
Để đảm bảo phát triển bền vững cây dược liệu lá Khôi, tạo được sự liên kết chặt chẽ, ổn định theo chuỗi giá trị giữa các hộ nông dân và nâng cao nguồn thu nhập. Ban Kinh tế (T.Ư Hội Nông dân Việt Nam) đã phối hợp với Hội Nông dân Yên Bái triển khai Dự án “Xây dựng mô hình nâng cao giá trị, phát triển sản xuất cây lá Khôi gắn với xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp” tại xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Mục tiêu của Dự án giúp cho các hộ hội viên nông dân tham gia nâng cao nguồn thu nhập bình quân 1,5 triệu đồng/hộ/tháng (tương đương bình quân 180 triệu đồng/ha/năm).
Mô hình thu hút 40 hộ tham gia
Yên Bái là tỉnh có nguồn dược liệu và cây thuốc tự nhiên phong phú, đa dạng về chủng loại. Trong đó có nhiều loài cây thuốc quý có khả năng đem lại thu nhập ổn định cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
Lá Khôi là loại cây dược liệu quý được phân bố tự nhiên phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của tỉnh Yên Bái. Đây là loại cây ưa ẩm và bóng nên có thể trồng xen với một số loài cây khác dưới tán rừng hoặc ven các khe suối, chân đồi, quanh nhà. Là loại cây ít bị sâu bệnh nên chăm sóc không khó. Chỉ cần thường xuyên vun xới quanh gốc, phá bỏ cây cỏ xâm lấn, tưới nước tạo độ ẩm cho cây phát triển tốt.
Xã Việt Hồng là xã An toàn khu (thuộc khu vực II theo Quyết định số 582/QĐ.TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ); có tổng diện tích đất tự nhiên của là 3.538,1ha; trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp, đồi rừng. Xã có 2.298 nhân khẩu, dân tộc thiểu số chiếm 89% dân số toàn xã; hộ nghèo và cận nghèo còn trên 152 hộ. Cuộc sống của bà con nơi đây cũng còn nhiều khó khăn.
Những năm trước đây, trên địa bàn của xã Việt Hồng cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh Yên Bái đã có những hộ nông dân tự phát trồng cây lá Khôi dưới tán cây lâm nghiệp, nâng cao giá trị trên diện tích đất. Tuy nhiên, kỹ thuật áp dụng chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa biết áp dụng các biện pháp sơ chế, bảo quản trong sản xuất lá khôi và sản phẩm làm ra được thương lái thu mua nhưng giá cả không ổn định.
Từ thực trạng trên, Ban Kinh tế (T.Ư Hội Nông dân Việt Nam) đã phối hợp với Hội Nông dân Yên Bái triển khai Dự án “xây dựng mô hình nâng cao giá trị, phát triển sản xuất cây lá Khôi gắn với xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp” nhằm phát triển cây lá Khôi áp dụng thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO); Ứng dụng khoa học công nghệ trong khâu bảo quản sau thu hoạch, nâng cao giá trị cho sản phẩm và phát triển mô hình của dự án; Liên kết nông dân hình thành tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất lá Khôi; liên kết với doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm lá Khôi…
Theo ông Giàng A Câu – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Yên Bái cho biết: Dự án đã thu hút 40 hộ tham gia, có diện tích trồng cây phù hợp tối thiểu từ 360m2 trở lên. Đồng thời, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái lập danh sách, hồ sơ các hộ tham gia dự án với tổng diện tích 3ha và ký cam kết thực hiện. Những hộ tham gia dự án được chuyển giao quy trình áp dụng thực hành tốt trồng trọt và thu hái, sơ chế cây thuốc theo GACP-WHO đối với cây lá khôi và phù hợp trình độ, tập quán canh tác của người dân. Áp dụng được quy trình sản xuất cây dược liệu đảm bảo an toàn, bền vững. Đồng thời, Dự án sẽ hỗ trợ kiên kết với doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, xây dựng chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.

Nông dân được hưởng lợi
Ông Giàng A Câu – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Yên Bái chia sẻ: Trong quá trình thực hiện dự án, Hội Nông dân các cấp của tỉnh Yên Bái, đã tích cực phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền và các đơn vị liên quan trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn người dân và các nhóm thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Dự án trên địa bàn, chủ động phát huy nội lực và lồng ghép các nguồn vốn để tăng nguồn lực thực hiện Dự án.
Đến nay, nhờ sự hỗ trợ của Ban Điều hành Dự án, Hội Nông dân các cấp, các hộ nông dân tham gia đã hình thành được tổ liên kết hợp tác xây dựng thành công mô hình 10ha cây lá Khôi áp dụng thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc theo GACP-WHO. Dự án đã hỗ trợ 110.000 cây giống đạt tiêu chuẩn, hướng dẫn quy trình trồng, chăm sóc, thu hái, sơ chế, bảo quản theo sinh trưởng và phát triển của cây lá Khôi. Cán bộ Hội các cấp còn cử cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn để theo dõi, hướng dẫn, tổ chức, hướng dẫn trồng cây lá khôi dưới tán rừng trồng (keo, bồ đề, quế, cây lâu năm).
Được biết, việc áp dụng GACP-WHO trồng trên 10ha cây lá Khôi dưới tán rừng trồng (keo, bồ đề, quế, cây lâu năm) sau 1 năm có thể cho năng suất sau khoảng 1,6 tấn lá tươi/ha/năm, đạt từ 6 tấn lá tươi/ha/năm sau 3 năm.
Việc xây dựng lò sấy lá Khôi cũng đã hoàn thành theo kế hoạch để giúp các thành viên sơ chế, bảo quản sau thu hoạch. Trong thời gian tới, khi Hợp tác xã sản xuất lá Khôi được thành lập, sẽ tiếp tục nâng công suất của lò sấy lá Khôi sau thu hoạch với công suất 200kg lá tươi/mẻ theo đúng quy chuẩn, công nghệ tiên tiến và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với Công ty Dược phẩm Yên Bái (YPHARCO). Tổ chức dịch vụ thu mua, sấy lá Khôi cho thành viên hợp tác xã, các hộ tham gia Dự án.
Đánh giá về hiệu quả của mô hình này, ông Giàng A Câu cũng cho biết thêm: Lá Khôi có thị trường tiêu thụ tốt, có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế. Giá trung bình trên thị trường khoảng 30.000đ/kg lá tươi, 200.000đ/kg lá khô. Thời gian từ trồng đến thu hoạch ngắn, sau 1 năm đã cho thu hoạch, đạt 60 – 80kg lá tươi/sào (trồng xen tán mật độ 400 cây/sào). Từ năm thứ 3 trở đi đạt khoảng 220kg lá tươi/sào/năm (trồng xen tán mật độ 400 cây/sào). Cho thu nhập 6,6 triệu đồng/sào/năm, tương đương 182 triệu/ha/năm.
Qua đó, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới; thực hiện hiệu quả mô hình điểm sẽ nhân rộng, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội, khẳng định vị thế của tổ chức Hội tham gia vào phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
“Trong thời gian tới, Hội Nông dân các cấp sẽ tiến hành thành lập hợp tác xã sản xuất cây dược liệu gồm ít nhất 7 hộ nông dân đang tham gia Dự án. Các thành viên sẽ được tập huấn kiến thức về kinh tế tập thể, chuỗi giá trị, pháp lý hợp đồng;hướng dẫn quy trình, hồ sơ thành lập hợp tác xã, đăng ký với phòng Tài chính Kế hoạch huyện Trấn Yên. Hội Nông dân tỉnh đã kết nối với Công ty Dược phẩm Yên Bái (YPHARCO) tổ chức ký kết hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm của các hội viên nông dân tham gia Dự án; tiếp tục tập huấn nhân rộng mô hình cho 60 hội viên nông dân khác trên địa bàn” – ông Giàng A Cân cho biết thêm.
Cây lá Khôi (Ardisia silvestris Pitard.), tên gọi khác là Khôi Nhung, Khôi Tía. Lá của cây lá Khôi có dược tính (Tạp chí Hóa học 47/2A, một số thành phần hóa học của lá Khôi Tía ở Tuyên Quang); được dân gian sắc uống chữa đau dạ dày và sử dụng phổ biến trong Đông Y. Công ty Cổ phần Dược phẩm Yên Bái (YPHARCO) đã sử dụng lá Khôi làm thành phần chính trong thuốc Đông dược dùng điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng, viêm loét bờ cong lớn, bờ cong nhỏ, viêm dạ dày cấp và mãn, viêm đại tràng…
Tuệ Anh
-
Chuẩn bị lấy nước đợt 2 cho gieo cấy vụ Đông Xuân ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ
-
Người làm nông nghiệp đã nghĩ đường dài
-
Thủ tướng: Ngành nông nghiệp cần phát triển bứt phá mạnh mẽ hơn, bền vững hơn
-
Vân Hồ: Nhộn nhịp vào mùa đào Tết
- Cách bón phân Văn Điển tối ưu cho lúa vụ Xuân 2023
- Tập trung thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU
- Chương trình OCOP nâng tầm giá trị nông sản Nghệ An
- Thái Nguyên: Trồng nho Hạ Đen cho hiệu quả kinh tế kép
- Nông nghiệp vượt khó khăn, tăng trưởng vượt xa mục tiêu đề ra
- Người trồng quýt đặc sản ở tỉnh Cao Bằng lao đao vì cây chết
- Dư địa lớn cho ngành thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long
-
Cán bộ, hội viên nông dân Quảng Bình hưởng ứng Tết trồng cây Xuân Quý Mão 2023(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường, Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Trong ngày đầu ra quân đã trồng được hơn 200 cây xanh nhằm hướng đến những tuyến đường xanh, sạch, đẹp và nâng cao ý thức giữ gìn môi trường trong sạch cho hội viên nông dân.
-
Nô nức Lễ hội Lồng Tông - Ngày hội xuống đồng của dân tộc Tày tại Tuyên QuangNgày 29/1, trong không khí vui xuân, chào đón năm mới Quý Mão 2023, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hội Lồng Tông - Ngày hội xuống đồng, đây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày. Sau 3 năm tạm dừng tổ chức do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Lễ hội năm nay đã thu hút hàng nghìn người dân và du khách tới tham dự.
-
Kiểm soát chặt, bình ổn giá dịch vụ vui chơi, ăn uống dịp lễ hội sau TếtTheo Bộ Tài chính, sau Tết bắt đầu là thời điểm của lễ hội diễn ra trên cả nước, nhu cầu đi lại, tiêu dùng thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình, đồ mua sắm phục vụ lễ hội đầu năm có khả năng sẽ có xu hướng tăng. Do đó, cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.
-
Hội Nông dân Nghệ An đổi mới công tác tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện thiết thực(Tapchinongthonmoi.vn) - Năm 2022, công tác Hội và phong trào nông dân tỉnh Nghệ An đạt kết quả rất thành công trên nhiều phương diện. Từ đó tạo nên sự chuyển biến quan trọng góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn của tỉnh nói riêng và kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Nghệ An nói chung.
-
Xuất khẩu nông sản: Nhiều mặt hàng tăng trưởng cao trong tháng đầu nămq1Năm 2022, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế khi tăng trưởng trên các mặt sản xuất, xuất khẩu, góp phần ổn định vĩ mô trong nước và an ninh lương thực toàn cầu. Với nền tảng như vậy, bước sang năm 2023, nhiều mặt hàng nông sản tiếp tục ghi nhận tín hiệu vui trong tháng đầu tiên của năm mới.
-
Chứng minh nhân dân được sử dụng đến thời điểm nào?Theo dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết 31/12/2024.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Bác Hồ tại Nghệ AnVới lòng biết ơn vô hạn, kính trọng sâu sắc và tự hào đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên trong đoàn nguyện mãi mãi học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách cao đẹp của Người
-
Bức tranh ngân sách Nhà nước năm 2023Theo dự báo ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023, tổng thu NSNN ước tính 1.620.744 tỷ đồng, tổng chi NSNN ước tính 2.076.244 tỷ đồng; dự toán mức bội chi NSNN: 455.500 tỷ đồng, tương đương 4,42%GDP.
-
Tái hiện nghi lễ vua Lê Đại Hành cày Tịch điền tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023Sáng 28/1 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Quý Mão), tại cánh đồng Đọi Tín, xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam), UBND tỉnh Hà Nam và huyện Duy Tiên tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2023 - Ngày hội xuống đồng lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ.
-
Đồng bào dân tộc thiểu số đón Tết vui tươi, an toàn, tiết kiệmCông tác tổ chức, chăm lo Tết cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi được các ngành, các cấp quan tâm và chuẩn bị chu đáo, bảo đảm không có hộ gia đình nào thiếu đói trong dịp Tết. Trên mọi miền tổ quốc, bà con các dân tộc đón Tết đầm ấm, vui tươi, an toàn, tiết kiệm. Sau Tết, các lễ hội đã bắt đầu mở màn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh