Lúa mùa ở Thái Nguyên được cho “ăn gì” vào cuối vụ?
Để chăm sóc, bón thúc cho lúa Mùa cuối vụ, những năm gần đây, nông dân các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên đã bắt đầu quen với việc sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên thúc. Sản phẩm này có nhiều ưu điểm vượt trội, phù hợp với đặc điểm của những giống lúa bà con thường trồng.
Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, quá trình sinh trưởng phát triển cây lúa trải qua 2 giai đoạn chính là sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, mỗi giai đoạn chiếm khoảng ½ tổng thời gian sinh trưởng. Tương ứng với đó, giai đoạn đầu vụ, cây lúa tập trung đẻ nhánh, phát triển thân, lá, hoạt động quang hợp tạo cơ sở vật chất làm tiền đề cho giai đoạn sau. Giai đoạn sinh trưởng sinh thực tập trung vào làm đòng, trỗ bông và tích lũy dinh dưỡng vào hạt.
Nếu giai đoạn “con gái”, cây lúa khỏe nhất, khả năng chống chịu tốt nhất thì giai đoạn làm đòng, trỗ bông, sức chống chịu của cây lúa kém nhất, dễ nhiễm sâu bệnh hại và cũng dễ chịu tac hại của điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Mặt khác, giai đoạn đầu cây lúa còn có thể có sự đền bù, nhưng giai đoạn sau không chỉ không còn cơ hội đền bù, mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thu hoạch. Vì vậy, việc chăm sóc lúa giai đoạn cuối vụ phải tính toán cho tương thích với đặc điểm từng giai đoạn để đạt hiệu quả cao nhất.
Nông dân Thái Nguyên thường cấy các giống lúa gì?
Do cơ chế thị trường, cơ cấu giống lúa và mùa vụ gieo cấy lúa mùa giữa các vùng, các địa phương ở Thái Nguyên không giống nhau. Để cho năng suất cao, chất lượng tốt, những đồng ruộng thâm canh ở các huyện vùng thấp như Phú Bình, thị xã Phổ Yên, Sông Công… thường gieo cấy sớm với các giống lúa cảm ôn, cả lúa thuần, lúa lai. Một số nơi do địa hình thấp trũng hoặc khó tiêu nước thường cấy nhóm giống lúa chịu úng trung ngày, các huyện vùng cao vẫn cấy lúa dài ngày, cao cây như nếp vải, nếp thầu dầu… Đối với vùng đất đặc thù, nông dân gieo cấy muộn với các giống lúa cảm quang như lúa đặc sản bao thai Định Hóa- Thái Nguyên.
Nhìn chung, diện tích cấy lúa cảm quang không nhiều, chủ yếu nông dân Thái Nguyên vẫn cấy các giống lúa cảm ôn. Đây là những giống lúa cấy được cả 2 vụ trong năm, khi cây lúa “tích” đủ nhiệt (tích ôn hữu hiệu) cây lúa sẽ làm đòng, trỗ bông. Như vậy, thời gian sinh trưởng vụ Xuân dài hơn vụ Mùa, và vụ Xuân gieo cấy muộn, vụ Mùa gieo cấy sớm dễ cho năng suất cao hơn. Thông thường gieo cấy mùa sớm và mùa trung vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 để lúa làm đòng, trỗ bông vào cuối tháng 8 và nửa đầu tháng 9.
Các huyện Định Hóa, Võ Nhai… đang mở rộng diện tích cấy lúa đặc sản, thuộc nhóm các giống lúa cảm quang (lúa Bao thai, Mộc tuyền…). Những giống lúa này ít cảm ứng với nhiệt độ mà cảm ứng mạnh với độ chiếu sáng trong ngày (ngày ngắn, ngày dài). Ngày được tính từ lúc mặt rời mọc đến lúc mặt trời lặn, đêm tính từ khi mặt trời lặn đến khi mọc. Như vậy tiết Hạ chí có ngày dài nhất, đêm ngắn nhất; tiết Đông chí có đêm dài nhất, ngày ngắn nhất. Các tiết Xuân phân và Thu phân có ngày và đêm bằng nhau.
Các giống lúa cảm quang thường làm đòng, trỗ bông vào thời gian mà độ dài ngày và đêm tương đương nhau. Như vậy các giống lúa Bao thai, Tám xoan, Nếp cái hoa vàng… dù cấy sớm hay muộn cũng sẽ phân đòng vào xung quanh tiết Bạch lộ (đầu tháng 9) và trỗ bông vào xung quanh tiết Hàn lộ (8/10). “Hàn lộ lúa trỗ bằng đầu, Lập Đông ta quyết về mau gặt mùa”
Mặt khác, các giống lúa cảm quang, giống dài ngày thường trải qua giai đoạn đứng cái là giai đoạn trung gian giữa sinh trưởng sinh dưỡng và sinh thực. Đây là thời điểm thích hợp chăm sóc lúa giai đoạn cuối vụ. Cây lúa bước sang giai đoạn sinh thực đòi hỏi dinh dưỡng nhiều hơn nhưng khả năng chống chịu sâu bệnh và ngoại cảnh bất thuận kém hơn.
Cách sử dụng phân bón Văn Điển cho lúa mùa ở Thái Nguyên
Để đáp ứng nhu cầu trên, theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, với từng nhóm giống lúa, mùa vụ, thời vụ khác nhau mà có chế độ chăm sóc cuối vụ khác nhau:
+ Thời điểm bón phân cuối vụ mùa:
– Các giống lúa cảm ôn trung và ngắn ngày thường không thể hiện rõ giai đoạn đứng cái; thời điểm chuyển sang giai đoạn sinh thực được tính từ khi bộ lá lúa đứng hơn, các lá “bằng đầu” hoặc khi lúa bắt đầu cứng gốc, tròn gốc. Hơn nữa, lúa được cấy sớm sẽ trỗ sớm, lúa trỗ sớm dễ gặp mưa bão và các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại, đặc biệt rầy nâu và bệnh bạc lá vi khuẩn. Nhóm giống lúa này nên bón thúc sớm và kết thúc bón thúc sớm, không nên bón phân muộn, nhất là khi có cảnh báo còn mưa nhiều. Đợt bón phân muộn nhất – bón thúc cuối vụ sau cấy khoảng 25 ngày, nếu cấy khoảng 10-20/7 thì bón phân thúc cuối vụ trước ngày 10 -15/8.
– Các giống lúa dài ngày cần chăm sóc cuối vụ, đặc biệt nhóm giống lúa cảm quang. Lượng mưa ở Thái Nguyên thường giảm dần từ cuối tháng 9, gió heo may về sớm quanh tiết Hàn lộ… là những bất thuận cho rầy nâu và vi khuẩn bạc lá phát sinh gây hại. Vì vậy cuối tháng 8, đầu tháng 9 khi lúa chuẩn bị hoặc bắt đầu đứng cái cần bón thêm phân cuối vụ để nuôi đòng, nuôi hạt.
+ Loại và lượng phân bón thúc cuối vụ:
Lúc này thân lá đã phát triển mạnh nên dễ bị đổ ngã khi gặp gió to; hơn nữa cần tăng hiệu suất quang hợp cuối vụ và tăng vận chuyển dòng nhựa nguyên, nhựa luyện trong cây nên cần lượng kali cao hơn. Để tăng sức sồng hạt phấn, tăng số hạt mẩy và tăng chất lượng cơm gạo cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trung- vi lượng.
Trên thị trường phân bón hiện nay, phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển chuyên bón thúc cho lúa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng trong nhiều loại công thức khác nhau như:
Phân đa yếu tố NPK(16 :5 :17) có hàm lượng N 16%, P2O5 5%. K2O 17% Mg 5%, SiO2 7%, CaO 8%, S 2%,… ;
Phân bón NPK 12 :5 :10 có hàm lượng N12%, P2O5 5%, K2O 10%, Mg2%, SiO2 4%, CaO 5%…
Hiện nay nhiều nơi bà con thường sử dụng phân bón công thức NPK 13:3:10 +TE.
Những loại phân bón này, ngoài việc cân đối các chất NPK theo nhu cầu cây lúa, còn đủ mặt các chất trung, vi lượng giúp cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh, chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận, tạo cho bông to, nhiều hạt mảy, chất lượng gạo ngon.
Lượng phân bón thúc cuối vụ không cần nhiều, chủ yếu cần cân đối dinh dưỡng. Trên chân ruộng cao, cây lúa có biểu hiện thiếu ăn như bỏ lá chân, lá ngắn, hẹp… mỗi sào có thể bón 3-5kg phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón thúc lúa. Ruộng lúa bao thai, lúa nếp cao cây… cần bón 2—3kg phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón thúc lúa trộn với 2kg phân kali, vãi đều cho 1 sào lúa.
Một số lưu ý khi bón phân cho lúa vụ mùa
– Vụ mùa 2020 được dự báo có thể mưa bão nhiều, thời tiết còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường dễ gây hại cho lúa Mùa, nhất là giai đoạn cuối vụ. Để chủ động né tránh bất thuận, chỉ nên bón thúc cuối vụ cho lúa Mùa bằng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón thúc lúa, có thể trộn thêm 1-2kg ka ly, tuyệt đối không được bón thêm phân đạm hoặc các loại phân bón giàu đạm.
– Để giảm bớt thất thoát phân bón do hiện tượng bốc hơi, rửa trôi hay thẩm lậu…, không nên bón phân thúc khi trời nắng nóng và khi ruộng nhiều nước. Nên bón phân lúc chiều mát khi thân lá lúa khô, trời có gió nhẹ; tránh làm hạt kali đọng trên bẹ lá dễ làm cháy bẹ lá, đứt mạch dẫn trên thân, lá lúa.
Để đảm bảo an toàn cho lúa mùa năm 2020 với mức năng suất phấn đấu, việc chăm bón cuối vụ tốt nhất sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón lót lúa, không bón thêm phân đơn, không bón phân muộn nhất là với các giống lúa cảm ôn sẽ giúp lúa vụ mùa phát triển cân đối, khỏe mạnh; màu sắc lá không xanh đen, ít sâu bệnh hại, lúa đứng cây, ít đổ ngã, bộ lá lúa vàng tươi đến khi bông lúa chín hoàn toàn.
Trọng Hòa – Nam Phong
-
Trong 9 tháng năm 2024 giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,2% -
Hà Tĩnh: Một nông dân thu tiền tỷ từ mô hình nuôi chồn vòi mốc -
Ngành nông nghiệp nỗ lực triển khai các giải pháp phục hồi sản xuất sau bão số 3 -
Thúc đẩy ứng dụng thiết bị máy bay không người lái vào sản xuất nông nghiệp
- Sơn La: Quyết liệt, chủ động phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi
- Hội hỗ trợ, nông dân Trà Vinh hào hứng trồng dưa leo an toàn sinh học
- Ngân hàng Thế giới xúc tiến ký Thoả thuận chi trả giảm phát thải hỗ trợ Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp”
- Các đơn vị, cá nhân ủng hộ gần 170 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất thủy sản và chăn nuôi
- 'Sẽ đề nghị Chính phủ có Nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ phục hồi sản xuất sau bão số 3'
- Đồng Nai có 694ha diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu
- Hưng Yên: Hàng trăm người dân mất tiền tỷ vì cây cảnh ngập lụt, lợn phải bán non
-
70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Khẳng định bản lĩnh và trí tuệ Việt NamHà Nội tự hào là thành phố duy nhất ở châu Á-Thái Bình Dương được trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình;” Thủ đô được UNESCO ghi danh tham gia “Mạng lưới Thành phố sáng tạo” toàn cầu năm 2019.
-
Quảng Ngãi tổ chức phiên chợ kết nối tiêu thụ nông sản và sản phẩm OCOP miền núiMới đây, lần đầu tiên Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức phiên chợ giới thiệu, quảng bá nông sản và sản phẩm OCOP ở các huyện miền núi trong tỉnh tại thành phố Quảng Ngãi. Hoạt động này nhằm giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của các cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã đóng trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn.
-
Sông Mã đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nhãn, giúp trái ngọt vươn ra thị trường quốc tếNhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhãn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La không chỉ giải được bài toán nông sản “được mùa mất giá”, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn đưa thương hiệu nhãn Sông Mã ghi danh trên bản đồ nông sản thế giới.
-
Bà Rịa - Vũng Tàu vươn lên Top 4 cả nước về GRDP(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của nhà nước và doanh nghiệp; kết quả tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến đột phá hơn so với cùng kỳ năm 2023, có 13/14 chỉ tiêu kinh tế, tài chính tăng trưởng so với cùng kỳ và cao hơn mức kế hoạch cả năm 2024.
-
TP. Hồ Chí Minh: Tuyên dương 17 gương “Nông dân tiêu biểu” và 26 “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu”(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 9/10, tại TP. Hồ Chí Minh (HCM) đã khai mạc Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP lần 2 năm 2024 với gần 150 gian hàng trưng bày các sản phẩm nông nghiệp từ TP. HCM và các tỉnh. Đây là hoạt động do Hội nông dân (HND) TP. HCM tổ chức nhằm kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2024).
-
Phát huy giá trị văn hiến Thăng Long - Hà Nội qua triển lãm sách 70 năm giải phóng Thủ đôTrong không khí mùa thu lịch sử, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, sáng 9/10, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm sách chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
-
Trọng dụng nhân tài là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đôTại Lễ tuyên dương Thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc năm 2024, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định thu hút trọng dụng nhân tài là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững Thủ đô.
-
Hà Nội - Dấu ấn 25 năm Thành phố vì Hòa bìnhNgày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên vinh dự được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì Hòa bình”. 25 năm trôi qua, Hà Nội đã không ngừng phát triển, mạnh mẽ vươn lên, đạt những thành tựu đáng tự hào, không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
-
Ứng dụng khoa học công nghệ, nông dân Yên Châu đưa nông sản địa phương vươn xaNhờ chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ số và bắt nhịp được xu hướng thị trường, hợp tác xã Tây Bắc (bản Huổi Hẹ, xã Viêng Lán, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) đã đưa thương hiệu “Tỏi đen Yên Châu” cùng nhiều nông sản bản địa khác “ghi danh” trên thị trường.
-
Trong 9 tháng năm 2024 giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,2%Theo báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê công bố ngày 6/10 vừa qua, tình hình sản xuất nông nghiệp trong quý III vẫn duy trì đà tăng trưởng, lúa vụ Đông Xuân - Hè Thu đạt kết quả khá; đàn gia cầm ổn định, nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển, đáp ứng đủ nhu cầu nội địa và phục vụ xuất khẩu.
-
1 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
2 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
3 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
4 Tôn vinh 56 “Nhà khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024 -
5 Hội Nông dân Việt Nam thăm hỏi, tặng quà nông dân bị thiệt hại bão lũ ở Bắc Giang