Kỹ thuật gây trồng luồng (phần 1)
Luồng là loại tre to, không gai, lá nhỏ, mọc cụm thưa, thân ngầm dạng củ. Thân cây thẳng, tròn đều, cao tới 20m, đường kính 10 – 20cm. Luồng được sử dụng rất rộng rãi như vật liệu xây dựng, làm ván ghép thanh, đồ thủ công mỹ nghệ mây tre đan xuất khẩu, làm nguyên liệu giấy, dăm…
1. Điều kiện gây trồng
– Địa hình: Cây thích hợp trồng ở vùng có độ cao dưới 700 – 800m so với mực nước biển trong đó đất bằng hoặc chân đồi, đồi núi thấp, sườn thoải hoặc yên ngựa. Độ dốc dưới 10-15 độ. Hiện nay luồng được trồng nhiều ở Bắc Trung Bộ.
– Khí hậu: Thích hợp nơi có nhiệt độ trung bình 23-24 độ C, lượng mưa 1.600 – 2.000mm, ít chịu được gió bão.
– Đất đai: Tầng đất dày trung bình, ẩm, thành phần cơ giới trung bình, mùn còn khá, pH: 4,5-6. Mọc tốt trên đất phù sa, đất bồi tụ chân đồi, đất đỏ vàng trên poocphia, phiến mica, macma kiềm.
– Thực bì: Rừng gỗ thứ sinh nghèo kiệt, rừng tre nứa tự nhiên, trảng cây cao, cây bụi chịu hạn.
2. Nguồn giống
Chọn cây mẹ 10 – 14 tháng tuổi, thân xanh thẫm hoặc lá mạ, phát triển đầy đủ cành lá, không lấy giống trên cây ra hoa. Có thể dùng gốc, hom thân, hom chét, hom cành để làm giống. Giống gốc, thân có thể được trồng trực tiếp, còn lại đều tạo giống qua vườn ươm.
3. Tạo cây con
a. Tạo giống từ gốc cây mẹ
Chọn cây mẹ tuổi còn trẻ (tuổi từ 1 – 2 năm), dùng dao sắc chặt bớt phần ngọn cây, bớt lại đoạn cách gốc từ 40 – 50cm. Dùng mai hay thuổng xỉa đứt hệ rễ xung quanh gốc cây định đánh, sau đó đánh đúng phần tiếp giáp giữa gốc thân ngầm với gốc cây mẹ, dùng lực đẩy cây đã đánh vào phía cây mẹ. Khi đánh xong nếu gốc nào có rễ bờm dài phải dùng dao sắc cắt bớt chỉ chừa lại 2cm (khi đánh và vận chuyển cây con không được làm dập mắt hoặc xước bầu gốc trồng.
Gốc sau khi đào cần trồng rừng ngay, nếu phải vận chuyển đi xa có thể hồ rễ bằng cách nhúng gốc vào trong bùn ao loãng để giảm sự thoát hơi nước của rễ.
Nhân giống bằng gốc ưu điểm tỷ lệ sống cao, cây con không cần ươm trong vườn ươm nhưng hệ số nhân giống thấp, tốn công đào đánh gốc, tốn công vận chuyển.
b. Tạo cây bằng hom cành
Chọn cành có đường kính lớn hơn 1cm, cành bẹ mo đã rụng, không còn vết trắng, rễ khí sinh sắp chuyển sang màu xám, vàng sáng. Cành dạng đùi gà nhẵn, có vành rễ khí sinh. Dùng dao sắc, chặt sát phần thân và gốc cành, tránh làm dập đùi gà. Cành lấy dài 35 – 40cm (2 – 3 lóng) kể từ gốc cành. Có thể giâm cành trong mùn cưa, cát ẩm và trong bầu ươm.
Giâm cành trong mùn cưa (1kg mùn/1 lít nước lã) hoặc cát ẩm (1kg cát khô/0,5 lít nước). Cành xếp nghiêng 60 độ, cứ một lớp cành một lớp cát hoặc mùn cưa dày 20cm. Trong 15 ngày đầu giữ độ ẩm của mùn cưa hoặc cát 85-90%, những ngày sau giảm xuống chút ít. Cành ủ 20 – 23 ngày có rễ cám, đem ươm ở vườn ươm.
– Vườn ươm ở nơi đất thịt hoặc thịt nhẹ. Nền vườn cao thì không lên luống mà ươm theo rạch. Bón lót 3-4 kg phân chuồng/m2. Rạch sâu 10cm, cành cách cành 20cm, rạch cách rạch 50cm. Đặt cành nghiêng 60 độ, hai mắt cua ở 2 phía thành rạch. Dùng đất nhỏ nén chặt phần đùi gà sau đó tưới ẩm, ủ rơm rạ kín mặt luống.
– Giâm cành trong bầu nuôi cây ươm:
Thành phần ruột bầu gồm: đất thịt nhẹ + 15% phân chuồng hoai.
Vỏ bầu bằng Polyêtylen thủng đáy, đường kính 12 – 13cm, cao 18 – 20cm. Cho hỗn hợp đất phân vào bầu đến chiều cao 1/3 bầu, lèn chặt, đặt cành vào bầu cho đất đầy, lèn chặt, tưới ẩm rồi tiếp tục cho hỗn hợp đất phân đầy bầu. Bầu đặt cách nhau 15cm trên luống, phủ kín đất đến sát chiều cao bầu.
– Chăm sóc cây ươm
Giữ ẩm đều cho đất, làm cỏ thường xuyên, bón thúc 2 lần với hỗn hợp (30g urê + 25g supe lân + 10g sunfat kali) pha tưới cho 2m chiều dài rạch. Bón lần thứ nhất sau khi ươm 20 ngày, lần thứ hai sau 50 ngày. Tưới đủ ẩm thường xuyên, che 40 – 50% ánh sáng sau 45 – 50 ngày dỡ dần dàn che.
4. Tiêu chuẩn cây trồng
Giống gốc, giống chét có ít nhất 1 – 2 chồi ngủ khỏe mạnh.
Giống cành, tối thiểu phải có một thế hệ măng mắt cua.
(Còn nữa)
(Theo TT Khuyến nông Quốc gia)
-
Ngành nông nghiệp nỗ lực triển khai các giải pháp phục hồi sản xuất sau bão số 3 -
Thúc đẩy ứng dụng thiết bị máy bay không người lái vào sản xuất nông nghiệp -
Sơn La: Quyết liệt, chủ động phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi -
Hội hỗ trợ, nông dân Trà Vinh hào hứng trồng dưa leo an toàn sinh học
- Ngân hàng Thế giới xúc tiến ký Thoả thuận chi trả giảm phát thải hỗ trợ Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp”
- Các đơn vị, cá nhân ủng hộ gần 170 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất thủy sản và chăn nuôi
- 'Sẽ đề nghị Chính phủ có Nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ phục hồi sản xuất sau bão số 3'
- Đồng Nai có 694ha diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu
- Hưng Yên: Hàng trăm người dân mất tiền tỷ vì cây cảnh ngập lụt, lợn phải bán non
- Quảng Trị: Bốn huyện đã xuất hiện dịch bệnh lở mồm long móng ở trâu bò
- TP.HCM: Mô hình trồng lúa ST25 hữu cơ cho hiệu quả đầu tiên của huyện ngoại thành Bình Chánh
-
Tôn vinh nông dân xuất sắc và sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu(Tapchinongthonmoi.vn) – Trong ngày 08/10, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình “Tôn vinh nông dân Thái Nguyên xuất sắc lần thứ I”, Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu lần thứ VII và Tổng kết, trao giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật trong nông dân lần thứ XII
-
Agribank sát cánh với đề án sản xuất lúa chất lượng caoMột số mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận các kết quả tích cực sau vụ thí điểm đầu tiên. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng và nguồn tài trợ quốc tế cam kết sẽ tài trợ đáp ứng nhu cầu tài chính cho tất cả các mô hình.
-
Quảng Nam: Xã Tiên Phong đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023(Tapchinongthonmoi.vn) – Được công nhận xã nông thôn mới vào năm 2015, sau 9 năm xã Tiên Phong đã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
-
Công điện của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanhThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 103/CĐ-TTg ngày 7/10/2024 về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong cuối năm 2024 và những năm tiếp theo.
-
Thanh Hóa: Tăng cường công tác bảo vệ môi trườngBảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững là một trong những hoạt động trọng tâm trong công tác Hội và phong trào nông dân. Thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chương trình phối hợp, đẩy mạnh tuyên truyền cùng nhiều kế hoạch được xây dựng và hành động.
-
Hà Giang: Hỗ trợ hội viên nông dân tham gia kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) – Nhằm hỗ trợ hội viên nông dân trên địa bàn tích cực tham gia vào kinh tế tập thể trong nông nghiệp, chiều ngày 07/10 Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hà Giang đã ký kết chương trình phối hợp hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp giai đoạn 2024 – 2030.
-
Long An: Huyện Tân Thạnh trình diễn mô hình canh tác lúa chất lượng cao giảm phát thải(Tapchinongthonmoi.vn) – Mới đây, tại Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Tân Bình, xã Tân Bình, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An đã trình diễn mô hình canh tác lúa chất lượng cao giảm phát thải áp dụng máy sạ hàng hiệu ứng đường biên và bón vùi phân bón.
-
Tín dụng chính sách đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới Tuyên Quang(Tapchinongthonmoi.vn) - Những năm qua từ nguồn vốn tín dụng chính sách theo các chương trình cho vay: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường, xuất khẩu lao động, hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, nhà ở… Từ đó đã góp phần giúp nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững và góp phần tích cực giúp các địa phương hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới.
-
Hỗ trợ Minh Tiến hoàn thành xây dựng nông thôn mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Góp phần hỗ trợ giúp xã Minh Tiến (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn) về đích nông thôn mới theo đúng lộ trình vào năm 2024, sáng ngày 06/10, tại xã Minh Tiến, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) huyện Hữu Lũng và các đoàn thể huyện Hữu Lũng đã cùng UBND xã Minh Tiến, người dân trên địa bàn, tổ chức ra quân ngày “Chủ nhật xanh xây dựng nông thôn mới Minh Tiến” thực hiện tiêu chí số 17 trong xây đựng nông thôn mới.
-
Yên Thế nhiều cách làm hay trong xây dựng nông thôn mớiVận dụng khéo công tác dân vận, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xác định rõ mục tiêu, giao việc cho từng cán bộ… nhờ đó việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng Nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025 ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ. Quê hương của phong trào Khởi nghĩa Yên Thế đang thay da đổi thịt từng ngày.
-
1 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
2 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
3 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
4 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm hỏi đồng bào, chiến sỹ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 -
5 Tôn vinh 56 “Nhà khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024