
Sang chấn tâm lý, stress, lo âu, trầm cảm… là những nguy cơ cho sức khỏe tinh thần của bạn khi dịch COVID-19 kéo dài đã gần 2 năm. Liệu pháp nào cho những nguy cơ này?
Yếu tố tâm lý đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Bằng chứng là nhiều nghiên cứu dài hạn gần đây đã chỉ ra mối quan hệ giữa thái độ lạc quan với giảm nguy cơ phát triển bệnh mãn tính, bệnh tim mạch và tăng thêm tuổi thọ.
Đặc biệt trong giai đoạn bùng phát đại dịch COVID -19 hiện nay, nuôi dưỡng hy vọng và lạc quan chính là “vaccine tâm hồn” có thể có tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn, giúp bạn ngăn chặn được sang chấn tâm lý, xoa dịu lo âu, giảm trầm cảm…
Để làm được điều này trong đại dịch COVID-19, hãy tham khảo những gợi ý dưới đây:
Tin tưởng vào vaccinne COVID-19 cũng giúp phòng ngừa sang chấn tâm lý

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch COVID-19 chưa biết khi nào sẽ kết thúc. Để đối phó với dịch COVID-19, nhiều loại vaccine được nghiên cứu và được phê duyệt sử dụng khẩn cấp. Đó là căn cứ để chúng ta lạc quan hơn, tin tưởng sẽ chiến thắng đại dịch. Sự phát triển của vaccine phòng COVID-19 cho thấy mức độ an toàn và hiệu quả phòng ngừa dịch bệnh, đã và đang phủ khắp toàn cầu. Hãy đoàn kết cùng chống dịch, trước hết bằng việc tiêm ngay vaccine khi có thể, bất cứ loại nào đang sẵn có. Theo một nghiên cứu mới đây cho thấy, sự lo âu, trầm cảm, stress giảm sau khi tiêm vaccine mũi đầu tiên.
Đừng đắm chìm trong tiêu cực
Giãn cách xã hội, phong tỏa,…có thể ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của tất cả mọi người và sự ảnh hưởng này nặng nề hơn với những người quen một cuộc sống năng động, sống phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ bạn bè và xã hội.
Cách ly xã hội, phong tỏa đã làm gián đoạn sự đi lại, giao lưu bạn bè, tình thân. Trẻ em không đến trường, người lớn không thể gặp mặt đồng nghiệp, bạn bè… sự bó hẹp như vậy khiến nhiều người cảm thấy căng thẳng, stress, kèm với tình hình dịch bệnh phức tạp thì lo âu, căng thẳng càng tăng cao.

Theo các cuộc khảo sát cho thấy các triệu chứng tâm thần thường dễ xảy ra sau một đợt mắc bệnh COVID-19 cấp. Mới đây một khảo sát tiết lộ trong 3.900 câu trả lời từ những người từng mắc COVID-19, hơn 50% cho biết mình có các triệu chứng của trầm cảm, ít nhất là ở mức vừa.Các nhà nghiên cứu cho rằng để giải quyết, giảm những lo âu, căng thẳng nên tránh nghĩ quá nhiều về những chuyện tiêu cực, bởi sẽ làm tình trạng tệ hơn.
Nếu cứ quanh quẩn nghĩ đến vấn đề không làm được, chưa làm được, không được như ý không chỉ gây căng thẳng, buồn phiền mà còn khiến bạn xử lý công việc và các tình huống trong cuộc sống kém hiệu quả. Điều này dẫn đến vòng luẩn quẩn tiêu cực lại sinh ra thêm tiêu cực.
Do đó chỉ cần đừng nghĩ nhiều về những vấn đề đó mà hãy bắt tay vào thực hiện một điều gì đó mới mẻ như gọi điện cho bạn bè, gợi ý thay đổi thực trạng nhằm cải thiện điều tội tệ, nghĩ đến các dự án mới, lên kế hoạch cho tương lai… Nếu chỉ nghĩ về chuyện tồi tệ vẫn đang xảy ra như dịch bệnh, chết chóc… mọi việc sẽ bế tắc. Tuyệt đối không được ngồi 1 mình để đắm chìm trong suy nghĩ buồn chán, lo sợ dịch bệnh.
Tìm kiếm tin tức tích cực và sự hỗ trợ giảm khó khăn và sang chấn tâm lý
Dịch bệnh khiến nhiều người rơi vào cảnh mất việc, mất người thân… nên bị sang chấn tâm lý. Nhiều người vì giảm thu nhập, không có thu nhập … dẫn tới bị stress, nhất là những gia đình phải chạy ăn từng bữa, người nhà ốm bệnh…
Chính vì vậy việc tìm kiếm và gần gũi những người tích cực sẽ giúp ích cho bạn tháo gỡ được khó khăn. Có thể những người đó kêu gọi được cộng đồng trợ giúp, các nhà hảo tâm chia sẻ những khó khăn trong dịch bệnh. Hãy chia sẻ với bạn bè, với cơ quan, với hàng xóm tại nơi mình ở để nhận được sự giúp đỡ trong hoàn cảnh thực sự chồng chất khó khăn.

Thông thường, khi mọi người đối mặt với những tình huống khó khăn, họ suy nghĩ về cách đã vượt qua những thử thách tương tự trước đây. Tuy nhiên, bởi vì đại dịch COVID-19 là duy nhất và chưa từng xảy ra, nên hầu hết mọi người đều chưa có kinh nghiệm đối phó với tình trạng tương tự.
Một cách để duy trì sự lạc quan là tập trung sự chú ý của bạn vào những tin tức tốt, chẳng hạn như sự phát triển của vaccine, tin tức lan tỏa cách sống đẹp và hạn chế tiếp xúc những tin tức tiêu cực từ các phương tiện truyền thông. Hãy theo dõi những thông tin chính thống từ báo đài, nguồn tin được phát đi tại địa phương, tránh những tin tức không chính thống, tin tức tiêu cực.
Cần hiểu rõ về dịch bệnh, hiểu rõ về nguồn lây, cách lây và thực hành đúng khuyến cáo của Bộ Y tế để không hoang mang, lo lắng.
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Bình tĩnh đối diện với thực tế không như mong muốn trong thời điểm dịch bệnh bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh. Tăng cường các hoạt động thể chất tại nhà, ăn uống hợp lý, ngủ đúng giờ và đủ giấc. Cần luyện tập thể dục, ngồi thiền,..
Các nghiên cứu về lo âu, trầm cảm cho thấy việc luyện tập thể thao mang lại lợi ích về tâm lý và thể chất, giúp giảm lo âu và cải thiện tâm trạng. Cần thường xuyên tham gia hoạt động thể lực mạnh mẽ sẽ đem lại cảm giác thoải mái, xoa dịu cảm giác tiêu cực, bớt tập trung vào những vấn đề sợ hãi, lo lắng thực tại.
Ngoài ra cần ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi đúng cách là một phần quan trọng để duy trì thái độ tích cực. Nghiên cứu cho thấy nếu ngủ dưới 5 tiếng mỗi đêm trong một tuần sẽ cảm thấy căng thẳng, giận dữ, buồn và mệt mỏi về mặt tinh thần hơn một cách rõ rệt. Hãy ngủ đủ giấc để duy trì tâm trạng tốt và chống lại nguy cơ mắc các rối loạn tinh thần và thể chất.
Theo Suckhoedoisong
-
Kiểm tra chiến dịch bổ sung vitamin A cho hàng nghìn trẻ tại Hà Nội
-
Chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ trên toàn quốc
-
Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030
-
70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại ruột
- Nói không với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để bảo vệ thế hệ trẻ
- Mọi người dân đều được tiếp cận các dịch vụ sàng lọc khuyết tật
- Cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá
- Đề xuất lộ trình đưa Việt Nam thành trung tâm sản xuất vaccine khu vực
- Yêu cầu phòng chống nắng nóng cho người bệnh và nhân viên y tế
- Mua sắm, cung ứng kịp thời các vaccine tiêm chủng mở rộng
- Triển vọng ghép phổi nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân bệnh phổi giai đoạn cuối
-
Nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái là Di sản văn hóa phi vật thể quốc giaNgày 1/6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
-
Động viên kịp thời gia đình cán bộ Hội có căn nhà bị lửa thiêu rụiThông tin từ lãnh đạo xã Thanh Hóa cho biết đã có nhiều đoàn thể cũng như bà con lối xóm đến động viên gia đình khi ngôi nhà làm bằng gỗ bị lửa thiêu rụi hoàn toàn.
-
Rào cản trên đường đến 1.000 tỷ USD của kinh tế số Đông Nam ÁKinh tế số Đông Nam Á có nhiều thuận lợi để phát triển như dân số trẻ, thành thạo công nghệ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khoảng cách kỹ thuật số giữa các quốc gia cũng như trong cùng một nước.
-
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao vùng vải thiều Thanh HàNgày 1/6, trong chuyến thăm vùng vải thiều Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, đại diện doanh nghiệp Nhật Bản đã trực tiếp trò chuyện với người nông dân, thưởng thức vải chín tại vườn và ghé thăm cây vải tổ. Các vị khách đến từ thị trường vốn được đánh giá là khó tính đã bày tỏ sự ngạc nhiên và dành lời khen ngợi đối với vùng trồng vải rộng lớn, nhất là ấn tượng với chất lượng thơm ngon của quả vải Thanh Hà.
-
Khai mạc Tuần lễ mận, nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023(Tapchinongthonmoi.vn) Tối 1/6, tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long, Hà Nội diễn ra Lễ khai mạc Tuần lễ mận và nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023; ký kết đưa trái Mận hậu Sơn La trên các chuyến bay VietNam Airlines năm 2023.
-
Lạng Sơn: Nông dân trồng ớt được mùa “kép”(Tapchinongthonmoi.vn) - Với giá bán trung bình từ 30.000-40.000 đồng/kg, những người trồng ớt ở Lạng Sơn không khỏi vui vừng vì ớt thu hoạch năm nay vừa được mùa lại được giá.
-
Vấn đề Tổ hợp tác như là tổ chức tiền Hợp tác xã(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhìn chung, bản dự thảo Luật HTX (sửa đổi) 2023 đã được dự thảo khá công phu, nhìn chung phù hợp tình hình phát triển HTX của Việt Nam tuy nhiên còn một số góp ý liên quan đến chương IX Tổ hợp tác (THT).
-
Kiểm tra chiến dịch bổ sung vitamin A cho hàng nghìn trẻ tại Hà NộiNgày 1/6, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Đào Hồng Lan làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác tổ chức chiến dịch đợt 1 bổ sung vitamin A cho hơn 392.000 trẻ tại Hà Nội. Dự kiến, cả nước có hơn 6 triệu trẻ sẽ được bổ sung vitamin A đợt này.
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ vấn đề lập dự toán ngân sáchBộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã phát biểu trước Quốc hội làm rõ các vấn đề liên quan đến lập dự toán ngân sách, đến chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, đến số tồn dư ngân sách, quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, kinh phí cho chương trình tiêm chủng…
-
Nhiều mô hình phòng tránh đuối nước cho trẻVừa mới đầu Hè, nhiều nơi đã liên tục xảy ra đuối nước trẻ em. Từ năm 2022 đến nay, tại tỉnh Quảng Trị, 25 trẻ em tử vong do đuối nước. Trong tổng số trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích thì tỷ lệ trẻ em bị tai nạn đuối nước chiếm hơn 50%. Tỉnh Quảng Trị đang triển khai nhiều mô hình, giải pháp giúp giảm nguy cơ đuối nước.
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
4 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung
-
5 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"