
Đối với bà con đồng bào Bahnar các buôn làng xã Kon Gang, huyện Đăk Đoa, lão nông Đinh Chem vừa là người giúp đỡ mọi người về kiến thức sản xuất nông nghiệp, vừa giúp họ vượt qua những thời điểm khó khăn.
Người “vác tù và hàng tổng”
Kon Gang, một xã vùng khó khăn của huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai đời sống của bà con nông dân đồng bào Bahnar chỉ mãi quanh quẩn đói nghèo. Do trình độ sản xuất còn manh mún gắn với lúa rẫy, nương ngô và bị ảnh hưởng của tập tục hội hè đình đám tại các làng K’Lok, K’Răih, K’Toh, làng Tang, Dar…
Là người của buôn làng nên Đinh Chem nhận thấy: Đồng bào Bahnar ở xã Kon Gang người nào cũng muốn có cái ăn khi giáp hạt, cái mặc khi đổi mùa và một chút của cải vốn liếng phòng khi ngặt nghèo. Nhưng nhiều người trong số họ không chăm chỉ làm việc, không chịu bỏ công sức trên nương rẫy vào những ngày mưa thuận gió hoà nên cuộc sống hàng ngày gặp khó khăn.

Không đặt mình ngoài đời sống lễ hội của buôn làng nhưng Đinh Chem thường hay đi vận động, khuyên nhủ bà con nên dần bỏ những tập tục, lễ hội cổ hủ lạc hậu để dành thời gian, công sức chăm lo làm nương rẫy.
Mặc dù đã nhiều lần ngăn chồng đừng cứ mãi lo việc của người khác nhưng sau khi làm tốt việc trên rẫy về, Đinh Chem vẫn kiên quyết không bỏ trách nhiệm khuyên nhủ bà con buôn làng của mình. Bà H’Tanl, vợ của Đinh Chem thường trách: “Ông Chem không phải là cán bộ xã, cũng chẳng giữ chức gì trong làng K’Lok nhưng lại hay đi khuyên giải mâu thuẫn, ra sức vận động bà con, thanh niên trai tráng trong làng giảm dần các buổi ăn chơi, nên dồn sức trẻ, sức khoẻ, đầu tư thời gian trên nương rẫy để có của cải phòng khi khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật sau này.”.
Vất vả vận động là thế nhưng Đinh Chem cứ nói mãi cũng không thấm tháp gì. Nhiều thanh niên không chỉ riêng làng K’Lok mà ở các làng xung quanh như K’Răih, K’Toh, làng Tang, Dar, T’Tuh và Tok hầu như không muốn nghe. Thậm chí có nhiều người khi say còn dè bỉu lão nông dân Đinh Chem hay phá vỡ cuộc vui của thanh niên buôn làng!
Nhưng rồi chỉ qua vài mùa rẫy, thời gian đã chứng minh những lời lão Chem nói là đúng. Chỉ mới đây thôi, gặp thời tiết không thuận lợi, ruộng lúa thiếu nước lại không được chăm sóc, bón phân… nhiều hộ dân trong làng K’Lok phải lâm cảnh khó khăn, một số hộ dân đã phải bán luôn cả đất nương rẫy để lấy tiền tiếp tục trang trải cuộc sống.
Giúp người lúc khó khăn
Không chỉ là một nông dân chăm chỉ lao động sản xuất và thường tổ chức, trao đổi kinh nghiệm với bà con trong buôn làng, với người dân làng K’Lok, nhiều năm qua nông dân Đinh Chem còn được xem như một người anh, người thầy (pơ-tao) về vật chất lẫn tinh thần.
Thật vậy, hơn 2 năm trước, khi chồng bà Tem (làng K’Lok) bị bệnh mà mất. Quá đau buồn, bà Tem cứ khóc và uống rượu mãi không chịu làm việc. Đến khi cả nhà 6 miệng ăn lâm vào cảnh thiếu đói thì bà cũng cứ khóc và trách A-tâu (tổ tiên, ông bà), Yàng (Trời) không thương lấy bà ấy khi đã “bắt” chồng bà đi mà không chịu cho gạo, mắm.
Nhưng rồi khi nhận được tiền, gạo hỗ trợ hộ nghèo do các cán bộ UBND xã Kon Gang cấp, bà Tem sau khi dùng hết tiền lại đem gạo ra trung tâm xã đổi… rượu, thuốc lá về dùng.

Bực mình quá, Chem sang nhà gằn giọng: “Mặt trời lên đã thấy Tem uống rượu. Mặt trời lặn, Tem vẫn còn ngồi và uống. Thế thì 5 đứa con của Tem chúng lấy gì để ăn khi hết gạo, hết mắm?”.
Năm ngoái, khi bà Tem bán đất tiêu xài hết tiền lại không chịu làm việc sau nhiều lần khuyên nhủ, vận động tận tình, Đinh Chem hiện cho bà Tem mượn không lấy tiền hơn 5 sào đất để trồng sắn, trồng ngô, khoai lang.
Truyền cảm hứng phát triển kinh tế
Cũng như bao hộ dân khác, Đinh Chem ban đầu chỉ vỏn vẹn hơn 1ha cà phê. Nhưng sau vài mùa rẫy, hiện gia đình Chem đã được xem là một hộ nông dân khá nhất làng K’Lok với một trang trại rộng gần 7ha: 3 ha cà phê, 1 ha chuối, 2 ha sắn, hơn 5 sào lúa nước, hồ cá và nhiều mảnh vườn nhỏ trồng rau xanh, chăn nuôi hàng trăm con gà đẻ trứng nhằm phục vụ bữa ăn gia đình.
Khi công việc của trang trại rộng gần 7ha dưới chân núi Chư Grok không thể quán xuyến hết, Đinh Chem đến từng nhà và vận động để được thuê những người không có công ăn việc làm trong làng K’Lok đi làm cỏ, bón phân, chăm sóc cà phê, thu hoạch chuối… cho gia đình mình với công nhật từ 200-300 nghìn đồng/công.
Nhiều người trong số họ đã vượt qua hoàn cảnh khó khăn, thay đổi dần tác phong làm việc trễ nải, hay ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước và dần dần xây dựng lại cuộc sống ổn định như: Rơmah Yuih, một người lười làm việc và cứ uống rượu suốt ngày; hay Romah Toăn, cũng chỉ tối ngày rượu chè không chịu lên nương rẫy làm việc và cứ bán từng diện tích đất. Khi hết đất rồi không còn để bán, Rơmah Toăn chỉ còn biết đi làm thuê cho các hộ khác, ra thị trấn khuân vác… Giờ đây, với sự giúp đỡ của Đinh Chem, Rơmah Yuih và Rơmah Toăn đã chí thú làm ăn, mua lại rẫy và đầu tư gần 2ha sắn.
Mong muốn được giúp đỡ người dân cùng làng K’Lok đang gặp khó khăn càng nhiều càng tốt, Đinh Chem đang phát triển cao su tiểu điền nhằm tận dụng được đất trống, công lao động đang dôi dư tại các làng K’Lok, K’Răih… Đinh Chem phối hợp cùng những hộ dân tại làng K’Lok, những hộ dân thiếu đất sản xuất cùng nhau bàn bạc, chung sức. Người có đất nhiều, phải gánh trách nhiệm làm nhiều thì được hưởng nhiều, người có ít đất phải cố gắng lao động, đầu tư thâm canh, tăng năng suất cây trồng.
Nhìn thấy việc làm của Đinh Chem đã đem lại hiệu quả rõ rệt không chỉ trong sản xuất, chẳng riêng gì bà con làng K’Lok, nhiều hộ dân các làng lân cận như K’Răih, K’Toh, làng Tang… thường tìm đến nhà Chem để tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Với bà con đồng bào Bahnar xã Kon Gang, lão nông Đinh Chem không chỉ là người chủ trang trại cộng đồng chuyên giúp đỡ nông dân mà còn là người anh tinh thần luôn vận động, khuyên nhủ, hướng dẫn bà con làm nương rẫy.
Thanh Luận
-
Bắc Kạn: Đa dạng hình thức tuyên truyền bảo vệ môi trường
-
Hội Nông dân Nghệ An: Nhiều hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo
-
T.Ư Hội NDVN: Phát động kết nối, hỗ trợ tiêu thụ hành tím cho nông dân Sóc Trăng
- Nông dân miền núi đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa ngay từ đầu năm
- Nông dân đất Võ chung tay bảo vệ môi trường
- Tết trồng cây ở Hữu Lũng: Nô nức thi đua trồng thật nhiều cây, gây thêm nhiều rừng
- Phong trào “Viên gạch nông dân” ấm tình dân bản
- Lai Châu: Giúp nông dân nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường
- Hải Dương tổ chức Hội thi “Nông dân tìm hiểu kiến thức và pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường”
- Hội Nông dân Hà Tĩnh tăng cường tuyên truyền, vận động nông dân tham gia chuyển đổi số
-
Nghệ An: 2.420 ngôi nhà tình nghĩa tại 6 huyện miền núi do lực lượng Công an hỗ trợ(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 22/3/2023 tại xã Tam Hợp (Tương Dương, Nghệ An), Bộ Công an đã phối hợp Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTQ tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ trao tặng nhà mẫu và kinh phí hỗ trợ xây nhà cho người nghèo, khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
-
Đồng Nai: Đối thoại với nông dân để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệpNgày 23/3/2023, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị gặp gỡ nông dân, Hội Nông dân, các nhà khoa học, quản lý… để cùng trao đổi định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất của nông dân trong tỉnh.
-
Bảo vệ nước, an toàn trước thiên tai: "Cảnh báo sớm để hành động sớm"Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng “cảnh báo sớm để hành động sớm, hành động kịp thời” là giải pháp quan trọng để giảm thiểu được nhiều rủi ro từ thiên tai.
-
Thanh niên xứ Lạng thành công với than sạch không khói(Tapchinongthonmoi.vn) Vừa kinh doanh phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần bảo vệ môi trường… đó là mô hình sản xuất kinh doanh than sạch không khói của thanh niên Lý Văn Vương ở xã Tân Thành (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn).
-
Ngành Nông nghiệp tỉnh Long An phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 2-2,5%Kỳ vọng vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp năm 2023 tăng trưởng từ 2-2,5%, UBND tỉnh Long An vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
-
Thông tin cảnh báo thiên tai cần chính xác, kịp thời đến từng người dânĐể ứng phó với thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan và khó đoán định cần có hệ thống cảnh báo sớm, thông tin kịp thời đến từng người dân.
-
Cà Mau: Thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thịÔng Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Cà Mau cho biết: Ứng dụng Chính quyền điện tử (CaMau-G) được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng và trên các phương điện truyền thông đại chúng. Đây là ứng dụng làm đại diện, tích hợp các ứng dụng nền tảng số, các dịch vụ thuộc Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau để người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng thuận tiện thông qua thiết bị di động, điện thoại thông minh.
-
Tạo đòn bẩy thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệpTham gia chương trình thỏa thuận tự nguyện thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn được phương án tối ưu trong quá trình triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện của doanh nghiệp.
-
Toàn văn thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 27 của Ủy ban Kiểm tra Trung ươngTrong các ngày 21 và 22/3, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 27. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
-
Dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến khó lường, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chốngBộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức triển khai kế hoạch phòng, chống dịch năm 2023.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh