Nhiều nơi trồng hoa để “tự sướng”, thu 20-30 triệu đồng/ngày
Dẫn ví dụ mô hình trồng hoa để làm du lịch tại thung lũng hoa Bắc Hà – tỉnh Lào Cai, ông Đào Văn Hồ cho biết, thông qua dự án trồng hoa, tại đây hiện nay không những cung cấp nguồn hoa tươi cho khắp thị trường trong nước và xuất khẩu mà còn để phục vụ khách du lịch.
Tại buổi họp báo về hội chợ triển lãm mỗi xã phường một sản phẩm khu vực trung du- miền núi phía Bắc do Bộ NN-PTNT tổ chức sáng 24-7 tại Hà Nội, ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam cho biết, bắt đầu khởi xướng từ tỉnh Quảng Ninh cách đây 6 năm, đến nay mô hình mỗi xã phường một sản phẩm đã lan ra khắp cả nước với nhiều mô hình độc đáo, rất đa dạng từ sức sáng tạo, khai thác ngay các lợi thế sẵn có ở mỗi địa phương để tạo ra nhiều sản phẩm đặc thù, giúp nông dân làm giàu ngay trên quê hương của mình. Tại Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Cần Thơ… đều có các mô hình như vậy.
Dẫn ví dụ mô hình trồng hoa để làm du lịch tại thung lũng hoa Bắc Hà – tỉnh Lào Cai, ông Đào Văn Hồ cho biết, thông qua dự án trồng hoa, tại đây hiện nay không những cung cấp nguồn hoa tươi cho khắp thị trường trong nước và xuất khẩu mà còn để phục vụ khách du lịch.
Ông Đào Văn Hồ thông tin thêm, vào dịp cuối tuần, có rất đông người dân kéo tới thung lũng Bắc Hà để chụp ảnh hoa, ngắm cảnh. Có dịp, chỉ trong một ngày cuối tuần, nơi đây đã đón tới hơn 1.000 khách du lịch. Trong cả dịp cuối tuần là khoảng 2.000 người, nếu thu phí tham quan khoảng 30.000 đồng thì khu du lịch có thể thu tới 50-60 triệu đồng từ khách có nhu cầu tham quan, chụp ảnh, chưa kể doanh thu từ bán hoa tươi.
Đây là một mô hình làm mới và sáng tạo, không chỉ làm đẹp cho thung lũng hoa mà còn là cơ hội để giúp người dân bản địa vốn xa xôi nghèo khó vượt lên làm giàu, có thu nhập cao. Từ một vùng đá núi khô cằn, sản xuất khó khăn, bây giờ họ còn mua đất về nhồi vào các hốc núi để trồng hoa để làm du lịch.
Còn tại tỉnh Hà Giang, từ các bản làng hang sơ nghèo khó, hiện nay đã mọc lên nhiều mô hình làng du lịch homestay như ở Nậm Đăm – Quản Bạ, bản Tha – TP Hà Giang… mang lại doanh thu rất cao cho người dân tộc thiểu số ở đây.
Theo Bộ NN-PTNT, đến thời điểm hiện tại cả nước đã có hơn 5.000 sản phẩm nông nghiệp lợi thế, thuộc 5 nhóm sản phẩm có thể phát triển thành mô hình mỗi xã một sản phẩm, trong đó nhóm thực phẩm có hơn 2.500 sản phẩm, hơn 1.000 sản phẩm đồ uống, 230 sản phẩm thảo dược, gần 600 sản phẩm thuộc nhóm dịch vụ du lịch nông thôn…
Ông Đào Văn Hồ cho rằng, các mô hình mỗi xã một sản phẩm cần được đầu tư nhân rộng và là chìa khoá để lớp trẻ ở nông thôn làm giàu. Hội chợ triển lãm mỗi xã phường một sản phẩm khu vực trung du – miền núi phía Bắc do Trung tâm Xúc tiến nông nghiệp Việt Nam tổ chức vào ngày 31-8 đến 6-9 sắp tới tại tỉnh Thái Nguyên là cơ hội để giới thiệu và trao đổi, học hỏi, nhân rộng các mô hình mới và nổi bật trong chương trình mỗi xã một sản phẩm và xây dựng nông thôn mới.
Theo SGGP
-
Huyện Đức Linh: Nông dân chủ động chia sẻ, liên kết để cùng nhau ổn định cuộc sống nhờ trồng rau sạch -
Trang trại bò sữa TH trả về từng giọt nước lành cho Mẹ Thiên nhiên -
Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
- Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL
- Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững
- Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể
- Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
-
Một số điểm mới về chính sách bảo hiểm y tế áp dụng năm 2025Ngày 1/1/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Luật Bảo hiểm y tế, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
-
Vì sao du lịch Việt vẫn chưa thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn?Theo các chuyên gia trong ngành, giờ đây thế giới đã “là một thế giới khác.” Những bất cập khó tháo gỡ đã khiến du lịch Việt Nam chưa thể tạo sức bật trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
-
Trái bưởi da xanh giá tăng cao, nhà vườn phấn khởiHiện nay, nhiều loại trái cây ở tỉnh Bến Tre tăng giá, hút hàng. Trong đó, trái bưởi da xanh do chất lượng cao, xuất khẩu mạnh nên giá tăng đột biến.
-
Huyện Văn Yên (Yên Bái) và huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đạt chuẩn nông thôn mớiNgày 2/1/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
-
Tân Chủ tịch UBND tinh Bắc Giang 45 tuổiNgày 2.1, HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức kỳ họp lần thứ 23 để quyết định một số nội dung liên quan đến công tác cán bộ thuộc thẩm quyền. Theo đó, ông Nguyễn Việt Oanh 45 tuổi, Phó Bí thư Tỉnh ủy, trúng cử chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026.
-
Công nhận 33 bảo vật quốc gia đợt 13, năm 2024Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).
-
Quất cảnh Hội An nhộn nhịp vào mùa TếtNhững ngày này, người trồng quất cảnh ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam khẩn trương chăm sóc, chuẩn bị cung ứng cho thị trường Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm hiện tại, hơn 80% số quất cảnh chơi tết đã được thương lái đến tận vườn đặt mua.
-
Huyện Hoài Đức (Hà Nội) đạt chuẩn nông thôn mới nâng caoPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1695/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 về việc công nhận huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
-
Huế công bố Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2025Ngày 1/1, tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Ủy ban nhân dân thành phố Huế tổ chức Lễ Công bố Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2025.
-
Ngày đầu áp dụng mức xử phạt vi phạm mới, nhiều tài xế hối hận vì vi phạmNgày 1/1/2025, ngày đầu áp dụng Nghị định 168, cảnh sát giao thông lập biên bản một số trường hợp vi phạm với mức xử phạt mới. Nhiều người vi phạm ân hận, xót xa khi nộp phạt.
-
1 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
2 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
3 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
4 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
5 Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao