
Cấp phát thuốc ARV tại cơ sở y tế. Ảnh: TN
Xu hướng trẻ hóa
Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), tích lũy đến nay, Việt Nam có khoảng 220.580 ca nhiễm HIV và đã có 112.368 ca tử vong do nhiễm HIV/AIDS. Riêng trong 10 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã phát hiện khoảng 9.025 ca nhiễm HIV mới.
ThS. BS Cao Kim Thoa, Phó Trưởng Phòng Dự phòng lây nhiễm HIV, Cục Phòng chống HIV/AIDS nhận định: “Xu hướng nhiễm HIV của Việt Nam đang trẻ hóa rất nhanh. Nếu giai đoạn năm 2012- 2013, tỷ lệ người nhiễm HIV ở nhóm người dưới 30 tuổi chỉ dưới 5% thì đến năm 2022, con số này tăng lên hơn 50%”.
Đáng chú ý, thời gian gần đây, tỷ lệ nhiễm HIV tăng rất nhanh trong nhóm MSM (nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới). Trong chương trình giám sát trọng điểm gần đây cho thấy, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM là 13,3%. Đường lây của HIV chủ yếu là qua quan hệ tình dục không an toàn; tỷ lệ này tiếp tục tăng mạnh qua các năm và trở thành đường lây chính (hiện là trên 80%).
Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Phan Thị Thu Hương nhận định: “Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam đang diễn biến theo một xu hướng mới. Nếu trước đây khi nói đến nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam, chúng ta nghĩ đến nhóm người nghiện chích ma túy hay phụ nữ mại dâm; thì hiện nay, qua phân tích sâu những số liệu khoa học của người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo hằng năm cho thấy, tỷ lệ lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn, chủ yếu là những người quan hệ đồng giới nam có xu hướng tăng. Đặc biệt, ngày càng nhiều người nhiễm HIV ở lứa tuổi trẻ là điều đáng lo ngại. Vì vậy, chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay tập trung nhiều hơn vào nhóm thanh niên. Đây là nhóm người cần có được sự quan tâm đầy đủ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường ở cấp trung học và cả khi rời ghế nhà trường tiếp cận đến các môi trường mới để có kiến thức, biết được các biện pháp dự phòng tốt cho bản thân”.
Theo đó, thời gian qua, các hoạt động giám sát, phát hiện ca bệnh, dự phòng lây nhiễm đã được triển khai tích cực nhằm kiểm soát dịch HIV/AIDS.
Hiện, các dịch vụ xét nghiệm HIV đã được mở rộng, đa dạng các hình thức. Nhờ đó, năm 2022, đã phát hiện gần 10.000 trường hợp nhiễm HIV mới qua các giải pháp xét nghiệm mới như: Xét nghiệm tại các cơ sở y tế, xét nghiệm dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm; sử dụng sinh phẩm mới để phát hiện sớm nhiễm HIV, sinh phẩm xét nghiệm thế hệ 4…
Cùng với đó, công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và truyền thông cho giới trẻ được triển khai đa dạng, hiệu quả thông qua nhiều sự kiện truyền thông trong khu công nghiệp, trường học và truyền thông đa phương tiện…
Việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện cũng được tiếp tục duy trì và đổi mới. Hiện có hơn 51.000 bệnh nhân đang điều trị thường xuyên; đã có 6 tỉnh với khoảng 2.857 bệnh nhân được cấp phát Methadone mang về.
Đặc biệt, việc điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV (PrEP) đã được triển khai với tốc độ tăng trưởng khách hàng nhanh hơn so với các nước trong khu vực. Hiện Việt Nam có hơn 60.000 người sử dụng PrEP và tỷ lệ duy trì điều trị cao tới trên 72%.
Về công tác điều trị, hiện cả nước có 499 cơ sở điều trị người bệnh HIV/AIDS; trong đó 362 cơ sở đang điều trị ARV được bảo hiểm y tế chi trả. Các dịch vụ phòng, chống HIV cũng được triển khai trong các trại giam, trại tạm giam dưới các hình thức như: Tổ chức xét nghiệm tại trại giam; cấp phát thuốc ARV cho các bệnh nhân trong khu vực này.
Nỗ lực khắc phục khó khăn
Theo các chuyên gia, tuy dịch HIV/AIDS trong cộng đồng tiếp tục thuyên giảm số mắc, nhưng lại diễn biến phức tạp, gia tăng ở một số nhóm nguy cơ cao (nhóm MSM, nghiện chích ma túy). Việt Nam vẫn còn ở xa so với mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 khi vẫn phát hiện mới khoảng 10.000 người nhiễm HIV mỗi năm (để thực hiện được mục tiêu phải đạt dưới 1000 người nhiễm/năm).
Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong công tác phòng chống dịch HIV/AIDS. Cụ thể số ca mắc đang tăng nhanh nhóm thanh, thiếu niên trẻ, nhóm nam quan hệ đồng tính nhưng các can thiệp cho nhóm này rất khó khăn; quần thể này cũng ở dạng ẩn, khó tiếp cận. Bên cạnh đó, còn một số địa phương chưa phê duyệt đề án bảo đảm tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Quy trình, thủ tục mua sắm, đấu thầu thuốc ARV, sinh phẩm xét nghiệm gặp nhiều vướng mắc nên xảy ra thiếu thuốc cục bộ và một số địa phương không có sinh phẩm để xét nghiệm. Tình trạng nghiện các chất ma túy tổng hợp và ma túy dạng kích thích đang gia tăng, chưa có thuốc điều trị nghiện cũng như hướng dẫn chi trả cho xác định tình trạng nghiện.
Đặc biệt, việc đảm bảo nguồn lực tài chính, chuyển giao bền vững chương trình phòng chống HIV/AIDS vẫn còn nhiều khó khăn; nguồn lực huy động dự kiến thời giai đoạn 2021-2030 mới chỉ đáp ứng được 60- 70% nhu cầu. Đến nay, vẫn còn tới 12 tỉnh, thành phố chưa phê duyệt kế hoạch tài chính cho Chương trình này.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, để đạt được mục tiêu kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030, việc đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động là rất quan trọng. Với các địa phương chưa phê duyệt kế hoạch hoặc đề án đảm bảo tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS cần khẩn trương xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đảm bảo tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Các địa phương đã có đề án đảm bảo tài chính cần bố trí đủ kinh phí theo kế hoạch và có hướng dẫn cũng như phê duyệt các nội dung và định mức chi tiêu cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Đặc biệt, các đơn vị liên quan cần hoàn thiện hành lang pháp lý bảo đảm việc cung ứng thuốc ARV từ nguồn bảo hiểm y tế được liên tục và ổn định, bảo đảm quyền lợi của người có thẻ bảo hiểm y tế.
Bộ Y tế cũng yêu cầu Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với các Vụ, cục có liên quan trong Bộ Y tế trình Chính phủ cơ chế và hành lang pháp lý thực hiện mua sắm dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS từ các tổ chức cộng đồng, tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân trong đầu tư và cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS để phát huy hiệu quả cung cấp dịch vụ trong giai đoạn tới.
Bên cạnh việc đảm bảo tài chính, nâng cao công tác phòng và điều trị HIV, các chuyên gia cũng cho rằng, cần nâng cao chất lượng công tác truyền thông giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS tại các trường phổ thông, đại học hiện nay. Cần coi công tác truyền thông nâng cao nhận thức về HIV của thanh, thiếu niên là vấn đề cốt lõi và đổi mới phương thức truyền thông cho phù hợp với từng đối tượng. Bởi sự gia tăng số ca nhiễm mới trong giới trẻ không chỉ dừng lại ở việc tác động đến sức khỏe, nòi giống, chất lượng dân số mà còn ảnh hưởng đến văn hóa, an ninh chính trị của quốc gia.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Không khí lạnh tăng cường gây rét đậm, rét hại ở Bắc Bộ
-
Hải sản được giá, ngư dân Thanh Hóa hối hả ra khơi
-
Những dự báo về an ninh mạng Việt Nam trong năm 2023
-
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: An sinh xã hội phải chủ động ứng phó với rủi ro
- Ngư dân Quảng Ngãi mở biển đầu năm mới
- Quy định mới về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp có hiệu lực từ năm 2023
- Bốn ngày nghỉ Tết, xảy ra 82 vụ tai nạn giao thông, làm chết 48 người
- 3 ngày nghỉ Tết, hơn 11.500 người phải nhập viện do tai nạn giao thông
- Kiều bào và khát vọng cống hiến cho cội nguồn
- Đủ nguồn cung hàng hóa 3 ngày Tết, không xảy ra găm hàng ép giá
- Người dân và du khách trên cả nước nô nức du Xuân
-
Huyện Mù Căng Chải: Tổ chức Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ nhân dịp Xuân Quý Mão 2023(Tapchinongthonmoi.vn) - Sáng ngày 27/01 (tức ngày mùng 6 Tết), huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ nhân dịp Xuân Quý Mão năm 2023 và trồng trên 300 cây hoa đào rừng tại bờ Hồ thủy điện Khao Mang.
-
Bài học giữ nước từ Hiệp định Paris 50 năm trước vẫn còn nguyên giá trị4 triết lý giúp chúng ta chiến thắng trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris trong bối cảnh hiện nay vẫn còn nguyên giá trị, chỉ có cách thể hiện phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hiện nay.
-
Không khí lạnh tăng cường gây rét đậm, rét hại ở Bắc BộĐêm qua và sáng nay (27/01), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trong đợt không khí lạnh từ 27-30/1, nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 9-12 độ, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6-9 độ, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ.
-
Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát động Tết trồng cây Xuân Quý MãoNhân Tết cổ truyền của dân tộc - Xuân Quý Mão 2023, sáng 27/1 (mùng 6 tháng Giêng), tại Khu di tích K9-Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và dự lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ".
-
Mong muốn được tiếp cận chính sách vốn vay ưu đãi(Tapchinongthonmoi.vn) Đó là lời bộc bạch trong những ngày cuối năm của nông dân nhiều năm liền đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi - anh Nguyễn Thái Huy sinh năm 1975 (Ất Mão) ở xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ, tỉnh - Hà Tĩnh.
-
Hải sản được giá, ngư dân Thanh Hóa hối hả ra khơiTrong những ngày đầu Xuân năm mới, trong khi hàng nghìn tàu cá công suất lớn ở các vùng biển Thanh Hóa đang “nằm bờ” nghỉ Tết thì các tàu thuyền, bè mảng công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ đã lần lượt ra khơi để khai thác hải sản.
-
Thủ tướng: Vừa cải tạo, nâng cấp đường sắt Hà Nội - TPHCM, vừa nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - NamChiều ngày 26/1 (mùng 5 Tết), sau khi kiểm tra, đôn đốc dự án cao tốc Nha Trang – Cam Lâm, tại ga Tháp Chàm, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ ra quân dự án nâng cấp tuyến đường sắt Nha Trang - Sài Gòn và chúc Tết cán bộ, công nhân viên tham gia dự án và các bộ, nhân viên ga Tháp Chàm.
-
Đón bằng công nhận Lễ hội Cổ Loa là Di sản văn hóa phi vật thể quốc giaTối 26/1, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa, huyện Đông Anh đã tổ chức lễ đón bằng công nhận Lễ hội Cổ Loa là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
-
Thủ tướng biểu dương cao tốc Nha Trang – Cam Lâm vượt tiến độ 3 thángChiều ngày 26/1 (mùng 5 Tết), Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đôn đốc dự án Nha Trang - Cam Lâm thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 1, thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân viên tham gia dự án.
-
Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân(Tapchinongthonmoi.vn)- Tiếp nối tư tưởng của các nhà kinh điển và xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra vai trò rất quan trọng của nông dân trong Cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân (CMDTDCND) cũng như trong CMXHCN.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh