Nghệ nhân Bình Dương trông ngóng làng nghề sơn mài được triển khai xây dựng
Nghệ nhân trăn trở
“Tôi đóng hàng cho người ta từ món hàng nhỏ nhất, khâu đóng gói mình tự làm để đảm bảo. Ngày xưa, hàng hóa xuất khẩu toàn container chứ không như bây giờ không có bóng người lại đây mua đồ”.
Đó là trăn trở của bà Trương Thị Thúy Diễm, chủ Cơ sở sơn mài Thùy Vân, ở phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Theo bà Diễm, trước đây, sản phẩm sơn mài Tương Bình Hiệp rất được ưa chuộng và liên tục có đơn hàng xuất khẩu đi các nước. Sau đó, chịu sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường nên đơn hàng xuất khẩu giảm, đơn hàng trong nước cũng vắng bóng. Thu nhập không đảm bảo nên nhiều người bỏ nghề đi làm công nhân dẫn đến làng nghề thiếu thợ. Gần đây nhất, ảnh hưởng của dịch COVID-19 rồi đến chiến tranh Nga-Ukraine, lạm phát kinh tế thế giới khiến làng nghề càng khó để tìm đầu ra cho sản phẩm.
Bà Diễm cho biết, do không đủ kinh phí hoạt động, bà đành trả mặt bằng trưng bày sản phẩm và đóng cửa xưởng sản xuất của gia đình. Giờ đây muốn sản xuất lại phải đầu tư thêm máy móc, cải tạo nhà xưởng nhưng không có vốn. Hơn 35 năm gắn bó với nghề nên bà rất nuối tiếc nếu phải từ bỏ: “Máy móc mấy năm nay để lâu nên đã hư hỏng hết, giờ phải sắm lại mới. Giờ đồ cũ đưa vào không làm được, giờ làm nghề theo kiểu hiện đại. Giờ làm phải có sự hỗ trợ vốn mới mở lại xưởng được vì phải làm lại hệ thống xử lí chất thải, chứ ngày xưa không yêu cầu”.
Cũng như gia đình bà Diễm, từ hàng trăm hộ dân trong phường Tương Bình Hiệp và các địa phương ở TP. Thủ Dầu Một theo nghề sơn mài thì nay chỉ còn 15 hộ duy trì sản xuất. Các hộ trụ với nghề cũng đang gặp nhiều khó khăn để cải tạo nhà xưởng, tìm đầu ra cho sản phẩm, từ đó mới có kinh phí giữ chân thợ.
Khó khăn chồng chất nên khi biết Bình Dương xây dựng Đề án “Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch thuộc địa bàn thành phố Thủ Dầu Một” và dành quỹ đất hơn 5,4 ha ở khu phố 8, phường Tương Bình Hiệp xây dựng làng nghề ai cũng vui mừng, phấn khởi. Thế nhưng, sau lễ công bố rồi đến lễ khởi động thì đến nay Đề án lại tạm dừng để điều chỉnh và khu đất xây làng nghề vẫn là bãi đất trống.
Bà Lê Mộng Thắm (59 tuổi, chủ cơ sở sơn mài Thanh Bình Lê ở phường Tương Bình Hiệp) nói: “Nếu kéo dài như vậy thì người ta chịu đựng không nổi sẽ phải bỏ nghề đi làm, đi tìm việc để lo toan cho cuộc sống. Nghệ nhân bây giờ lớn tuổi họ cũng muốn truyền nghề nhưng tuổi trẻ thấy nghề mai một nên không muốn theo nghề. Nếu làng nghề mọc lên càng sớm, tôi nghĩ người lớn tuổi có thể truyền nghề. Nếu cuộc sống đầy đủ thì mọi người dân ở đây sẽ quay lại làm như xưa".
Sau 6 năm, đề án vẫn ở trên giấy
Trước sự mai một của làng nghề, cũng như trăn trở của những người yêu nghề, Hiệp hội Sơn mài Điêu khắc tỉnh Bình Dương cũng đã liên tục kiến nghị với cơ quan chức năng sớm triển khai xây dựng làng nghề.
Nghệ nhân ưu tú Lê Bá Linh, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Sơn mài- Điêu khắc tỉnh Bình Dương cho biết, Đề án được hình thành từ năm 2017 sau khi làng nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Thế nhưng đến nay, đề án vẫn chưa có bảng vẽ chi tiết, kế hoạch, quy chế hoạt động để doanh nghiệp có bước chuẩn bị.
Nghệ nhân Lê Bá Linh đề nghị: “Khi những người nghệ sĩ, doanh nghiệp vào đây làm thì điều kiện như thế nào, hỗ trợ ra sao để họ có định hướng. Khu họa sĩ có thu tiền hay không, hay doanh nghiệp thu tiền mỗi tháng bao nhiêu, doanh nghiệp tự xây xưởng như thế nào thì phải rõ ràng. Cái này phải đi trước, hoặc song song với xây dựng làng nghề để doanh nghiệp chủ động".
Nói về nguyên nhân Đề án chậm triển khai, lãnh đạo UBND thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương giải thích, trong 2 năm 2020 và 2021 địa phương tập trung dập dịch COVID-19. Đề án do Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn xây dựng, tham mưu UBND tỉnh Bình Dương từ năm 2017 vẫn còn thiếu nhiều hạng mục nên giờ đây UBND thành phố đang rà soát, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. UBND thành phố đã hoàn thiện Đề án và chuyển Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn xem xét trình UBND tỉnh Bình Dương ra quyết định phê duyệt.
Ông Võ Chí Thành, Phó Chủ tịch UBND thành phố Thủ Dầu Một khẳng định, cuối năm nay, địa phương sẽ hoàn thiện thủ tục liên quan đến dự án để đầu tư xây dựng làng nghề trong năm 2024. Khu này có tất cả các điều kiện để sản xuất như hệ thống xử lí khí thải, nước thải, chất thải nhưng việc đưa hộ dân vào sản xuất thì cần phải tính toán lại.
Ông Thành nói: “Vấn đề đặt ra là hình thức để cho các hộ dân vào sản xuất như thế nào vì nó liên quan đến đất công, tài sản công. Điều này khi hình thành xong sẽ thành lập Ban quản lí trên cơ sở đó ban sẽ thực hiện công việc giao, cho thuê, hoặc đưa những hộ dân vào sản xuất thì sẽ tính thêm một bước nữa trong giai đoạn 2 của dự án".
Theo Đề án, khu làng nghề sơn mài tập trung sẽ có cổng chào, nơi trưng bày sản phẩm, nơi trình diễn kỹ thuật làm nghề, Nhà thờ Tổ. Song song đó, các đơn vị sẽ kết hợp xây dựng các tour du lịch tham quan, giới thiệu sản phẩm của làng nghề đến du khách trong và ngoài nước.
Đề án mở ra hy vọng cho nhiều lớp nghệ nhân trong việc vực dậy làng nghề trước những “sóng gió” bên ngoài. Do đó, họ mong muốn chính quyền địa phương sớm triển khai thực hiện một cách nghiêm túc để khôi phục làng nghề trước nguy cơ mai một.
Theo VOV
-
Đặc sắc đêm lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer Trà Vinh -
Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắc -
Mô hình CLB dân ca tại Cao Bằng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa -
Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong 1 tháng, hướng tới quy mô quốc gia và quốc tế
- UNESCO đánh giá cao quyết tâm của Ninh Bình trong phát huy giá trị di sản
- Yên Thế đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc trưng
- Trưng bày “Tinh hoa cổ vật Xứ Đông” và công bố bảo vật Quốc gia từ thời Trần
- Nông dân miền núi Nghệ An tổ chức chợ phiên truyền thống mừng Ngày Thành lập Hội
- Độc đáo Ngày hội Văn hóa các dân tộc 'Thành phố Hoa Đào'
- Hà Nội tổ chức “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại Hồ Hoàn Kiếm vào sáng 6/10
- Giữ gìn điệu khèn Mông trên cao nguyên đá Tủa Chùa
-
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa DominicaTừ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Dominica đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-MalaysiaTrong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
-
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bảnVới đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
-
Nghệ An: Tham quan, chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trườngThực hiện Kế hoạch hoạt động Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế". Trong hai ngày 20 và 21/11, Ban Quản lý dự án xử lý rác thải Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức hai đoàn tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm cho tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường tại huyện Quỳnh Lưu.
-
Hội chợ dược liệu 2024: Tiềm năng trường còn rất lớn đối với vùng nguyên liệu dượcHội chợ dược liệu, y dược cổ truyền sẽ góp phần giúp hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng; đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
-
Hội Nông dân huyện Diễn Châu đã chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, xây dựng Hội, xây dựng mô hình, điển hìnhChiều ngày 21/11/2024, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) cùng đoàn công tác đã có chuyến làm việc tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, thăm và lắng nghe tình hình công tác Hội và phong trào nông dân cơ sở năm 2024.
-
Hưng Yên gặt hái thành công với 271 sản phẩm OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) – Hưng Yên đang đẩy mạnh chương trình OCOP với mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 265 - 280 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao. Sau 6 năm triển khai, tỉnh đã có 271 sản phẩm OCOP được công nhận, góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của các làng nghề, địa phương.
-
Thanh Hoá: Tập huấn nghiệp vụ phòng, chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dânTrong 2 ngày 21 và 22/11, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức chương trình tập huấn về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại tố cáo, và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác phòng chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn.
-
Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN thăm và làm việc tại tỉnh Đồng ThápNgày 20/11, tại tỉnh Đồng Tháp, Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) do ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Ban chấp hành Trung ương Hội NDVN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, kiểm tra thực tế và thăm các mô hình sản xuất tại trên địa bàn tỉnh.
-
Nghệ An: Phát huy vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mớiHiệu quả từ Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Nghệ An thực sự là luồng gió đổi mới, làm thay đổi căn bản diện mạo khắp các vùng nông thôn của tỉnh. Những kết quả đạt được này mang đậm dấu ấn, vai trò quan trọng của các cấp Hội Nông dân (HND) Nghệ An.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh