Người đưa công nghệ cao vào vùng đất phèn
Ông Nguyễn Thành An, xã Tân Tuyến (Tri Tôn, An Giang) là người đầu tiên ở địa phương sản xuất thành công mô hình trồng lúa kết hợp nhãn Ido. Điều đặc biệt là việc đưa khoa học, công nghệ để biến những vùng đất canh tác bị nhiễm phèn, khó canh tác thành trang trại trù phú. Nỗ lực đó đã giúp ông làm giàu và mở hướng phát triển cho rất nhiều nông dân tại địa phương.
Chinh phục những vùng đất khó
Cũng như nhiều nông dân khác, ông Nguyễn Thành An đến với nghề nông vì chỉ biết làm nông mà không có sự chọn lựa nào khác. Gắn với ruộng vườn nên ông mê đất. Tích cóp được đồng vốn ít ỏi nào là ông dùng để tích tụ ruộng đất. Đến nay ông đã có trong tay tổng diện tích trên 50ha.
Bây giờ, có trong tay trang trại “thẳng cánh cò bay” nhưng hành trình của ông An tạo dựng cơ nghiệp cũng muôn vàn nỗi vất vả. Ông kể rằng, vốn được sinh ra và lớn lên ở tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, sống và thăng trầm cùng sản xuất nông nghiệp. Bản chất là nông dân, nên ông rất mê đất, nhưng tài sản gia đình thì hạn chế. Trong cái khó, ló cái khôn. Năm 1990, ông nẩy ra một suy nghĩ: “Tìm đất có giá trị thấp mà mua, để có được số lượng đất nhiều”.
“Tôi đã dò hỏi bà con, bạn bè và biết được ở xã Tân Tuyến (Tri Tôn, An Giang) đất nông nghiệp nơi đây có giá trị còn thấp vì bị nhiễm phèn nhiều, hệ thống thủy lợi nội đồng chưa có, giao thông gặp khó khăn. Có thông tin này, tôi mừng như vừa nhặt được vàng, cảm giác là cơ hội thay đổi cuộc đời mình đã đến. Sau nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, tôi đã bàn bạc với gia đình và quyết định dìu dắt vợ con vào đây để lập nghiệp với niềm tin là tương lai tươi sáng đang ở phía trước” ông An kể.
Đặt chân lên vùng đất mới, trước mắt ông là những cánh đồng đất phèn bao la với cây năng, lác và cỏ dại. Cảm giác lo âu xâm chiếm: đất thế này thì trồng được gì, nước thế này sao sinh hoạt. “Lúc ấy, tôi cũng thấy ngậm ngùi, nhìn xung quanh và thấy xa xa cũng có một mái nhà. Tôi tự động viên mình: Không có con đường thành công nào mà bằng phẳng cả; Người phụ đất, chứ đất không bao giờ phụ người… và tôi chỉ nói với vợ tôi rằng: Bà yên tâm, người ta ở đây sống được, thì mình sống được, để tôi tính” ông bồi hồi nhớ lại.
Từ suy nghĩ đó, gia đình ông quyết tâm trụ lại lập nghiệp. Với vốn liếng ban đầu dành dụm từ quê mang sang, ông mua được 3ha đất. Từ khi bắt tay vào sản xuất, ông An nhận thấy nơi đây người người đều làm lúa, nhà nhà đều làm lúa, nhưng năng suất rất thấp và lợi nhuận rất bấp bênh. Sẵn có kinh nghiệm trồng dưa hấu từ quê, nên ông đã quyết định trồng dưa hấu. Ngay trong vụ đầu tiên (năm 1990) gia đình ông đã có vụ dưa hấu bội thu, vừa năng suất cao, lại được giá. “Từ vụ này nối tiếp vụ khác, cứ thế mà gia đình tôi đã trúng mùa và được giá hơn 9 năm liền, đến nỗi báo, đài khi đó phong cho tôi danh hiệu là “Vua dưa hấu giữa đất phèn”. Lợi nhuận đem lại từ việc trồng dưa hấu, mỗi năm tôi đều mua thêm đất để sản xuất, đến nay gia đình tôi đã có được 50ha đất nông nghiệp” ông An tự hào cho biết.
Bước đột phá từ công nghệ
Trong quá trình sản xuất, ông An nhận ra rằng nếu chỉ trông chờ vào dưa hấu, dù có trúng vụ thì vẫn bấp bênh. Trong khi chừng đó năm cải tạo, đất đã không còn phèn và có thể canh tác những cây trồng khác. Lúc này, bài toán gia tăng giá trị từ đất được ông An tính tới.
Ban đầu, ông dự định trồng lúa thường. Tuy nhiên, ông nhận thấy, những năm qua tình hình sản xuất lúa của bà con nông dân luôn gặp khó khăn về giá cả. Có những năm các công ty không mua hết lượng lúa hàng hóa cho nông dân, hoặc có mua thì tiến độ rất chậm, tiểu thương lợi dụng tình hình này thường mua ép giá, làm cho nông dân sản xuất lợi nhuận thấp và rơi vào vòng lẩn quẩn, trúng mùa mất giá. Chính vì vậy, ông đã quyết định chuyển sang trồng lúa Nhật ứng dụng khoa học kỹ thuật và có liên kết hợp đồng đầu ra với Công ty Angimex Kitoku.
Bên cạnh sự nỗ lực nghiên cứu, thử nghiệm, ông An còn được sự hỗ trợ của Hội ND qua các buổi tập huấn, tham quan các mô hình sản xuất. Qua các chương trình tập huấn như: chương trình “1 phải 5 giảm”, “3 giảm 3 tăng”, “Cơ giới hóa nông nghiệp trong sản xuất lúa”, “đầu tư hệ thống tưới tự động được điều khiển qua điện thoại di động và phun phân, thuốc bằng máy bay không người lái trong sản xuất nhãn Indo”.
Nhờ đó, ông đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm và đã mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất 20ha lúa, 5ha nhãn Ido đem lại hiệu quả cao. Sản phẩm tạo ra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường nông thôn. Ngoài ra, ông còn kinh doanh thu mua lúa có ký kết hợp đồng, để nâng cao thu nhập cho gia đình và góp phần bảo vệ quyền lợi của người nông dân làm lúa. Chính vì vậy, mỗi năm gia đình ông thu lợi nhuận từ 2,2 đến 3,9 tỷ đồng.
Ông cho biết: “Việc liên kết hợp tác chuyển đổi cây trồng và ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất để tăng cao lợi nhuận là một yêu cầu cấp thiết hiện nay của người nông dân. Từ đó, tôi tích cực hưởng ứng Phong trào nông dân thi đua sản xuất – kinh doanh giỏi của Hội ND xã, đăng ký thi đua nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh, với ngành nghề trồng lúa, vườn và dịch vụ kinh doanh thu mua lúa”.
Từ năm 2007 đến nay, ông An luôn được Hội ND tỉnh xét công nhận danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh. Không chỉ nỗ lực làm giàu, ông An còn tích cực hướng dẫn, giúp đỡ về kỹ thuật canh tác và vốn cho 25 đến 40 bà con nông dân trên địa bàn cùng sản xuất đạt hiệu quả, góp phần trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hàng năm, gia đình ông cũng nhiệt tình tham gia công tác xã hội, đóng góp quỹ xã hội từ thiện, Quỹ Hỗ trợ nông dân, quỹ an sinh xã hội,… với nguồn kinh phí trên 20 triệu đồng.
Cả đời gắn bó với ruộng vườn, dù đã tạo dựng cơ ngơi vững chắc, nhưng ông An vẫn luôn trăn trở: Hiện nay, nông dân vẫn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19. Bởi vậy, theo ông An, để tháo gỡ khó khăn này, nhà nước cần có thêm nhiều hơn nữa các chính sách ưu đãi trong nông nghiệp.
“Các cấp lãnh đạo cùng các ngành hữu quan nên tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất nông nghiệp để bà con nông dân có thêm niềm tin bám đất nông nghiệp mà sống. Phát triển kinh tế gia đình từ nông nghiệp trên nền tảng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn theo quy trình VietGAP, GlobalGAP”,
Ông Nguyễn Thành An.
Thái Sang
-
Trang trại bò sữa TH trả về từng giọt nước lành cho Mẹ Thiên nhiên -
Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao -
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL
- Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững
- Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể
- Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
-
Kiên Giang: Phát triển đô thị theo hướng hiện đại, sinh thái và văn minh(Tapchinongthonmoi.vn) - Chiều 26/12, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – Học viện Chính trị khu vực IV phối hợp với Trường Chính trị tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo khoa học cấp Bộ “Phát triển đô thị theo hướng hiện đại, sinh thái, văn minh ở tỉnh Kiên Giang”.
-
Sơn La: Phát huy hiệu quả vai trò của Hội Nông dân các cấpSáng ngày 26/12, Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024, triển khai nhiệm vụ 2025. Ông Nguyễn Huy Anh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La dự, chủ trì hội nghị.
-
Điểm sáng về an ninh trật tự ở xã Nông thôn mới Kiểu mẫu Hợp ĐứcLà địa phương có truyền thống anh hùng, những năm qua, xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang luôn đạt thành tích xuất sắc, nổi trội về an ninh trật tự trong phát triển kinh tế - xã hội và cả trong quá trình xây dựng xã Nông thôn mới Kiểu mẫu.
-
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khuyến họcChiều 26/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã có cuộc gặp mặt lãnh đạo, Ban Thường vụ Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam.
-
Quy định về việc tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025Theo văn bản của Thủ tướng, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
-
Đạt gần 18 tỷ USD, xuất siêu nông lâm thủy sản lập kỷ lục(Tapchinongthonmoi.vn) - Giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản Việt Nam tiếp tục đạt mức kỷ lục mới 17,9 tỷ USD, tăng 46,8%. Trong số đó, xuất khẩu nông sản chính đạt 32,8 tỷ USD, tăng 22,4%; chăn nuôi 533,6 triệu USD, tăng 6,5%; lâm sản chính 17,28 tỷ USD, tăng 19,4%; thủy sản 10,07 tỷ USD, tăng 12,2%.
-
Giải pháp cấp nước sạch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới ở Kiên GiangĐể sớm hoàn thành tiêu chí nước sạch trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Kiên Giang và đưa việc thực hiện tiêu chí này đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Kiên Giang đã kiến nghị một số giải pháp, trong đó có xã hội hoá các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung.
-
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớnNgày 26/12/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển (Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, Nhà văn hóa lớn.
-
Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mìnhTheo Anh hùng Lao động Thái Hương, Hiệp hội các Doanh nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao trong Nông nghiệp (ATE) cần tiếp tục phát huy vai trò liên kết, quy tụ các thành viên đủ “tâm” và “tầm”, thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau phát triển, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh để có những sản phẩm nông nghiệp chất lượng quốc tế, năng suất, giá trị gia tăng cao, cùng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Hà Tĩnh: Sẵn sàng cho Lễ Kỷ niệm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác(Tapchinongthonmoi.vn) – Thông tin từ UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đến nay các hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-2024) và trao bằng chứng nhận Di tích Quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm đã được hoàn tất.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội