
Hiện nay, nghề nuôi lươn đã không còn phụ thuộc vào con giống tự nhiên và thức ăn là cá tạp xay do quy trình sản xuất lươn giống ngày càng được hoàn thiện.
Xin giới thiệu về kỹ thuật nuôi lươn giống bán nhân tạo bằng thức ăn viên.
1. Nuôi vỗ lươn bố mẹ
– Chuẩn bị bể nuôi vỗ: Bể hình chữ nhật (ngang: 4 m x dài: 10 – 20m), chiều cao thành bể từ 0,8 – 1,0m, lót bạt trong bể. Dùng đất sét xếp bên trong vòng quanh thành bể, độ dày đất 0,4 – 0,5 m. Diện tích đất chiếm 50% diện tích bể (giữa bể không cho đất). Cấp nước vào bể, khống chế độ sâu của nước khoảng 30 – 40cm (đất cao hơn mặt nước trong bể khoảng 10 – 15cm). Bể có ống nước cấp vào và ống nước thoát ra (bố trí ống nước cấp vào và ống nước thoát ra đối diện nhau). Mặt bể có thể thả ít lục bình.
– Lươn 10 -12 tháng tuổi có thể chọn để nuôi vỗ cho sinh sản (có thể chọn lươn nuôi hay lươn tự nhiên). Chọn lươn 150 – 200 g/con, khỏe mạnh, không bị xây sát. Lươn nuôi vỗ khoảng 2 – 3 tháng trong bể lót bạt trước khi cho sinh sản.
– Mật độ nuôi vỗ lươn bố mẹ: 10 con/m2 bể. Tỉ lệ đực:cái là 1:1.
– Cho ăn: Cho lươn ăn 01 lần/ngày với các loại thức ăn như: Trùn quế, tép, ốc, cá băm nhỏ,… hoặc thức ăn viên 35-40% đạm, lượng thức ăn khoảng 1% khối lượng thân. Theo dõi chất lượng nước của bể để thay cho phù hợp.

2. Theo dõi lươn đẻ tự nhiên
Khi sinh sản, lươn làm tổ bằng cách đào hang và nhả bọt rất nhiều lên miệng hang. Khi thấy có tổ bọt xuất hiện trên miệng hang và tổ bọt lớn dần từ chiều tối hôm trước thì đến sáng hôm sau lươn đã đẻ. Bọt do lươn nhả ra có tác dụng bảo vệ trứng, giữ trứng tập trung trong tổ và cung cấp oxy cho trứng. Trứng lươn có màu vàng nhạt, trong suốt, dao động từ 100 đến 1.000 trứng trên 1 ổ. Sáng kiểm tra các tổ bọt và vớt trứng vào ấp.
3. Ấp trứng lươn
Dụng cụ ấp trứng lươn có thể là thau, khay… Nhiệt độ ấp dao động từ 28-30oC, pH 6,5-8, oxy ≥5mg/l. Nên bố trí hệ thống sục khí trong dụng cụ ấp. Sau thời gian ấp 5 ngày, trứng bắt đầu nở và nở hết sau 2 đến 3 ngày tiếp theo.
Lươn con mới nở chiều dài tối đa 2cm, ít cử động, chỉ nằm im dưới đáy bể.
Lươn nở được 5 ngày thì bắt đầu cho ăn trứng nước, trùn chỉ (thức ăn chiếm 6 – 10% trọng lượng thân).
Lươn nở sau 7 ngày cho ăn trùn chỉ.
Sau 10 ngày thì ăn trùn quế băm nhỏ.
Trên 15 ngày tuổi bắt đầu cho ăn thức ăn công nghiệp trộn trùn quế.

4. Ương lươn bột lên lươn giống
– Khi lươn được 25 – 30 ngày tuổi, đạt khoảng 5cm, chuyển ra bể để ương thành lươn giống. Mật độ lươn bột thả ương từ 500 – 800con/m2. Lúc này cho ăn thức ăn viên 40 – 42% đạm, khoảng 1% khối lượng thân. Thời điểm này nên cho ăn bổ sung vitamin, khoáng, men vi sinh để tăng cường sức đề kháng cho lươn con.
– Chăm sóc, quản lý: Bố trí dây nilon trong bể ương để lươn trú ẩn. Dây nilon được cột lại thành bó dài 40-50cm và bố trí chiếm 30-40% diện tích bể. Mức nước trung bình từ 7-10cm. Định kỳ 4 tuần/lần phân cỡ lươn giống nhằm nâng cao tỷ lệ sống và hạn chế sự cạnh tranh mồi. Tạm ngưng cho ăn 1 ngày trước khi chuyển sang bể nuôi thương phẩm hay xuất bán.


– Phòng bệnh: Trong giai đoạn lươn chuyển thức ăn từ trùn chỉ sang loại thức ăn công nghiệp nên bổ sung thêm khoáng, vitamin và men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, tăng sức đề kháng. Cần lưu ý khi thay nước không để nhiệt độ nước chênh lệch quá 3oC. Thường xuyên định kỳ tắm muối với liều lượng 2-3%. Chỉ sử dụng sát khuẩn và kháng sinh khi thật cần thiết (xuất huyết toàn thân, nấm thủy mi, xuất huyết hậu môn…)
Sau 2 – 3 tháng ương, lươn đạt cỡ từ 100 – 200 con/kg, dài 10 – 15cm/con thì có thể xuất bán lươn giống hoặc chuyển qua nuôi thương phẩm.
Trong quá trình thực hiện, hộ dân phải theo dõi ghi chép thật kỹ các nội dung công việc đã thực hiện để làm cơ sở hạch toán hiệu quả kinh tế và rút kinh nghiệm cho vụ nuôi sau được tốt hơn. Có như vậy mới tạo ra được nguồn lươn giống nhân tạo chất lượng, đáp ứng yêu cầu của người nuôi.
(Theo TT Khuyến nông Quốc gia)
-
9 giải pháp đột phá phát triển nông nghiệp năm 2023
-
Một số địa phương hoàn thành lấy nước gieo cấy lúa Đông Xuân
-
Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới
-
Trên 78% diện tích ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đủ nước gieo cấy
- Ngày hội xuống đồng cầu mong mùa màng bội thu của người Thái ở Nghệ An
- Chuẩn bị lấy nước đợt 2 cho gieo cấy vụ Đông Xuân ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ
- Người làm nông nghiệp đã nghĩ đường dài
- Thủ tướng: Ngành nông nghiệp cần phát triển bứt phá mạnh mẽ hơn, bền vững hơn
- Vân Hồ: Nhộn nhịp vào mùa đào Tết
- Cách bón phân Văn Điển tối ưu cho lúa vụ Xuân 2023
- Tập trung thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU
-
Tránh đầu tư dàn trải, lãng phí tại các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núiChiều 7/2, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã làm việc với Ủy ban Dân tộc về công tác dân tộc, việc thực hiện chính sách dân tộc và quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội cùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2022.
-
Người Cơ Tu vùng cao Quảng Nam làm du lịch cộng đồngDu lịch cộng đồng và du lịch sinh thái đang phát triển mạnh tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Nhiều nơi đã thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã du lịch cộng đồng, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững.
-
Thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe trên cả nướcBộ Giao thông vận tải vừa ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX).
-
Tiếp tục triển khai thiết thực, hiệu quả các phong trào thi đuaChiều ngày 7/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, chủ trì phiên họp lần thứ 4 của Hội đồng nhiệm kỳ 2021-2026.
-
Định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thốngPhó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 7/2/2023 về việc định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống.
-
Chuẩn hóa vùng trồng để xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung QuốcCục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong năm nay sẽ tiếp tục hoàn thiện hồ sơ chuẩn hóa vùng trồng để có thể xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đối với chanh leo, khoai lang, ớt, một số cây có múi và dừa.
-
Chủ tịch Quốc hội: Có thể làm việc cả ngày nghỉ, giờ nghỉ để hoàn thiện Luật Đất đaiÔng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể làm việc vào ngày nghỉ, giờ nghỉ để xem xét nội dung rất quan trọng là dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cho kịp tiến độ.
-
Hơn 3.000 công dân ở Nghệ An lên đường nhập ngũ(Tapchinongthonmoi.vn) - Năm 2023, tỉnh Nghệ An được Chính phủ, Bộ Quốc phòng giao gọi 3.102 công dân nhập ngũ với 16 đơn vị nhận quân. Nghệ An chốt quân số, phát lệnh gọi nhập ngũ vào Quân đội 3.257 công dân (chính thức 3.102 công dân, dự phòng 155 công dân).
-
Sau Tết, giá mít Thái tăng hơn 20.000 đồng/kgHiện nay, giá mít Thái tại tỉnh Đồng Tháp tăng trở lại sau Tết và có giá từ 30.000 - 35.000 đồng/kg, tăng hơn 20.000 đồng/kg so với đầu tháng 1/2023.
-
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng caoGiá gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày 5/2 đã tăng 15 USD/tấn so với cuối tháng trước. Cụ thể, loại 5% tấm giao dịch ở 473 USD/tấn, gạo 25% tấm 453 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất trong vài năm qua.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh