Lắng nghe trẻ em bằng trái tim và sự thấu hiểu
Lắng nghe những chia sẻ, câu hỏi của các bạn nhỏ nêu lên tại diễn đàn, Phó Thủ tướng cho rằng việc xây dựng một môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh không chỉ có ý nghĩa với trẻ em mà cả đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
"Đây là chủ đề mang tính toàn cầu khi nhiều nơi trên thế giới đang xảy ra khủng hoảng như chiến tranh, nạn đói, dịch bệnh, thiên tai do biến đổi khí hậu. Điều đó cho thấy sự trưởng thành trong suy nghĩ, cũng như nhận thức của các em về trách nhiệm đối với nước nhà", Phó Thủ tướng nói.
Lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp
Ấn tượng trước nhiều hoạt động của Diễn đàn Trẻ em quốc gia lần thứ 7 như: Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm nhà Quốc hội, làm việc với các bộ, ngành, đoàn thể chính trị-xã hội…, Phó Thủ tướng cho rằng nhiều vấn đề được các bạn nhỏ đặt ra vừa mang tính thời sự liên quan trực tiếp đến công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, vừa phản ánh trung thực việc thể chế hoá và triển khai các chủ trương, chính sách pháp luật nhằm xây dựng môi trường tốt hơn, an toàn hơn trong gia đình, nhà trường, xã hội.
"Các bác, các cô, các chú sẽ tiếp tục lắng nghe các cháu như những người bạn", Phó Thủ tướng nói và gửi những cái ôm nồng ấm cùng tình cảm yêu thương nhất đến các bạn nhỏ tham dự Diễn đàn cũng như các em thiếu niên, nhi đồng trong cả nước.
Nhắc lại lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu, các tấm gương anh hùng nhỏ tuổi trong công cuộc kháng chiến cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Phó Thủ tướng khẳng định: Với tinh thần "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình", thế hệ các cháu thiếu niên, nhi đồng hôm nay đã làm rạng danh nước nhà bằng những thành tích hết sức ý nghĩa trong học tập, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; đóng góp vào sự phát triển của đất nước bằng những việc làm bình dị như yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ bạn bè, những người có hoàn cảnh khó khăn; chung tay gìn giữ bảo vệ môi trường thiên nhiên. Nhiều cháu đã trở thành những công dân dũng cảm, quên mình cứu người bị nạn góp phần lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp trong xã hội.
Phó Thủ tướng cho biết thêm, khi ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông rất vui, trân trọng khi nhận được nhiều bức thư của các bạn nhỏ đóng góp những chính sách, sáng kiến đầy tâm huyết cho công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và có những hành động, phong trào thiết thực đầy ý nghĩa như lì xì hạt giống, không thả bóng bay ngày khai trường, phân loại rác thải tại nguồn, trồng và bảo vệ cây xanh "Vì một Việt Nam xanh"… "Điều đó cho chúng ta niềm tin về một thế hệ chủ nhân tương lai đầy trách nhiệm đối với các vấn đề của xã hội, đất nước và toàn cầu".
Phó Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, vượt khó, vươn lên của các cháu thiếu niên, nhi đồng và kỳ vọng vào thế hệ trẻ sẽ làm nên những kỳ tích đưa Việt Nam bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn.
Trẻ em không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại
Tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng nêu rõ: Trong bất kỳ hoàn cảnh nào Đảng, Nhà nước, gia đình và xã hội luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho các cháu bằng cách hiện thực hóa thành những chính sách lớn về giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, y tế, tạo lập môi trường để "trẻ em không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại". Cá nhân Phó Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành, đoàn thể chính trị-xã hội mong muốn tiếp tục được lắng nghe những chia sẻ về ước mơ, nguyện vọng của trẻ em.
Và mỗi bạn nhỏ tham dự Diễn đàn, mỗi đóa hoa tiêu biểu của rừng hoa nghìn việc tốt hôm nay, cũng chính là một đại sứ để lan tỏa trong các bạn bè cùng trang lứa tình yêu thương để bạo lực không còn chỗ đứng trong môi trường học đường, xây dựng không gian mạng an toàn không chỉ cần thiết cho trẻ em hôm nay mà còn hữu ích cho thế hệ mai sau, thành lập câu lạc bộ trẻ em nòng cốt để kịp thời phát hiện và hỗ trợ giữa các học sinh với nhau…
Lắng nghe trẻ em bằng trái tim và sự thấu hiểu, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Công tác trẻ em là sự nghiệp vô cùng lớn lao, hệ trọng, phải thực hiện thường xuyên, liên tục, bền bỉ, lâu dài, từ những việc làm cụ thể. Trong đó người lớn phải làm gương.
Để tạo dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ em, các bộ, ngành, địa phương, các đoàn thể chính trị-xã hội cần tiếp tục lắng nghe, xem xét và đáp ứng ý kiến, nguyện vọng phù hợp của trẻ em, nhất là những địa phương chưa quan tâm đầy đủ đến công tác này.
Phó Thủ tướng đề nghị tăng cường sự phối hợp cả ba nhân tố là gia đình, nhà trường và xã hội để dành tình cảm, những gì tốt nhất cho trẻ em, nhất là những cháu có hoàn cảnh đặc biệt, nhằm phát triển toàn diện Đức - Trí - Thể - Mỹ, rèn luyện kỹ năng mềm, kỹ năng sống, biết điều hay, lẽ phải, có đủ kiến thức để ứng phó và tự bảo vệ mình trước các tình huống nguy hiểm như bị bạo hành, bị xâm hại về thể chất hoặc tinh thần; có thể tránh, phòng ngừa các hành vi, hiện tượng xấu, tiêu cực, nguy cơ bị tai nạn thương tích, đuối nước...
Bên cạnh đó, các bộ: Lao động-Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, các hội bảo vệ trẻ em, tổ chức tư vấn tâm lý… cần thiết lập thêm nhiều kênh kết nối, lắng nghe, nắm bắt kịp thời tâm tư, suy nghĩ của trẻ em với sự gần gũi, chân tình, riêng tư; đồng thời tăng cường hoạt động tư vấn tâm lý trong trường phổ thông nhằm phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống.
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, đoàn thể chính trị-xã hội cùng tham gia xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa, an toàn trên môi trường mạng, có giải pháp ngăn chặn hiệu quả các thông tin xấu, độc, nội dung không phù hợp với lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng; phát động nhiều phong trào bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, hình thành nếp sống thân thiện, hòa mình với thiên nhiên trong các em nhỏ.
Cuối cùng là tạo thêm nhiều kênh, diễn dàn để trẻ em được biểu đạt nguyện vọng, tham gia xây dựng và hoàn thiện chính sách có liên quan đến quyền và lợi ích của trẻ em đã được nêu trong Hiến pháp, pháp luật và các công ước quốc tế.
"Các cháu có thể sáng tạo hơn nữa trong tổ chức các phiên họp giả định của "Quốc hội trẻ em", "Chính phủ trẻ em", "Hội đồng trẻ em" không chỉ thảo luận về những vấn đề nóng của trẻ em mà cả những lĩnh vực đời sống xã hội khác mà các cháu quan tâm", Phó Thủ tướng gợi mở.
Chăm lo cho trẻ em với tình thương yêu và trách nhiệm
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng đánh giá cao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, một số bộ, ngành, tổ chức, địa phương, trong những năm qua, đã triển khai, nhân rộng nhiều mô hình về quyền tham gia của trẻ em có ý nghĩa như: Diễn đàn trẻ em các cấp, Hội đồng trẻ em cấp tỉnh, huyện, Nhóm trẻ em nòng cốt tại cộng đồng dân cư, câu lạc bộ quyền trẻ em… qua đó góp phần đào tạo những lớp công dân Việt Nam tự tin, có trách nhiệm, sẵn sàng đóng góp sức lực, trí tuệ ngay từ khi còn nhỏ tuổi vì sự phồn vinh, trường tồn của đất nước, vì sự tiến bộ của xã hội.
Phó Thủ tướng kêu gọi mỗi gia đình, các cấp, các ngành và toàn xã hội, bằng trách nhiệm, tình thương yêu tiếp tục có nhiều hành động thiết thực hơn nữa, để chăm lo tốt hơn nữa cho trẻ em, nhất là các cháu gặp hoàn cảnh khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
"Làm sao tất cả các trẻ em đều được quan tâm, phát triển toàn diện, được sống trong tình thương yêu, môi trường sống an toàn, lành mạnh", Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng nhắn gửi các bạn nhỏ sau khi tham dự Diễn đàn, sẽ trở thành những hạt nhân lan tỏa tình yêu thương, nhân ái, yêu lao động, ham học hỏi, luôn ghi nhớ và làm thật tốt "Năm điều Bác Hồ dạy", xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, có ước mơ, hoài bão, khát vọng vì tương lai Tổ quốc.
Chúc các bạn nhỏ bước vào năm học mới 2023 - 2024 luôn có nhiều sức khỏe, niềm vui, hạnh phúc và thu được nhiều kết quả tốt đẹp nhất, Phó Thủ tướng mong muốn, tại Diễn đàn năm sau, sẽ được gặp nhiều những tấm gương tiêu biểu hơn nữa của thiếu niên và nhi đồng nước nhà.
Theo Chinhphu.vn
-
Đồng chí Nguyễn Đình Việt làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La -
Thủ tướng: Sớm đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển -
Bắc và Trung Trung Bộ mưa lớn, các địa phương chủ động ứng phó -
Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
- Tái hiện hành trình lập đô, dời đô, định đô của một triều đại tại Festival Ninh Bình lần thứ III – 2024
- Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế
- Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
- Đỏ lửa nấu cơm đưa đến kịp thời cho người dân vùng lũ Quảng Trị
- Hơn 32 nghìn ngôi nhà ở Quảng Bình bị ngập lũ, nước rút chậm
- Tập trung mở rộng quỹ nhà ở xã hội
- Đường sắt Bắc-Nam bị chia cắt do bão số 6, hơn 2.400 hành khách phải chuyển tải
-
Tổng Bí thư: Khẩn trương xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu quảTạp chí Nông thôn mới xin giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm với chủ đề: Tinh- Gọn-Mạnh- Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả.
-
Lâm Đồng: 18 chủ thể được cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”Thông qua các hoạt động, đề án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, phát triển nông nghiệp hữu cơ như các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp hướng tới toàn diện, bền vững và hiện đại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng, quảng bá và phát triển nhãn hiệu sở hữu cộng đồng đối với sản phẩm đặc trưng thế mạnh của địa phương.
-
Nông dân Tam Sơn trao tặng con giống và trồng tre mét chống xói mònVừa qua, Hội Nông dân xã Tam Sơn (Anh Sơn – Nghệ An) phối hợp với Hội Chữ thập đỏ phường Nghĩa Tân (Cầu Giấy – Hà Nội) trao sinh kế cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn.
-
Đồng chí Nguyễn Đình Việt làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn LaSáng 5/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, nhiệm kỳ 2020-2025
-
Xã Tiến Thịnh huy động nội lực tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao(Tapchinongthonmoi.vn) – Thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội đã phát triển bền vững các làng nghề làm kẹo lạc, chè lam, bánh đa nem... Các sản phẩm truyền thống này đã trở thành sản phẩm OCOP, tạo ra cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
-
Đợt 1 năm 2024: Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa đã hỗ trợ thành công 12 sản phẩm đạt OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) - Đạt được chứng nhận là sản phẩm OCOP, nhiều chủ thể trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã tự tin, mạnh dạn đưa sản phẩm của mình ra thị trường trong và ngoài tỉnh Bắc Giang tiêu thụ. Từ đó đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân…
-
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ senHiện nay, diện tích trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp hơn 1.108 ha, sản lượng sen gương đến cuối tháng 10/2024 ước đạt 12.163 tấn. Giá thành sản xuất gương sen bình quân đạt 9.204 đồng/kg, giá bán bình quân đạt 20.000 đồng/kg, lợi nhuận bình quân hơn 42 triệu đồng/ha.
-
Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễuPhát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
-
Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắcNgày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024 diễn ra tại Lạng Sơn với nhiều hoạt động độc đáo, hấp dẫn, thực sự trở thành điểm hẹn văn hóa, thu hút nhân dân và du khách.
-
Quốc hội thảo luận về phân bổ ngân sách, Luật Địa chất và Khoáng sảnNgày 5/11, các đại biểu thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024 và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
-
1 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
2 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
3 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
4 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
5 Một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay