Những điểm mới của Chỉ thị 23-CT/TW về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Tại Hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong tình hình mới, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã phổ biến, quán triệt những nội dung chính của Chỉ thị số 23.
Theo đó, Chỉ thị số 23-CT/TW được ban hành trên cơ sở kết quả tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI và tình hình thực tiễn công tác bảo đảm TTATGT hiện nay.
Tại Chỉ thị số 23, Ban Bí thư thống nhất đánh giá Chỉ thị số 18-CT/TW sau 10 năm thực hiện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đã triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác bảo đảm TTATGT; nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chuyển biến tích cực hơn.
Công tác quản lý nhà nước được tăng cường; kết cấu hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư; các giải pháp phòng, chống ùn tắc giao thông được triển khai đồng bộ, hiệu quả hơn; tai nạn giao thông giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương so với giai đoạn trước.
Tuy nhiên, TTATGT vẫn diễn biến phức tạp, gây bức xúc, lo lắng trong xã hội. Văn hóa giao thông chưa được hình thành rõ nét. Việc bảo đảm TTATGT có lúc, có nơi bị buông lỏng. Một số vi phạm chưa được khắc phục triệt để; tai nạn giao thông giảm chưa bền vững. Việc giải quyết ùn tắc giao thông tại một số thành phố, đô thị lớn vẫn còn nhiều khó khăn, tác động tiêu cực tới phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và cả nước.
Ban Bí thư đánh giá nguyên nhân của tình trạng trên do một số cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền địa phương, đơn vị chưa quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác bảo đảm TTATGT; đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông và công tác bảo đảm TTATGT chưa tương xứng với yêu cầu phát triển; công tác quản lý nhà nước về TTATGT có mặt còn hạn chế; ý thức, kỹ năng tham gia giao thông của một bộ phận người dân chưa tốt.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên và nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT trong tình hình mới, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tập trung thực hiện tốt 4 mục tiêu, yêu cầu và 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đã được nêu rất cụ thể tại Chỉ thị số 23-CT/TW.
Chỉ thị số 23 là sự kế thừa, bổ sung và phát triển những quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT trong các giai đoạn trước đây cho phù hợp với tình hình mới; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo về bảo đảm TTATGT trong cả 5 lĩnh vực giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, hàng hải và hàng không, trong khi Chỉ thị 18 ban hành năm 2012 chỉ giới hạn trong 3 lĩnh vực: Đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa.
Chỉ thị số 23 đặt mục tiêu kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT) một cách bền vững và hạn chế cơ bản ùn tắc giao thông, hướng tới hệ thống giao thông vận tải an toàn, thuận tiện và thân thiện với môi trường.
Đồng thời Chỉ thị số 23 xác định 4 yêu cầu trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện. Đó là: (1) Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác bảo đảm TTATGT; (2) nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội đối với công tác bảo đảm TTATGT; (3) hoàn thiện thể chế, chính sách, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, phân định rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân, nâng cao đạo đức công vụ, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý nhà nước về TTATGT; (4) huy động mọi nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong bảo đảm TTATGT.
6 nhóm giải pháp trọng tâm
Để đạt được những mục tiêu và yêu cầu nêu trên, Chỉ thị số 23-CT/TW xác định rõ 6 nhóm giải pháp trọng tâm.
Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp quá trình xử lý các hành vi vi phạm
Thứ nhất, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm TTATGT.
Theo đó, cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội từ Trung ương tới cơ sở phải quán triệt và cụ thể hóa chủ trương của Đảng về công tác bảo đảm TTATGT vào chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh và công khai kết quả xử lý đối với tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên vi phạm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giao thông, không thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quyền hạn được giao; đẩy mạnh hoạt động giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, xã hội, cơ quan báo chí và người dân trong lĩnh vực giao thông
Siết chặt kỷ cương, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT với người tham gia giao thông và người làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông; nâng cao chất lượng công tác điều tra tai nạn, xác định rõ nguyên nhân dẫn tới TNGT để có giải pháp phòng ngừa.
Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu phải gương mẫu và tích cực vận động người thân, gia đình và nhân dân thực hiện nghiêm quy định về bảo đảm TTATGT. Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, tác động vào quá trình xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông của các cơ quan chức năng.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ phạm vi quản lý nhà nước
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông, trong đó cần tiếp tục hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật về giao thông theo hướng quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo đảm TTATGT gắn với bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và phát triển con người; trước hết cần thực hiện trong xây dựng Luật Giao thông đường bộ và Luật TTATGT đường bộ .
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ phạm vi quản lý nhà nước giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương, giữa trách nhiệm tập thể với trách nhiệm cá nhân trong công tác bảo đảm TTATGT, khắc phục tình trạng chồng chéo, buông lỏng.
Thể chế hoá các cơ chế, chính sách huy động, sử dụng các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng và bảo đảm TTATGT; phải đánh giá tác động về trật tự, an toàn giao thông đối với các chủ trương đầu tư làm phát sinh gia tăng nhu cầu giao thông lớn, coi đây là giải pháp rất hiệu quả để phòng ngừa từ sớm, từ xa các nguy cơ gây mất TTATGT trong quá trình quy hoạch, đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội, nhất là tại các đô thị lớn.
Tổ chức Cuộc vận động "Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hoá giao thông an toàn"
Thứ ba, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về bảo đảm TTATGT.
Đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông chính sách, quy định pháp luật về TTATGT sao cho phù hợp, hấp dẫn với từng nhóm đối tượng, lấy thay đổi hành vi là tiêu chí đánh giá hiệu quả truyền thông.
Đổi mới nội dung chương trình giáo dục pháp luật về giao thông trong trường học; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa gia đình - nhà trường - cơ quan chức năng - đoàn thể trong giáo dục ATGT và xây dựng văn hoá giao thông an toàn chuẩn mực cho thanh thiếu nhi;
Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tổ chức Cuộc vận động "Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hoá giao thông an toàn", mỗi cá nhân chủ động, tự giác chấp hành pháp luật, ủng hộ, cổ vũ những tấm gương về bảo đảm TTATGT.
Đồng thời phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật giao thông; kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền vận động với giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về TTATGT; kịp thời khen thưởng với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong bảo đảm TTATGT.
Kết nối hài hoà các phương thức giao thông để giảm áp lực cho đường bộ
Thứ tư, tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao thông.
Theo đó, cần hoàn chỉnh quy hoạch, đảm bảo sự đồng bộ, liên thông, kết nối một cách hài hoà các phương thức giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển và hàng không để giảm áp lực cho đường bộ; lồng ghép mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm TTATGT trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và các quy hoạch chuyên ngành liên quan đến giao thông vận tải.
Tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong nước, quốc tế để đầu tư phát triển, nâng cấp, duy tu, sửa chữa bảo đảm năng lực và điều kiện an toàn của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nhất là mạng lưới quốc lộ; đẩy nhanh tiến độ, kiểm soát, bảo đảm chất lượng các dự án kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình trọng điểm quốc gia, các tuyến giao thông huyết mạch, các đầu mối giao thông trọng điểm, các công trình có vai trò kết nối liên vùng, kết nối cảng sông, cảng biển, sân bay...
Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, đẩy mạnh chuyển đối số trong lĩnh vực giao thông; xây dựng hệ cơ sở dữ liệu, đảm bảo kết nối, chia sẻ, sử dụng chung dữ liệu về giao thông để cải cách thủ tục hành chính; hiện đại hóa trung tâm giám sát, điều hành giao thông, công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Ưu tiên đầu tư phát triển và khuyến khích sử dụng vận tải hành khách công cộng
Thứ năm, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, phối hợp các lực lượng trong bảo đảm TTATGT thông qua việc nâng cao năng lực quản lý, điều hành, nâng cao chất lượng công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép điều khiển phương tiện giao thông; bảo đảm an toàn kỹ thuật phương tiện và kiến thức kỹ năng của người điều khiển phương tiện;
Nâng cao hiệu quả và siết chặt kỷ cương trong quản lý ATGT của hoạt động kinh doanh vận tải; ưu tiên đầu tư phát triển và khuyến khích sử dụng vận tải hành khách công cộng, các phương tiện giao thông xanh, sạch an toàn gắn với lộ trình hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân; quản lý hành lang ATGT và xử lý kịp thời các "điểm đen" về TNGT...
Quan tâm đầu tư nâng cao năng lực quản lý, điều hành với các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT, lực lượng cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả các vụ TNGT.
Kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả đối với các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ bảo đảm TTATGT từ Trung ương đến địa phương; hoàn thiện mô hình tổ chức phối hợp liên ngành trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT phù hợp với thực tiễn yêu cầu của công tác bảo đảm TTATGT trong tình hình mới.
Hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tại các đô thị lớn
Thứ sáu, khắc phục cơ bản ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn trọng điểm là Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thông qua phát triển đồng bộ cả công trình giao thông động và giao thông tĩnh, cả trên mặt đất, trên cao và ngầm; tập trung nguồn lực phát triển vận tải công cộng gắn với tổ chức giao thông khoa học, siết chặt kỷ cương trật tự đô thị và hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân.
Tuân thủ phương án và kế hoạch thực hiện quy hoạch đô thị đã được phê duyệt, nhất là lộ trình di dời trụ sở các cơ quan hành chính Nhà nước, các trường đại học cao đẳng, khu công nghiệp... ra ngoài khu vực trung tâm đô thị.
Với mục tiêu, yêu cầu và 6 nhóm giải pháp nêu trên, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của các cơ quan, Chỉ thị số 23 của Ban Bí thư cũng đã phân công rõ trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức Đảng trực thuộc Trung ương, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự Đảng Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, Ban cán sự Đảng Bộ GTVT.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các bộ, ngành và UBND các địa phương căn cứ nội dung của Chỉ thị số 23 và kết luận chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư tại Hội nghị này để tham mưu cho Ban cán sự Đảng Chính phủ, Ban Cán sự Đảng các bộ, ngành, Thành ủy, Tỉnh ủy các địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc.
Cùng với đó, xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với đặc điểm tình hình của từng bộ, ngành, địa phương; trong đó, phân công rõ trách nhiệm và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT trong tình hình hiện nay, Phó Thủ tướng yêu cầu./.
Theo Chinhphu.vn
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại" -
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầu -
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh vì tương lai phát triển bền vững -
Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt Nam
- Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Cộng hòa Dominica
- Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồng
- "Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc"
- Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025
- Thầy giáo "quân hàm xanh" đem con chữ đẩy lùi nạn tảo hôn ở miền biên viễn
- Sơn La: Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập - Pa Háng
- Doanh nghiệp Việt cần bắt tay cùng làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
-
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường HalalThị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Lan tỏa và tạo sức sống mới cho Dân ca Quan họ Bắc NinhTối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"“Trong bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, xứ Nghệ tự hào đóng góp một mảng màu riêng không thể trộn lẫn. Và Ví, Giặm là nét vẽ chính tạo nên mảng màu ấy, đó cũng là nhân tố chính định hình cho tên gọi của một vùng văn hóa - vùng văn hóa Ví, Giặm”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại buổi lễ.
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làngVề đích huyện nông thôn mới (NTM) năm 2022, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bắt tay ngay vào xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có 50% số xã đạt xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, với hành trình xây dựng từ các hạt nhân nhỏ xóm, làng…
-
Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý về mũi xoang và đầu cổTrong 2 ngày từ 23 – 24/11/2024, tại Hà Nội, Bệnh viên Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh tổ chức Hội nghị quốc tế về “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu cổ”. Đây là cơ hội để các chuyên gia y tế trao đổi kiến thức, nâng cao chất lượng điều trị, cùng nhau góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng.
-
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầuThỏa thuận đạt được tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy giao dịch tín chỉ carbon.
-
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnhTrong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
-
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh vì tương lai phát triển bền vữngHội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững” do UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup tổ chức vào sáng 23/11. Đây không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là cơ hội để tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng hình ảnh một địa phương hiện đại, bền vững.
-
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộNgày 23/11/2024, tại thành Phố Vinh (Nghệ An), Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị "Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ".
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết