Nơi tìm về của những người lính Vị Xuyên trong những ngày tháng Bảy
Những ngày trung tuần tháng Bảy, từng đoàn xe đưa các nhóm người, cựu chiến binh khắp mọi miền đất nước cùng tìm về Hà Giang - mảnh đất địa đầu Tổ quốc. Nơi đây hơn ba thập kỷ trước, mưa bom bão đạn đã đổ xuống, biết bao anh hùng liệt sỹ đã nằm lại để giữ lấy từng tấc đất thiêng liêng trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Những chiến công ấy đã ghi vào lịch sử chiến tranh giữ nước vĩ đại của dân tộc.
Có mặt tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên (Vị Xuyên, Hà Giang) từ sáng sớm 12/7, ông Nguyễn Quang Huy - cựu chiến binh Sư đoàn 365 và 314 tham gia chiến đấu tại mặt trận Vị Xuyên năm xưa - bồi hồi nhớ lại hơn 30 năm trước, Mặt trận Vị Xuyên luôn là nơi hứng chịu rất nhiều đạn, pháo, hỏa lực mạnh của đối phương. Những điểm cao 1509, 1200, 772, 685 ngày trước đạn cày đi xới lại, đất trời nhuốm một màu xám xịt. Tại điểm cao 685, đá hóa thành vôi.
Với tinh thần “sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử," hơn 4.000 cán bộ, chiến sỹ đã anh dũng hy sinh, hầu hết đều ở độ tuổi thanh xuân. Hiện nay, Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên là nơi quy tụ gần 1.900 phần mộ các anh hùng liệt sỹ.
Theo Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang), bộ đội hy sinh chủ yếu ở địa bàn rừng núi hoang vu hẻo lánh, núi cao, vực sâu, bị pháo cày xới hoặc bị mưa lũ xói mòn làm thay đổi địa hình. Thông tin về liệt sỹ và mộ liệt sỹ ngày càng khó khăn. Mặt khác, trên địa bàn còn sót nhiều vật cản, ảnh hưởng rất lớn đến công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ.
Từ khi được thành lập đến nay (năm 2018), Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ đã tìm kiếm, quy tập trên 120 hài cốt liệt sỹ và 1 mộ tập thể.
Ông Nguyễn Quang Huy bày tỏ: "Giờ đây, sau hơn 30 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc lùi xa, đất bạc đã hóa xanh nhưng đồng đội của tôi còn nằm lại, bản thân tôi cũng như những người lính đã trở về từ Mặt trận Vị Xuyên đều mong muốn Tổ quốc, Đảng, Nhà nước, quân đội, các đơn vị tiếp tục tìm kiếm hài cốt đồng đội của chúng tôi còn nằm lại nơi chiến trường xưa để đưa về quê nhà, đưa về Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên."
Là những người lính đã tham gia chiến đấu tại Mặt trận Vị Xuyên năm xưa, ông Đỗ Đình Thành và ông Hoàng Hữu Thùy (đều quê Hưng Yên) xúc động chia sẻ đến thăm lại chiến trường xưa, thăm lại những địa danh đã gắn bó cả thời tuổi trẻ, dâng hương tại Đền thờ Liệt sỹ điểm cao 468 và Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, hai ông và các đồng đội không kìm được nước mắt, nhớ về một thời máu lửa.
Được gặp lại những đồng đội năm xưa, ôn lại chuyện cũ, được thắp cho những anh em còn nằm lại nén hương thơm là những cảm xúc không thể diễn tả bằng lời.
Các ông cảm ơn tới Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp và nhân dân đã quan tâm, xây dựng, tu sửa Đền thờ Liệt sỹ điểm cao 468 và Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên và một số nơi khác. Đây là biểu hiện sinh động cho việc ghi nhớ công lao, sự hy sinh của những chiến sỹ đã cống hiến cả tuổi thanh xuân để bảo vệ Tổ quốc.
Thời gian vừa qua, Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên đã được tôn tạo, mở rộng khang trang, là nơi an nghỉ của gần 1.900 anh hùng liệt sỹ, một mộ liệt sỹ tập thể./.
Theo TTXVN
- Bắc và Trung Trung Bộ mưa lớn, các địa phương chủ động ứng phó
- Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
- Tái hiện hành trình lập đô, dời đô, định đô của một triều đại tại Festival Ninh Bình lần thứ III – 2024
- Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế
- Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
- Đỏ lửa nấu cơm đưa đến kịp thời cho người dân vùng lũ Quảng Trị
- Hơn 32 nghìn ngôi nhà ở Quảng Bình bị ngập lũ, nước rút chậm
-
Lào Cai: Hỗ trợ hơn 1 tấn cá giống giúp nông dân khôi phục sản xuất sau bão YagiTrung ương Hội Nông dân Việt Nam vừa phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức hỗ trợ cá trắm giống cho hội viên nông dân thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
-
Hội Nông dân xã Hương Sơn: Chủ động “tìm nguồn” để phát triển sản phẩm OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) – Bằng nhiều giải pháp cụ thể và đặc biệt là chủ động “tìm nguồn” để hỗ trợ xây dựng các sản phẩm OCOP, vì vậy mà 3 năm trở lại đây, năm nào Hội Nông dân xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang cũng hỗ trợ cho các chủ thể trên địa bàn để xây dựng thành công sản phẩm đạt OCOP.
-
An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quảHiện nay, ngành Nông nghiệp tỉnh An Giang đã sử dụng 265 drone phục vụ sạ lúa, bón phân; ứng dụng nền tảng số, phần mềm ghi nhật ký, truy xuất nguồn gốc; ứng dụng với các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và chuỗi khối (Blockchain) đã giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí, mở ra cơ hội kết nối thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường.
-
Bộ Y tế phản bác thông tin sử dụng thực phẩm bổ sung I-ốt gây cường giápTrước thông tin dùng thực phẩm bổ sung I-ốt làm gia tăng bệnh về tuyến giáp do thừa vi chất này, Bộ Y tế cho biết, đây là thông tin thiếu cơ sở khoa học gây hoang mang dư luận.
-
Khát vọng, đam mê sáng tạo vì môi trường xanh – sạch – đẹpNgày 5/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường (HUNRE) tổ chức Chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành: Giảm đốt rơm, rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật”. Tham dự vòng chung kết có 10 nhóm/thí sinh là các em học sinh, sinh viên đến từ một số trường đại học, cao đẳng, THPT.
-
Bài 4: Chuyển đổi xanh hướng đến tương lai bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) – Trước sự gia tăng hàng loạt các thách thức về biến đổi khí hậu và sự cần thiết của nền kinh tế bền vững, Hà Tĩnh đã hành động chuyển đổi xanh để hoà hợp với thiên nhiên nhằm tìm kiếm tương lai thịnh vượng, an toàn. Trong thực hiện xây dựng nông thôn mới đặt mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng chống chịu của người dân với biến đổi khí hậu.
-
Chính thức công bố Bộ Pháp điển Việt NamChiều ngày 5/11, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023 và công bố Bộ Pháp điển Việt Nam - công cụ tra cứu pháp luật được xây dựng trong 10 năm.
-
Quảng Bình: Mưa lớn gây ngập lụt, chia cắt gần 1.000 hộ dân(Tapchinongthonmoi.vn)- Đến chiều ngày 5/11, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tiếp tục có mưa to, có nơi mưa rất to gây ngập lụt, chia cắt giao thông và các thôn, bản.
-
Tổng Bí thư: Khẩn trương xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu quảTạp chí Nông thôn mới xin giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm với chủ đề: Tinh- Gọn-Mạnh- Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả.
-
Lâm Đồng: 18 chủ thể được cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”Thông qua các hoạt động, đề án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, phát triển nông nghiệp hữu cơ như các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp hướng tới toàn diện, bền vững và hiện đại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng, quảng bá và phát triển nhãn hiệu sở hữu cộng đồng đối với sản phẩm đặc trưng thế mạnh của địa phương.
-
1 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
2 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
3 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
4 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
5 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế