động khó lường, kinh tế Việt Nam trong năm 2023 được nhận định sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn, khiến chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5% và tỷ lệ lạm phát (CPI) bình quân ở mức 4,5% sẽ là thách thức lớn, đòi hỏi nhiều nỗ lực mới có thể đạt được”, TS Cấn Văn Lực nói.

Đồng tình với quan điểm trên, PGS - TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính cho rằng, thế giới dự báo tăng trưởng toàn cầu chậm lại trong năm 2023. Nhiều quốc gia tiếp tục đối mặt với vấn đề lạm phát. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng. Chưa kể quá trình tái cấu trúc lại nền kinh tế hồi phục lại sau đại dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn có thể sẽ thay đổi trong sản xuất kinh doanh, điều này tác động đến nguồn vốn ngoại rót vào Việt Nam.

“Năm 2023, một số ngành nghề sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm lại, lao động giãn ra. Nâng cao năng cao năng suất lao động vẫn là vấn đề khó. Năm 2023, chi phí logistic vẫn tăng do vấn đề về năng lượng, dầu mỏ chưa tìm được tiếng nói chung từ các nước lớn, đẩy chi phí đầu vào tăng”, PGS- TS Đinh Trọng Thịnh nhận định.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh Việt Nam nhập khẩu hàng hoá đến 40% làm đầu vào cho sản xuất sẽ ảnh hưởng rất lớn. Lạm phát tăng lên thông qua nhập khẩu, DN sản xuất hàng hoá giá thành cao hơn, buộc phải đẩy giá bán ra cao hơn.
“Khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng kém hơn năm 2022 thì nhu cầu nhập khẩu linh phụ kiện giảm đi. Tiêu dùng toàn cầu giảm thì nhập khẩu của họ giảm. Điều này khiến cho xuất khẩu kém, kéo tăng trưởng sản xuất trong nước xuống”, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh chỉ rõ.
Trong nguy có cơ
Tuy nhiên, TS Nguyễn Xuân Thành, Đại học FulBright Việt Nam cho rằng, trước những khó khăn, thách thức trong bối cảnh chung thế giới, Việt Nam vẫn có “cửa hẹp” trong năm nay để có thể đổi chiều chính sách và giải quyết được những khó khăn trong nội tại của nền kinh tế Việt Nam khi các điều kiện bên ngoài cho phép.
Ông Thành cho rằng, quý 1 năm nay, Việt Nam sẽ không có con số tăng trưởng kinh tế tích cực, quý 2 có thể lại sẽ tiếp tục khó khăn. Nhưng nhìn vào điều hành chính sách tiền tệ toàn cầu, từ phía Hoa Kỳ, mặc dù FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất, nhưng kể cả kịch bản xấu nhất, hiện nay có thể còn 3 lần tăng lãi suất. Lần 1 vào tháng 2, khả năng FED chỉ tăng 0,25 điểm, thay vì 0,5 điểm. Còn 2 lần tăng lãi suất nữa là vào tháng 3 và tháng 5. Thời điểm đầu tháng 5 khả năng rất cao là lần tăng lãi suất cuối cùng, sau đó sẽ duy trì ở mức đỉnh lãi suất đồng USD trên thị trường liên ngân hàng từ 5-5,25% cho đến cuối năm 2023.

“Như vậy, cuối tháng 5 sẽ có dư địa cho Việt Nam do chúng ta không phải chạy đua lãi suất trong nước với đồng USD, áp lực tỷ giá qua đi. Đấy cũng là dư địa để chúng ta đổi mới chính sách, ổn định vĩ mô”, TS Nguyễn Xuân Thành nói, đồng thời cho rằng, nếu nhìn vào Hoa Kỳ thì “cửa hẹp” rơi vào giữa năm 2023.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể kỳ vọng vào “cơn gió xuôi” khi Trung Quốc mở cửa: “Năm 2021, khi Việt Nam mở cửa sau đại dịch Covid-19, chúng ta gặp sự hỗn loạn ban đầu, chính sách có thử và sai. Do đó, quý 1 ở Trung Quốc có rơi hỗn loạn nhưng khoảng tháng 4 - 5, Trung Quốc sẽ tự tin hơn vào chính sách mở cửa, tạo cú hích về khôi phục tổng cầu nội địa, tạo cơ hội xuất khẩu cho Việt Nam sang Trung Quốc và du lịch của Trung Quốc vào Việt Nam”.
TS Nguyễn Xuân Thành cho rằng, cửa hẹp để có kết quả không quá xấu năm 2023 là chính sách tiền tệ phải rất chủ động để có khả năng chuyển hướng sang hỗ trợ tăng trưởng, nới lỏng hơn và hạ mặt bằng lãi suất; muộn nhất đến giữa năm 2023.
“Về chính tài khóa, cần linh hoạt, miễn giảm thuế để doanh nghiệp và người dân được hưởng. Để kết nối chính sách tài khóa và tiền tệ, ổn định tài chính, cần ưu tiên ổn định hệ thống ngân hàng; còn thị trường vốn cần dùng giải pháp thị trường”, TS Nguyễn Xuân Thành khuyến nghị.
Nhấn mạnh “trong nguy có cơ”, TS Cấn Văn Lực lưu ý, Việt Nam cần tiếp tục phát huy những động lực tăng trưởng và tối ưu được các nguồn lực sẽ vượt qua thách thức... Biến động bên ngoài càng tăng đòi hỏi nội lực của nền kinh tế càng phải mạnh hơn. Theo các tổ chức quốc tế, cơ hội thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong năm 2023 xuất phát từ chính các nguồn lực trong nước gồm: Thực hiện hiệu quả chính sách tài khóa, nâng cao hiệu quả đầu tư công.
“Cần tiếp tục bám sát, dự báo tình hình kinh tế, tài chính-tiền tệ quốc tế để có phương án ứng phó kịp thời; nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp chính sách, nhất là giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và hỗ trợ tăng trưởng. Chính phủ cần quan tâm bảo đảm 4 yếu tố cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng; giữa lãi suất và tỷ giá; giữa cân đối ngân sách và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân”, TS Cấn Văn Lực nêu rõ./.
Theo VOV
Theo VOV
-
"Trạm trộn bê tông không phép": Công ty CP Bến Thủy bị xử phạt 350 triệu đồng
-
Đề xuất 2 mức quà tặng cho người có công dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
-
Đến 2030, hình thành 1 triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp
-
Bắc Giang: Trạm trộn bê-tông không phép - "phép thử" sự nghiêm minh của pháp luật
- Đề xuất quy chế hoạt động của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề
- Bắc Giang: Người dân bức xúc với trạm trộn bê tông không phép ở Hiệp Hoà
- Tư tưởng vượt trội, tầm nhìn sâu rộng của Tổng Bí thư về đại đoàn kết dân tộc
- Xây dựng, phát triển đô thị Thủy Nguyên trở thành một đô thị văn minh, hiện đại
- Quyết liệt triển khai các giải pháp cấp bách chống khai thác hải sản bất hợp pháp
- Thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương; điều chỉnh lương hưu; bãi bỏ cơ chế thu nhập đặc thù
- Sắp diễn ra hội nghị triển khai chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024
-
Còn nhiều thách thức khi áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp (SXNN) đang là xu hướng chủ đạo, là chìa khóa thành công của các nước có nền nông nghiệp phát triển trên thế giới hiện nay. Những lợi ích của xu hướng này đã thấy rõ nhưng việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức không nhỏ.
-
Tuyên truyền tốt để giúp nông dân không phạm luật(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong những năm qua, thông qua nhiều hoạt động thiết thực, gắn với cuộc sống của hội viên, các cấp Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đã phát huy tốt vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân, góp phần đưa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với thực tiễn ở địa phương.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết quốc tế, chung tay vì sự phát triển thịnh vượng của nhân loạiTrưa ngày 2/12 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới được tổ chức tại Dubai, UAE. Trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị.
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIIISáng 2/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu “Phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang và anh hùng, tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam ngày càng vững mạnh toàn diện, xứng đáng là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:
-
Số hóa giấy chuyển việnBà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế cho biết, đơn vị này đang xúc tiến để phối hợp với Bộ Công an để có thể áp dụng các giấy chuyển viện, giấy hẹn khám lại vào hệ thống phần mềm bảo hiểm xã hội (VssID) và app VNeID của Bộ Công an.
-
Bộ trưởng Nông nghiệp vùng Kaluga (Nga): "Rất mong dự án của TH đem lại lực đẩy phát triển cho nông nghiệp Kaluga”Qua cuộc phỏng vấn nhanh với ngài bộ trưởng tại khuôn viên trang trại, chúng tôi mới hiểu được lý do vì sao ngài đặc biệt quan tâm, tìm hiểu các trang trại bò sữa của Tập đoàn TH đến vậy.
-
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đặt trọng tâm vào 3 khâu đột pháMột trong ba khâu đột phá mà Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 đặt ra là đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, an toàn lao động...
-
Tổng Bí thư: Công đoàn quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ của người lao độngTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý việc chăm lo của Công đoàn phải cụ thể, chu đáo, quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ, niềm vui, nỗi buồn của đoàn viên, người lao động và gia đình của họ.
-
Phát huy nội lực, lợi thế tỉnh Bình Dương, đẩy mạnh phong trào nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) Chiều ngày 1/12, tại tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân năm 2023. Chủ đề: Phát huy nội lực, lợi thế tỉnh Bình Dương, đẩy mạnh phong trào nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
-
Bột sắn dây Nhuận Trạch sản phẩm đạt OCOP 3 sao của Hòa Bình(Tapchinongthonmoi.vn) Sau nhiều năm kiên trì, gia đình anh Thu cùng 8 hộ chuyên trồng sắn dây ở Lương Sơn, Hòa Bình đã thành lập HTX liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch để chuẩn hoá quy trình trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo chất lượng đầu vào, đồng thời đầu tư hệ thống máy nghiền liên hoàn, máy sấy, qua đó đã xây dựng được quy trình sản xuất khép kín đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
1 Kỳ Sơn: Phát động phòng chống đói rét cho đàn gia súc, gia cầm và an toàn vệ sinh thực phẩm
-
2 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
3 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
4 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
5 Bộ trưởng Nông nghiệp Kaluga (Nga) thăm trang trại TH true MILK: "Chúng tôi nể phục và tiếp thu được nhiều bài học có giá trị"