Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Những biện pháp để phòng bệnh lao phổi đúng cách và có hiệu quả

13:14 20/10/2021 GMT+7

Bệnh lao là một căn bệnh dễ lây nhiễm qua đường hô hấp phổi, để phòng tránh hiệu quả bệnh lao cần phải hiểu rõ về căn bệnh và biết cách phòng tránh cụ thể.

Vi khuẩn lao dễ lây từ người sang người. Ảnh minh họa

Bệnh lao phổi là bệnh xảy ra khi vi khuẩn lao xâm nhập và cư trú tại phổi, gây ra những tổn thương đến hệ hô háp của cơ thể. Đây là căn bệnh dễ lây từ người sang người qua đường hô hấp thông qua các phản xạ ho, hắt hơi… Nguyên nhân là bởi vi khuẩn lao tồn tại trong cơ thể người bệnh và sống được nhiều tuần liên tiếp. Chúng có mặt trong đờm, nước bọt và hơi thở của những người mắc bệnh. Vì thế khi họ bị ho, hắt hơi hay khạc đờm, vi khuẩn lao sẽ dễ dàng được phát tán vào môi trường xung quanh. Bởi vậy, khi tiếp xúc với người mắc bệnh lao phổi hoặc chẳng may hít phải vi khuẩn gây bệnh qua đường thở, bạn sẽ có nguy cơ cao mang mầm bệnh trong người. Đến khi hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu, chúng sẽ tấn công và gây bệnh.

Người bị bệnh lao phổi là những người có biểu hiện ho khạc kéo dài trên 2 tuần, kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi ” trộm” , gầy sút cân, kém ăn, mệt mỏi. Cũng có thể ho khạc ra máu số lượng ít hoặc nhiều, đau ngực. Tỷ lệ hơn 90% những người có các triệu chứng đó là người bị mắc bệnh lao phổi. Lúc này, nếu không được sớm phất hiện và điều trị đúng cách, bệnh có thể trở thành mãn tính và làm suy giảm sức khỏe nghiêm trọng. Hơn nữa, lao phổi còn có thể tái phát và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Bệnh rất dễ lây từ người sang người do lây bằng đường hô hấp. Khả năng lây mạnh trong thời gian chưa được điều trị. Cứ 1 người bị lao phổi có ho khạc ra vi khuẩn có thể lây cho 10-15 người khác, nhất là trong các quần thể dân cư nhỏ như gia đình, lớp học, trại tập trung… trước khi người bệnh được điều trị. Khi đã được điều trị bằng thuốc chống lao, khả năng lây bệnh rất thấp. Bệnh có thể gặp bất cứ ở lứa tuổi nào, thời gian nào của cuộc đời. Hay gặp nhất là ở lứa tuổi trẻ, phụ nữ mang thai, cho con bú. Đặc biệt, bệnh dễ xuất hiện ở những người có nguy cơ cao như mắc các bệnh mạn tính khác như đái tháo đường, nhiễm HIV, điều trị các thuốc ức chế miễn dịch… Tỷ lệ mắc bệnh ở thành thị đông người cao hơn ở nông thôn và miền núi.

Đảm bảo chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất. Ảnh minh họa

Mặc dù lao là một căn bệnh dễ truyền nhiễm qua đường hô hấp, nhưng hoàn toàn có thể dự phòng và tránh được căn bệnh này với một chiến lược phòng bệnh lao phổi đúng đắn. Điều này vừa giúp làm giảm sự lây lan của bệnh, vừa giúp giảm số ca tử vong do căn bệnh này. Dưới đây là những việc cần làm để có thể phòng bệnh lao phổi hiệu quả cho bản thân và những người xung quanh:

Thứ nhất, tránh tiếp xúc với những người bị bệnh lao là cách để giúp bạn hạn chế việc hít phải vi khuẩn lao có trong không khí. Nếu bạn phải tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, hãy nhớ đeo khẩu trang và rửa tay với nước sát khuẩn sau đó. Nên tránh những nơi có không khí ngột ngạt, thiếu vệ sinh.

Khi chăm sóc người bệnh lao phổi, cần chú ý không dung chung mọi vật dụng sinh hoạt. Thường xuyên diệt trùng chăn màn, ga, gối, quần áo… bằng cách nhúng vào trong nước soi và phơi dưới ánh nắng mặt trời đểu tiêu diệt vi khuẩn lao.

Thứ hai, tăng cường sức để kháng cho cơ thể: Vi khuẩn lao ngay cả khi đã xâm nhập vào cơ thể bạn cũng khí có thể gây bệnh nếu như bạn duy trì được một hệ miễn dịch hoàn toàn khỏe mạnh. Vì thế, để phòng bệnh lao phổi có hiệu quả, hãy áp dụng các biện pháp giúp tăng sức đề kháng tự nhiên mỗi ngày. Trong đó bao gồm:

Duy trì chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa (nhiều rau xanh và hoa quả tươi). Nếu khẩu phần ăn của bạn có ít những thực phẩm này, hãy bổ sung thêm qua nguồn khoáng chất hoặc vitamin tổng hợp. Đảm bảo lượng protein đầy đủ, bữa ăn giàu dinh dưỡng để tăng cường cho việc hình thành và tái tạo tế bào.

Thứ ba, tạo thói quen luyện tập mỗi ngày để nâng cao thể trạng: Việc tập luyện hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện tuần hoàn máu và miễn dịch, từ đó giúp tăng cường sức khỏe tốt hơn.

Thứ tư, luôn giữ vệ sinh sạch sẽ: Dùng nước rửa tay có tính chất sát khẩu thường xuyên là một thói quen tốt để giúp bạn loại bỏ bất cứ vi khuẩn, bụi bẩn đã tiếp xúc  phải.

Không hút thuốc lá và tránh xa các chất độc hại, khói bụi, hóa chất… bởi chúng là những tác nhân làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi, suy giảm miễn dịch hô hấp và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Thứ năm, tiêm vắc xin ngừa chủng vi khuẩn gây bệnh: Phòng bệnh lao bằng cách tiêm vắc xin ngay từ sớm, đặc biệt là với trẻ nhỏ là cách giúp chống lại vi khuẩn lao có hiệu quả lâu dài, đồng thời giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh lao.

P.V (tổng hợp)