Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Muốn có chữ đường cao, đừng để mía “đói khát” dinh dưỡng trung, vi lượng

10:00 25/10/2019 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhiều người tưởng rằng, chỉ cần bón đủ phân N-P-K (đạm, lân, kali) cho cây mía là đủ. Nhưng theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, cây mía còn cần thêm dinh dưỡng trung, vi lượng nữa mới có thể “ngọt ngào” trọn vẹn. Đừng lo lắng nếu trong đất không có đủ, vì ph

Để cây mía đường có năng suất cao và chữ đường cao, kỹ thuật chăm sóc và bón phân có ảnh hưởng quyết định. Ảnh minh hoạ: Trung Hiếu/TTXVN

Trao đổi với phóng viên Làng Mới, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bô Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm về hướng dẫn sử dụng phân bón phân tích: Cây mía ưa độ pH từ 5 – 5,6. Nếu đất quá chua (pH thấp < 4,5) mía sinh trưởng kém cây còi cọc, mặt khác do sinh khối lớn nên cây mía đòi hỏi nhiều dinh dưỡng và bộ lá quang hợp rất mạnh để lấy ánh sáng, nhiệt độ thích hợp cho cây từ 24- 350C. Do bộ dễ khỏe đâm sâu vào các tầng lớp dưới nên cần cấy sâu và làm tơi xốp cho đất. Các loại đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, cát pha rất phù hợp đối với mía.

Lỗi tai hại khi “quên” bón dinh dưỡng trung, vi lượng

Hiện nay có nhiều giống mía được phân làm 2 nhóm: Nhóm mía ép chế biến đường và nhóm mía ăn tươi (mía tím) hoặc ép nước giải khát. Cả hai nhóm mía đều có yêu cầu là cho năng suất cao đồng thời “chữ đường” phải cao thì mới đảm bảo được yêu cầu của người sản xuất.

Đất trồng mía hiện nay khá nghèo dinh dưỡng. Các vùng chuyên canh nhiều năm, đất giảm sút dinh dưỡng, bạc màu thoái hóa, nghèo kiệt các nguyên tố trung vi lượng như: Canxi (CaO) hay còn gọi là vôi, hàm lượng magie (MgO), lân dễ tiêu (P2O5), silic (SiO2), lưu huỳnh (S); cùng các chất vi lượng bo (B) và kẽm (Zn)… Điều này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chữ lượng đường. Nguyên nhân là do nhiều năm người trồng mía “quên” bón các chất dinh dưỡng trung vi lượng mà chủ yếu quen dùng phân đơn hoặc phân NPK thông thường, các loại phân này chỉ cung cấp từ 1 – 3 loại chất dinh dưỡng N, P, K cho cây mà thôi.

Trong điều kiện đất nghèo dinh dưỡng và được khai thác chuyên canh thời gian dài, cây mía cần được bón phân đủ chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng. Ảnh tư liệu.

Dẫn ra các kết quả nghiên cứu khoa học về cây mía, chuyên gia Nguyễn Xuân Thự phân tích thêm: Để thu được 100 tấn mía nguyên liệu/ha, đất phải cung cấp một lượng dinh dưỡng lớn cho cây mía: Khoảng 120kg N, 50kg P2O5; 144kg K2O; 40kg CaO; 50kg MgO; 475kg SiO2; 25kg S và các chất vi lượng B, Zn, Cu, Fe, Mn… Như vậy chỉ đầu tư 1 đến 3 loại chất dinh dưỡng đa lượng (N-P-K) là chưa đủ, cây sẽ yếu, phát sinh nhiều sâu bệnh, năng suất, chất lượng thấp.

Phân bón Văn Điển – “Tất cả trong một” cho cây mía

Nắm bắt được những yêu cầu của sản xuất mía phải bổ sung đầy đủ các loại chất dinh dưỡng thông qua phân bón, Công ty cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển phối hợp các nhà khoa học đã cho ra đời nhiều dòng sản phẩm phân bón chuyên dùng cho cây mía nhiều thành phần dinh dưỡng (gọi chung là phân bón đa yếu tố dinh dưỡng NPK). Các dòng sản phẩm còn có các chất dinh dưỡng trung lượng gồm CaO (vôi), magie (MgO), silic (SiO2); lưu huỳnh (S) cùng vi lượng bo, kẽm, sắt, mangan, đồng, coban… Đây là tính khác biệt nhất về chất lượng của phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển so với các loại phân NPK khác.

Đáng chú ý, trong thành phần dinh dưỡng của các dòng sản phẩm NPK Văn Điển luôn luôn đầy đủ nhất các yếu tố dinh dưỡng trung vi lượng, đáp ứng thỏa mãn cho cây mía. Trong nhiều năm qua ở các vùng chuyên canh mía ở các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình, Nghệ An… bà con nông dân tiếp cận phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng bón cho mía như dòng sản phẩm:

Phân bón lót ĐYT NPK 6.12.5, có thành phần dinh dưỡng: 6%N, 12% P2O5; 5% K2O16% CaO; 8% MgO; 2%S, 15% SiO2 và các chất vi lượng B, Zn, Fe, Cu, Mn… Tổng dinh dưỡng dễ tiêu trên 64%.

Phân bón thúc ĐYT NPK 15.5.20 có thành phần dinh dưỡng:15%N; 5P2O5; 20% K2O; 8% CaO; 5% MgO; 7% SiO2 và các chất vi lượng B, Zn, Fe, Cu, Mn… Tổng dinh dưỡng dễ tiêu trên 60%.

Cách sử dụng: Theo hướng dẫn của chuyên gia Nguyễn Xuân Thự, sau khi lên luống, đánh rạch đối với mía trồng mới, rải phân hữu cơ 3 – 4 tạ/sào 360m2 +  20 – 25kg phân ĐYT 6.12.5 xuống rãnh lấp đất dày 3 – 5 cm, sau đó đặt hom theo hàng dọc, không đặt ngang luống, tưới đẫm nước và lấp đất, nên đặt hom giống vào buổi chiều mát để hom qua đêm, hôm sau lấp đất. Đối với mía gốc thì cày phá lớp dễ rũ ở hai bên mép luống, rải phân và lấp đất.

Kỹ thuật Bón phân thúc (3 đợt) cho cây mía

– Bón thúc lần 1: Sau trồng 4 – 6 tuần khi mía 5 – 7 lá thì tiến hành bón phân thúc cho mía đẻ nhánh bằng phân ĐYT NPK 15.5.20, lượng bón từ 12 -15kg/sào. Rải phân giữa hai hàng cây hoặc mép luống cách gốc 10 – 15cm kết hợp làm cỏ, phá váng, trồng dặm.

– Bón thúc lần 2: Sau trồng khoảng 8 – 9 tuần, mía kết thúc đẻ nhánh tiến hành bón thúc đợt 2 bằng phân ĐYT NPK 15.5.20, lượng bón 13 – 15kg/sào, bón kết hợp vun cao gốc.

– Bón thúc lần 3: Khi cây mía có 3 – 5 lóng thì bón đợt 3 bằng phân ĐYT NPK 15.5.20, lượng bón 12 – 13kg/sào, kết hợp vun cao luống 20 – 25cm để bộ rễ chân kiềng đâm sâu.

Phân bón lót đa yếu tố NPK Văn Điển có đặc điểm tan từ từ được lót sâu, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như lân, vôi, magie, silic, vi lượng và một lượng NPK nuôi dưỡng cho bộ rễ phát triển mạnh, hấp thu được nhiều dinh dưỡng, cho giai đoạn vươn lóng, chứa, tích lũy chất khô. Thời kỳ mía đẻ nhánh, làm lóng, tích lũy đường thì phân bón thúc Văn Điển có tỷ lệ kali cao đến 20%, tỷ lệ đạm 15%, các yếu tố dinh dưỡng khác hợp lý, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của cây mía, ở những vùng đồi gồ, đồi mía thì núi chịu hạn tốt hơn rất nhiều nhờ có silic cao trong phân tạo thành lớp lông gai, hạn chế bốc thoát hơi nước, chống sâu bệnh tốt, ngoài ra phân thúc đa yếu tố NPK Văn Điển còn chứa đầy đủ các chất vôi, magie, lưu huỳnh, cùng 6 chất vi lượng (bo, kẽm, mangan, sắt, đồng, coban) đáp ứng đầy đủ thỏa mãn cho cây mía thời kỳ làm lóng tích lũy đường vào các lóng.

Quan sát trực quan các vườn mía được bón phân Văn Điển cho thấy: Thân cây đều, đứng thẳng, mập, lá dày, xanh đậm, mặt lá bóng, có lớp lông trắng mịn ở bẹ, phiến lá, tác dụng chống sâu bệnh rất tốt, lá có tuổi thọ dài, thời gian quang hợp ánh sáng lớn nên tổng hợp được nhiều đường ngọt trong cây, ruộng mía ít đổ ngã khi gặp mưa giông lốc. Năng suất của vườn mía sử dụng phân Văn Điển cao vượt trội, chữ lượng đường hơn hẳn so với bón các loại phân thông thường. Riêng mía tím  và mía ép nước giải khát thì ngọt đậm mùi thơm đậm đặc trưng.

Nếu nhà nông muốn tìm hiểu thực địa, có thể đến các vùng trồng mía đường ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hòa Bình. Sau khi hỏi bà con nông dân đã quen dùng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển bón cho mía, sẽ thấy rõ hiệu quả kinh tế. Không những thế, chất đất cũng được cải tạo thấy rõ sau vài mùa vụ mía.

Việt Hà – Nam Phong