
Với vị trí đặc biệt quan trọng của ngày Tết trong đời sống người Việt, những món ăn được lựa chọn sử dụng trong những ngày đầu năm cũng chứa đựng những gì tinh túy nhất, đặc trưng nhất của ẩm thực cổ truyền.
Trải dài đất nước, từ Hà Giang cực Bắc đến Cà Mau đất mũi miền Nam, dù có vô vàn món ăn khác nhau, cách chế biến cũng không giống nhau, song mỗi món ăn đều hướng về những giá trị văn hóa truyền thống, truyền tải những thông điệp chung về cuộc sống và cội nguồn.
Theo phong tục chung, Tết của người Việt Nam nhất thiết phải có mâm cỗ với các món ăn đặc biệt mà ngày thường ít có. Mâm cỗ phải thịnh soạn, hấp dẫn với đầy đủ màu sắc, như màu xanh của bánh chưng, màu đỏ tươi của xôi gấc, canh măng vàng, đĩa giò lụa hồng hồng… để tạo nên mâm cỗ cổ truyền đậm đà bản sắc Việt.
Trên cái nền chung ấy, khi đi dọc miền Tổ quốc những ngày Tết, chúng ta lại bắt gặp những bức tranh ẩm thực khác nhau giữa 3 miền Bắc-Trung-Nam.
Xuất phát từ những yếu tố ngoại cảnh như địa lý, khí hậu, văn hóa khác nhau, mỗi vùng lại có những biến tấu món ăn khác nhau, tuy không quá cao sang về nguyên liệu, nhưng lại rất đặc trưng, riêng biệt và hấp dẫn.
Mâm cỗ tinh tế, khéo léo của miền Bắc
Ngày Tết miền Bắc, thời tiết thường giá lạnh, có lẽ vì vậy mà người miền Bắc dường như nuông chiều bản thân hơn với các món ăn ngậy béo và đầy năng lượng.
Đặc biệt, là vùng đất mà nhiều đời vua chúa từng chọn làm nơi đóng đô, mâm cỗ Tết của người miền Bắc bao giờ cũng thể hiện sự tinh tế và khéo léo.
Vừa chú trọng hình thức, vừa phối hợp hài hòa giữa những món nước và món khô, giữa thịt và rau. Trong đó, mâm cỗ của người Hà Nội được đánh giá là bài bản và giữ được nét cổ truyền của người Việt.
Bánh chưng là thứ không thể thiếu không chỉ với ẩm thực ngày Tết cổ truyền miền Bắc mà còn của cả đất nước.
Bên cạnh đó, xôi gấc, giò lụa, giò xào, thịt gà, nem rán, thêm nồi cá chép hoặc cá trắm kho riềng, cùng đĩa nộm xu hào hoặc đu đủ là những món phải có trong dịp Tết. Món nước cũng phong phú không kém: miến nấu lòng gà, chân giò hầm với măng lưỡi lợn, mọc nước… Món nào cũng đậm đà hương vị, khiến người ta cứ nhớ mãi về hương vị Tết quê hương.
Hương vị của sự chắt chiu, chia sẻ trên mâm cỗ Tết miền Trung
Người miền Trung cũng cầu kỳ, tỉ mỉ nên các món ăn ngày Tết cũng được chăm chút kỹ lưỡng. Ngắm nhìn và thưởng thức mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung, dường như cảm nhận thấy trong đó cả âm hưởng của sự chắt chiu, chia sẻ.
Người miền Trung không có bánh chưng mà làm bánh Tết, món bánh có hương vị rất gần gũi với bánh chưng.
Bên cạnh bánh Tết, miền Trung cũng có nhiều loại bánh khác được đặt trên mâm cỗ ngày Tết như bánh tổ, bánh in..
Ẩm thực ngày Tết miền Trung cũng không thể thiếu nem chua, thịt giấm. Đặc biệt, tại cố đô Huế, nơi vẫn lưu giữ những món ăn từ cung đình, thì mâm cỗ Tết càng tỉ mỉ và cầu kỳ.
Món tôm chua thịt phay, nem bò lụi, chả tôm, gỏi vả lúc nào cũng phải có. Một số vùng ở miền Trung còn thêm món món bò nấu thưng, thịt nạc rim hấp dẫn

Nếu như miền Bắc có dưa hành thì miền Trung lại đặc trưng với dưa món. Nguyên liệu của dưa món khá đơn giản, chỉ là cà rốt, đu đủ... được ngâm chua mặn, tuy nghe có vẻ dễ làm nhưng để có được hũ dưa món đầy sắc-vị thì cần sự tỉ mỉ và khéo léo.
Bởi thế, dù mộc mạc hay cao sang, những món ăn ngày Tết của miền Trung, qua bàn tay của những người phụ nữ tần tảo đều trở nên vô cùng hấp dẫn.
Nét bình dị, gần gũi ở mâm cỗ Tết miền Nam
Nam Bộ nổi tiếng là vùng đất bình dị với những con người chất phác, xởi lởi, lại thêm những sản vật tự nhiên rất phong phú, không cần chế biến cầu kỳ vẫn khiến vị giác đắm say.
Có lẽ bởi vậy, văn hóa ẩm thực ngày thường cũng như ngày Tết của miền Nam thường đơn giản hơn so với miền Bắc và miền Trung. Bánh Tết, thịt kho tàu và canh khổ qua là 3 món đặc trưng trong ngày Tết của vùng Nam Bộ.
Ở Nam Bộ còn lưu truyền câu ca dao: “Chim kêu ba tiếng ngoài sông/ Mau lo lựa nếp hết đông Tết về.” Ngày Tết, người miền Bắc dùng bánh chưng, người miền Nam ăn bánh Tết (hay còn gọi là bánh đòn).
Để phù hợp với nhu cầu thưởng thức, bánh Tết cũng được chế biến thành nhiều loại như bánh Tết mặn, bánh Tết chay không nhân, bánh Tết ngọt…
Tại Đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều làng bánh Tết nổi tiếng ở Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang… nhưng không ở đâu có bánh Tết ngon như ở Trà Cuôn (Trà Vinh). Có thể nói, bánh Tết chính là “linh hồn Tết” của người Nam Bộ.

Ngoài bánh Tết, thì món ăn mặn không thể thiếu được trong ngày Tết, bất luận ở nhà giàu hay nghèo, là món thịt kho tàu - hay còn gọi là thịt kho trứng, thịt kho nước dừa.
Món ăn là sự kết hợp hài hòa âm-dương, của miếng thịt kho tàu vuông vắn với quả trứng tròn trắng tinh ngập trong nước dừa ngọt dịu. Khi ăn kết hợp với cơm trắng và dưa giá.
Thêm một bát canh khổ qua dồn thịt, giúp chúng ta cảm nhận được hết mỹ vị của nhân sinh, cùng nhau tiễn biệt khó khăn của năm cũ và mong chờ cho một năm mới tốt đẹp, may mắn hơn.
Và dù là miền Bắc, miền Trung hay miền Nam thì ẩm thực ngày Tết cổ truyền Việt Nam cũng đều mang hương vị đặc trưng, độc đáo mà hài hòa, thân thuộc. Rau quả xanh tươi, nem chả mang đầy năng lượng cho cuộc sống, bánh mứt thể hiện sự an lành…
Bởi vậy, khi cuộc sống ngày càng bận rộn và tất bật hơn thì vào ngày Tết, những người con xa xứ lại trở về quê hương, mong muốn thưởng thức một bữa ăn gia đình hay cùng nhau bày biện mâm cơm ngày Tết.
Trong cái tươi mát của Xuân mới, trong cái náo nhiệt háo hức của ngày Tết cổ truyền, hương vị của những món ăn càng làm ấm thêm lòng người, càng làm đậm đà thêm truyền thống văn hóa đặc sắc, bền bỉ của người Việt giữa những đổi thay của cuộc sống./.
Theo Vietnampluus
Theo Vietnam Plus
-
7 loại thực phẩm bạn nên tránh trong kỳ nghỉ Tết
-
Quảng Nam: Gần 2700 người được tư vấn, hỗ trợ các thông tin, kiến thức về phòng chống lao
-
6 tháng đầu năm 2022 phát hiện trên 48.000 ca mắc lao
-
Thái Thượng thành công trong phòng chống bệnh lao
- Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Đắk Lắk - tuyến đầu phòng chống lao tại Tây Nguyên
- Lâm Đồng chủ động khám sàng lọc phát hiện sớm bệnh lao
- Hội Nông dân An Giang đẩy mạnh triển khai Dự án Quỹ toàn cầu Phòng chống lao năm 2022
- Xây dựng nền tảng phát triển trong lĩnh vực Da liễu thẩm mỹ tại Việt Nam
- Cà Mau: 100% dân số được tiếp cận chương trình chống Lao
- Bộ Y tế hướng dẫn phòng một số bệnh đang gia tăng tại các địa phương
- Đáp ứng tốt hơn yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm cho nhân dân
-
Cán bộ, hội viên nông dân Quảng Bình hưởng ứng Tết trồng cây Xuân Quý Mão 2023(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường, Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Trong ngày đầu ra quân đã trồng được hơn 200 cây xanh nhằm hướng đến những tuyến đường xanh, sạch, đẹp và nâng cao ý thức giữ gìn môi trường trong sạch cho hội viên nông dân.
-
Nô nức Lễ hội Lồng Tông - Ngày hội xuống đồng của dân tộc Tày tại Tuyên QuangNgày 29/1, trong không khí vui xuân, chào đón năm mới Quý Mão 2023, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hội Lồng Tông - Ngày hội xuống đồng, đây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày. Sau 3 năm tạm dừng tổ chức do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Lễ hội năm nay đã thu hút hàng nghìn người dân và du khách tới tham dự.
-
Kiểm soát chặt, bình ổn giá dịch vụ vui chơi, ăn uống dịp lễ hội sau TếtTheo Bộ Tài chính, sau Tết bắt đầu là thời điểm của lễ hội diễn ra trên cả nước, nhu cầu đi lại, tiêu dùng thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình, đồ mua sắm phục vụ lễ hội đầu năm có khả năng sẽ có xu hướng tăng. Do đó, cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.
-
Hội Nông dân Nghệ An đổi mới công tác tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện thiết thực(Tapchinongthonmoi.vn) - Năm 2022, công tác Hội và phong trào nông dân tỉnh Nghệ An đạt kết quả rất thành công trên nhiều phương diện. Từ đó tạo nên sự chuyển biến quan trọng góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn của tỉnh nói riêng và kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Nghệ An nói chung.
-
Xuất khẩu nông sản: Nhiều mặt hàng tăng trưởng cao trong tháng đầu nămq1Năm 2022, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế khi tăng trưởng trên các mặt sản xuất, xuất khẩu, góp phần ổn định vĩ mô trong nước và an ninh lương thực toàn cầu. Với nền tảng như vậy, bước sang năm 2023, nhiều mặt hàng nông sản tiếp tục ghi nhận tín hiệu vui trong tháng đầu tiên của năm mới.
-
Chứng minh nhân dân được sử dụng đến thời điểm nào?Theo dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết 31/12/2024.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Bác Hồ tại Nghệ AnVới lòng biết ơn vô hạn, kính trọng sâu sắc và tự hào đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên trong đoàn nguyện mãi mãi học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách cao đẹp của Người
-
Bức tranh ngân sách Nhà nước năm 2023Theo dự báo ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023, tổng thu NSNN ước tính 1.620.744 tỷ đồng, tổng chi NSNN ước tính 2.076.244 tỷ đồng; dự toán mức bội chi NSNN: 455.500 tỷ đồng, tương đương 4,42%GDP.
-
Tái hiện nghi lễ vua Lê Đại Hành cày Tịch điền tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023Sáng 28/1 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Quý Mão), tại cánh đồng Đọi Tín, xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam), UBND tỉnh Hà Nam và huyện Duy Tiên tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2023 - Ngày hội xuống đồng lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ.
-
Đồng bào dân tộc thiểu số đón Tết vui tươi, an toàn, tiết kiệmCông tác tổ chức, chăm lo Tết cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi được các ngành, các cấp quan tâm và chuẩn bị chu đáo, bảo đảm không có hộ gia đình nào thiếu đói trong dịp Tết. Trên mọi miền tổ quốc, bà con các dân tộc đón Tết đầm ấm, vui tươi, an toàn, tiết kiệm. Sau Tết, các lễ hội đã bắt đầu mở màn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh