Nhiều dấu ấn nổi bật trong hoạt động Hội
Xây dựng kinh tế vững mạnh - “đòn bẩy” thoát nghèo vượt khó
Để mỗi hội viên nông dân là một “chuỗi” những ý tưởng sáng tạo, dám nghĩ dám làm trong quá trình phát triển kinh tế, Hội Nông dân luôn đặc biệt quan tâm đến phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” và đặt thành mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Cụ thể hóa bằng hành động thực tế, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về nội dung, quy trình triển khai phong trào ở các cấp; ký kết chương trình phối hợp với 9 sở, ngành, 4 doanh nghiệp, 2 ngân hàng nhằm tạo điều kiện triển khai phong trào và hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất. Ủy ban nhân dân tỉnh đưa nội dung phong trào vào kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2021- 2025.
Nhờ đó, giai đoạn 2018-2023, bình quân hàng năm, số lượng hội viên nông dân đăng ký đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp chiếm gần 60% so với số hộ nông dân. Hộ nông dân đạt danh hiệu SXKD giỏi cấp cơ sở có 142.336 hộ, cấp huyện có 20.754 hộ, cấp tỉnh 3.708 hộ, cấp Trung ương 147 hộ, chiếm 56% hộ hội viên nông dân đăng ký, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra.
Từ phong trào đã xuất hiện nhiều gương mặt điển hình tiên tiến về sức sáng tạo, khả năng làm chủ những hoạch định chủ trương về phát triển kinh tế của mình như: Anh Lê Hội Hưng (phường Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai) kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá, khai thác hải sản, doanh thu đạt từ 20 đến 25 tỷ đồng/năm; anh Nguyễn Hồng Cương (phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai) nuôi tôm thịt, sản xuất tôn giống, doanh thu bình quân hàng năm trên 40-60 tỷ đồng; anh Phan Đình Đường (xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương) sản xuất, chế biến chè, doanh thu hàng năm trên 20 tỷ đồng; chị Nguyễn Thị Huyền (phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò) sản xuất, kinh doanh, chế biến hải sản, doanh thu bình quân hàng năm từ 90 - 100 tỷ đồng; anh Lê Đình Chung (xã Hợp Thành, huyện Yên Thành) sản xuất, chế biến thực phẩm, doanh thu bình quân hàng năm trên 10 tỷ đồng; anh Vừ Tồng Pó (xã Mường Lống, huyện kỳ Sơn) sản xuất chăn nuôi tổng hợp, doanh thu bình quân 2 tỷ đồng/năm… Năm 2023, tỉnh Nghệ An có thêm 2 cá nhân được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh trong số 100 gương Nông dân Việt Nam xuất sắc gồm anh Phạm Viết Đức (huyện Thanh Chương) và anh Nguyễn Kim Tiến ở thị xã Thái Hòa.
Từ những bứt phá đó, hội viên nông dân tỉnh Nghệ An không chỉ thể hiện bản lĩnh, sự sáng tạo, cởi mở trong cách nghĩ, cách làm mà còn phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ giúp đỡ các hộ còn nghèo vươn lên thoát nghèo, giúp nhau làm giàu. Điều đó được thể hiện qua những con số biết nói, trong 5 năm qua hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp trong tỉnh đã tạo thêm việc làm cho 150.155 lao động địa phương, giúp đỡ có hiệu quả 88.089 lượt hộ khó khăn về vốn, vật tư, kỹ thuật, kinh nghiệm để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Nhiều chương trình mang đậm dấu ấn Hội Nông dân
Hiện nay, toàn tỉnh có 309 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 43 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 6 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Từ con số đạt được đó, vai trò của Hội Nông dân các cấp không thể phủ nhận. Với phương châm “cầm tay chỉ việc” sát sao ở từng chi hội tại các bản làng của Hội Nông dân các cấp đã trực tiếp gỡ bỏ những “điểm nghẽn” trong quá trình thực hiện các phần việc.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Hội chú trọng là vận động nông dân đóng góp kinh phí, ngày công, hiến đất để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là về giao thông, thuỷ lợi. Nhiệm kỳ qua, nông dân toàn tỉnh đã đóng góp được gần 3.100 tỷ đồng, hiến hơn 930.000m2 đất, tham gia gần 1,5 triệu ngày công xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.
Xác định rõ vai trò của nông dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng kế hoạch với những nội dung thực hiện cụ thể gắn với các phong trào thi đua của tổ chức Hội và triển khai rộng rãi trong hội viên, nông dân. Đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng được được 1.495 mô hình bảo vệ môi trường, 454 mô hình thu gom, xử lý rác thải tại hộ gia đình, 462 mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh; xây dựng được 2.125 vườn mẫu nông dân, 880 vườn chuẩn nông thôn mới, 1.664 hàng cây; 134 vườn cây nông dân ơn Bác, với tổng số cây đã trồng 182.371 cây. Đây chính là những hoạt động có đóng góp rất lớn vào việc hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Không dừng lại ở đó, các cấp Hội còn tiên phong trong việc tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện Đề án “Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn giai đoạn 2020-2023”. Để quá trình thực hiện Đề án đi đến thành công, các cấp Hội trong tỉnh đã phối hợp tổ chức mở được 107 lớp tập huấn về trang bị kiến thức sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn với sự tham dự của trên 5.000 hội viên nông dân; xây dựng được trên 400 mô hình sản xuất nông sản an toàn; chỉ đạo, hỗ trợ mở 8 cửa hàng trưng bày, giới thiệu kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn tại các huyện, thị; định kỳ hàng năm tổ chức lễ phát động, tổ chức hội thi “Nông dân Nghệ An sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn”.
“Mặc dù quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid- 19 nhưng với trách nhiệm, quyết tâm cao của các cấp Hội, sự đồng lòng hưởng ứng của hội viên, nông dân, công tác Hội và phong trào nông dân toàn tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực, khá toàn diện, tạo được những dấu ấn nổi bật. Tất cả các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX đề ra đều đạt và vượt. Vị thế, uy tín của Hội được khẳng định; niềm tin, sự gắn bó của nông dân đối với tổ chức Hội được nâng lên”, ông Nguyễn Quang Tùng – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh chia sẻ.
-
Tham quan, học tập kinh nghiệm ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn -
Hòa Bình: Phát triển mô hình kinh tế tập thể giúp nông dân làm giàu -
TP. Hồ Chí Minh: Tổ chức Hội thi “Nông dân với pháp luật” năm 2024 -
Hội Nông dân huyện Trực Ninh ra mắt 03 Câu lạc bộ “Nông dân bảo vệ môi trường”
- Hội Nông dân huyện Vũ Quang tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới
- Cà Mau: Gần 100 ngàn hội viên hộ nông dân ký cam kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- 11 đội thi tham gia Hội thi Tuyên truyền viên giỏi tỉnh Bình Phước năm 2024
- An Giang: Tập trung xây dựng hình mẫu “Nông dân 5 mới”
- Hội Nông dân Việt Nam tổ chức lễ phát động Quốc gia hưởng ứng chiến dịch “Làm cho Thế giới sạch hơn” năm 2024
- Hà Tĩnh: Hội Nông dân “thổi luồng gió mới” vào chương trình xây dựng nông thôn mới
- Huyện Châu Thành: Hơn 5.000 hội viên cài đặt App Nông dân Việt Nam
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"“Trong bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, xứ Nghệ tự hào đóng góp một mảng màu riêng không thể trộn lẫn. Và Ví, Giặm là nét vẽ chính tạo nên mảng màu ấy, đó cũng là nhân tố chính định hình cho tên gọi của một vùng văn hóa - vùng văn hóa Ví, Giặm”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại buổi lễ.
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làngVề đích huyện nông thôn mới (NTM) năm 2022, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bắt tay ngay vào xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có 50% số xã đạt xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, với hành trình xây dựng từ các hạt nhân nhỏ xóm, làng…
-
Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý về mũi xoang và đầu cổTrong 2 ngày từ 23 – 24/11/2024, tại Hà Nội, Bệnh viên Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh tổ chức Hội nghị quốc tế về “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu cổ”. Đây là cơ hội để các chuyên gia y tế trao đổi kiến thức, nâng cao chất lượng điều trị, cùng nhau góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng.
-
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầuThỏa thuận đạt được tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy giao dịch tín chỉ carbon.
-
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnhTrong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
-
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh vì tương lai phát triển bền vữngHội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững” do UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup tổ chức vào sáng 23/11. Đây không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là cơ hội để tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng hình ảnh một địa phương hiện đại, bền vững.
-
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộNgày 23/11/2024, tại thành Phố Vinh (Nghệ An), Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị "Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ".
-
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm MalaysiaChuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư và Phu nhân là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao.
-
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ(Tapchinongthonmoi.vn) – Đồng Tháp, vựa lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp với việc nhiều nông dân chuyển đổi sang canh tác lúa hữu cơ. Hướng đi này không chỉ nâng cao giá trị hạt gạo, bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết