Người Mông dệt hồn dân tộc qua những hoạ tiết trang trí trên thổ cẩm
Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu
Muốn có một bộ váy áo đẹp thì cần có vải tốt, vải của người Mông được tạo nên từ cây lanh. Bao đời nay, đồng bào dân tộc Mông vẫn có câu truyền khẩu: “Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu/Gái ngoan không biết cầm kim cũng hư”. Câu nói ấy được những người con gái dân tộc Mông khắc cốt ghi tâm, từ thế hệ này nối tiếp thế hệ kia. Bởi lẽ, để làm ra được một bộ váy áo đẹp, người phụ nữ Mông phải cần tới hơn 40 công đoạn. Và một cô gái Mông lý tưởng, vẻ đẹp bên ngoài chỉ là yếu tố phụ, một cô gái đẹp là phải biết trồng lanh dệt vải, thêu thùa, khâu vá.
Phụ nữ dân tộc Mông thu hoạch lanh.
Cây lanh được trồng cuối tháng 2, đầu tháng 3 và thu hoạch cuối tháng 6, đầu tháng 7. Lúc này, người phụ nữ Mông bắt đầu công đoạn chính là tước vỏ lanh thành sợi, công việc này đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận để không làm đứt sợi, tước xong cho vào cối giã, nguyên tắc là giã cho đến khi các sợi lanh trở nên mềm mại, trơn tru, tơi ra không còn khô cứng. Sau đó sẽ tiến hành nối sợi, đây là công đoạn khó khăn và tốn nhiều thời gian nhất. Người phụ nữ Mông phải tước từng sợi nhỏ bằng tay rồi nối lại theo khoảng cách có độ dài tương ứng bằng nhau, các sợi lanh được nối tỉ mỉ, gốc nối với gốc, ngọn nối với ngọn, rồi cuốn thành cuộn sợi mịn màng. Nhìn cách nối những sợi lanh mới thấy hết sự tỉ mỉ, kiên nhẫn của những người phụ Mông.
Trước đây, khi chưa có vải thô sẵn, người phụ nữ dân tộc Mông phải tự trồng lanh, dệt vải để làm nguyên liệu may váy áo, vì vậy mà công việc luôn chân luôn tay, cuộn lanh trở thành vật bất ly thân trên những đôi tay nhuộm xanh màu chàm bất kể lúc nghỉ ngơi hay trên đường đi chợ, đi nương.
Một phụ nữ Mông đẹp tức là phải chăm chỉ, chịu khó dù bất cứ ở đâu dù là trong phiên chợ đông đúc hay khi đi trên đường lúc nào cũng luôn tay se lanh, nối lanh…. Đây là công việc không những thể hiện sự khéo tay, chăm chỉ mà còn là tiêu chí đánh giá tài năng, đạo đức, phẩm chất và cách làm ăn của người phụ nữ Mông.
Bộ váy áo biết kể chuyện
Lanh sau khi giã sợi, nối sợi, kéo sợi, quay sợi, nấu sợi, làm trắng, chà bóng sợi rồi lên khung dệt vải. Vải lanh dùng may váy rất đẹp, váy được trang trí đẹp cũng là thước đo độ khéo tay và tâm hồn phong phú của phụ nữ Mông. Ngay từ khi còn nhỏ, các bé gái đã cùng mẹ dệt lanh, học thêu, vẽ sáp ong lên váy áo. Không có một khuôn mẫu nhất định, với sự quan sát tinh tế, bằng trí tưởng tượng, đôi tay khéo léo, những người phụ nữ Mông đã không ngừng sáng tạo ra những hình khối, họa tiết, vẽ sáp ong, phối màu chỉ thêu họa tiết trang trí để tạo ra những chiếc váy đẹp độc đáo của riêng mình. Mỗi chiếc váy làm ra, thể hiện sự cần cù, chăm chỉ, đôi bàn tay khéo léo, nó còn phản ánh những giá trị văn hóa, thẩm mỹ, góp phần tạo thêm sự phong phú, đa dạng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Mông.
Hoa văn thổ cẩm của người Mông được các thế hệ sau tiếp nối bằng phương pháp truyền khẩu.
Hoa văn là yếu tố quan trọng nhất tạo nên vẻ đẹp trang phục người Mông nhưng không có một cuốn sách nào hướng dẫn chi tiết về nghệ thuật vẽ hoa văn trên trang phục. Những hoa văn đó được truyền khẩu, truyền tay từ mẹ sang con, các thế hệ nối tiếp nhau ghi nhớ và gìn giữ từng công đoạn, cách thức, kỹ thuật và cả những bí quyết riêng của mỗi người. Qua hàng trăm năm, người Mông đã cùng nhau gìn giữ và sáng tạo một nghệ thuật ấn tượng về tạo hoa văn trên trang phục thành những tác phẩm đẹp, khiến chúng ta phải ngạc nhiên và khâm phục.
Có thể nói, đối với người Mông, trang phục của phụ nữ có ý nghĩa không chỉ bảo vệ sức khỏe, che thân mà còn ẩn chứa nét riêng để làm đẹp và phân loại các dân tộc Mông khác. Đặc biệt, họa tiết trong trang phục còn mang đậm ý nghĩa tâm linh, là thước đo chuẩn mực xã hội, thể hiện rõ cá tính, cái độc đáo, không bị hòa lẫn trong các hoa văn dân tộc khác. Nó thực sự có hồn cốt riêng, một câu chuyện riêng mà người mặc nó muốn truyền tải đến người xem.
Dệt hồn dân tộc trên vải lanh
Để tạo hoa văn, người Mông dùng sáp ong vẽ trên vải; sáp ong luôn phải đun ở nhiệt độ cao từ 70-80 độ C mới không bị khô. Bút để vẽ là một thanh tre hoặc gỗ dài từ 7-10cm, đầu ngòi bút là 3 lá đồng hình tam giác, ngòi bút càng mỏng thì hoa văn càng đẹp và dễ vẽ.
Vẽ xong đem nhuộm chàm, nhuộm càng kỹ thì màu càng đậm, do có sáp ong bảo vệ nên các hoa văn không bị lẫn màu chàm. Nhuộm xong, đem nhúng vải vào nước nóng cho sáp tan chảy, lúc này vải sẽ lộ phần họa tiết đã vẽ, màu trắng trên nền chàm. Cuối cùng cán cho tấm vải được phẳng, mịn, các sợi dọc ngang cách đều. Phụ nữ Mông ngồi trên phiến đá dùng một cây gỗ tròn dài lăn đi lăn lại trên tấm vải giúp vải bóng láng ánh kim có thể may quần áo, váy và cả địu trẻ con...
Có thể nói hoa văn, họa tiết là yếu tố quan trọng nhất tạo nên vẻ đẹp mộc mạc trong trang phục Mông. Nó bắt nguồn từ các câu chuyện cổ, thơ ca về cội nguồn dân tộc, phong cảnh thiên nhiên nơi người Mông sinh sống, các loại cây trồng, vật nuôi và sản phẩm nông nghiệp quen thuộc. Thường thấy các họa tiết dưới dạng ô nằm ngang với đường viền là hình vuông, chữ thập, đinh, công cách quãng kết hợp với hình quả trám, tam giác, tròn, xoáy đơn, xoáy kép (dấu móc hoặc chữ S), răng cưa, đường cong, đường lượn sóng...; bên trong là các hình ngôi sao năm cánh - sáu cánh - tám cánh, hoa bí, hoa mận, hoa đào, hoa sen, mạng nhện, cánh bướm, vảy cá, lá ngải cứu, cành tùng, núi sông, con ốc, con rắn, sừng dê...
Một số hoạ tiết trên thổ cẩm của người Mông.
Những họa tiết này đều có màu sắc tươi sáng, nhất là màu đỏ vừa tạo cảm giác ấm áp, hưng phấn cho người mặc khi đi giữa rừng, trên núi cao, vực thẳm trong điều kiện khí hậu lạnh lẽo khiến người Mông dù là người Mông Đen hay Trắng, Hoa, Đỏ đều nổi bật, đặc biệt trước đám đông, đi nương rẫy, chợ hay lễ hội.
-
Đặc sắc đêm lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer Trà Vinh -
Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắc -
Mô hình CLB dân ca tại Cao Bằng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa -
Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong 1 tháng, hướng tới quy mô quốc gia và quốc tế
- UNESCO đánh giá cao quyết tâm của Ninh Bình trong phát huy giá trị di sản
- Yên Thế đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc trưng
- Trưng bày “Tinh hoa cổ vật Xứ Đông” và công bố bảo vật Quốc gia từ thời Trần
- Nông dân miền núi Nghệ An tổ chức chợ phiên truyền thống mừng Ngày Thành lập Hội
- Độc đáo Ngày hội Văn hóa các dân tộc 'Thành phố Hoa Đào'
- Hà Nội tổ chức “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại Hồ Hoàn Kiếm vào sáng 6/10
- Giữ gìn điệu khèn Mông trên cao nguyên đá Tủa Chùa
-
Nghệ An: Tham quan, chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trườngThực hiện Kế hoạch hoạt động Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế". Trong hai ngày 20 và 21/11, Ban Quản lý dự án xử lý rác thải Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức hai đoàn tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm cho tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường tại huyện Quỳnh Lưu.
-
Hội chợ dược liệu 2024: Tiềm năng trường còn rất lớn đối với vùng nguyên liệu dượcHội chợ dược liệu, y dược cổ truyền sẽ góp phần giúp hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng; đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
-
Hội Nông dân huyện Diễn Châu đã chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, xây dựng Hội, xây dựng mô hình, điển hìnhChiều ngày 21/11/2024, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) cùng đoàn công tác đã có chuyến làm việc tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, thăm và lắng nghe tình hình công tác Hội và phong trào nông dân cơ sở năm 2024.
-
Hưng Yên gặt hái thành công với 271 sản phẩm OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) – Hưng Yên đang đẩy mạnh chương trình OCOP với mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 265 - 280 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao. Sau 6 năm triển khai, tỉnh đã có 271 sản phẩm OCOP được công nhận, góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của các làng nghề, địa phương.
-
Thanh Hoá: Tập huấn nghiệp vụ phòng, chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dânTrong 2 ngày 21 và 22/11, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức chương trình tập huấn về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại tố cáo, và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác phòng chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn.
-
Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN thăm và làm việc tại tỉnh Đồng ThápNgày 20/11, tại tỉnh Đồng Tháp, Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) do ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Ban chấp hành Trung ương Hội NDVN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, kiểm tra thực tế và thăm các mô hình sản xuất tại trên địa bàn tỉnh.
-
Nghệ An: Phát huy vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mớiHiệu quả từ Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Nghệ An thực sự là luồng gió đổi mới, làm thay đổi căn bản diện mạo khắp các vùng nông thôn của tỉnh. Những kết quả đạt được này mang đậm dấu ấn, vai trò quan trọng của các cấp Hội Nông dân (HND) Nghệ An.
-
Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô(Tapchinongthonmoi.vn) – Sáng ngày 21/11 tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội (số 133 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội), Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang.
-
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồngÔng Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký Quyết định số 4550/QĐ-UBND ngày 15/11/2024 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương, trụ sở tại Thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
-
Đắk Lắk đưa Cổng Thông tin điện tử của tỉnh lên ZaloUBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành công văn số 1233/UBND-CNCTTĐT gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể… để giới thiệu trang Zalo Official Account “Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk”.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh