Nông dân giỏi đưa làn gió làm giàu tới những miền quê
Đời sống nông dân nâng cao
Trong giai đoạn 2019-2021, số hộ nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKD) các cấp huyện Cẩm Giàng có tỷ lệ khá cao, ổn định. Nhiều địa phương có số hộ đăng ký và đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cao như xã Lương Điền, Cẩm Hoàng, Đức Chính, Cẩm Điền, Định Sơn, thị trấn Cẩm Giang…
Từ phong trào đã xuất hiện các điển hình nông dân giỏi, không cam chịu đói nghèo quyết tâm phát triển những mô hình sản xuất hiệu quả. Điển hình như hộ ông Bùi Quang Cảnh (ở thôn Phượng Hoàng, xã Cẩm Hoàng). Từ hộ sản xuất đơn thuần quy mô nhỏ, năm 2012, gia đình ông Cảnh đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, chuyển đổi mô hình sản xuất áp dụng tiến bộ kỹ thuật góp phần nâng cao giá trị trên cùng diện tích canh tác. Theo đó, với tổng diện tích 7 mẫu ao, ông Cảnh quy hoạch 6 ao nuôi các loại cá truyền thống rô, trắm, chép... mỗi năm thu xấp xỉ 120 tấn cá thương phẩm. Ngoài ra, gia đình ông Cảnh còn nuôi gà thịt kết hợp với trồng cây ăn quả. Mỗi năm, gia đình ông có thể thu được hơn 1 tỷ đồng.
Gia đình ông Đào Hữu Thuân (thôn Vĩnh Lại, xã Cẩm Đông) với mô hình kinh doanh tổng hợp thu nhập bình quân hàng tỷ đồng/năm. Gia đình ông đầu tư 6 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất, kinh doanh vận tải, thức ăn chăn nuôi; ông đầu tư xây 3.500m2 chuồng trại nuôi 25.000 gà đẻ trứng, hàng năm thu lãi gần 1 tỷ đồng, sản phẩm trứng gà được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao và đưa lên sàn giao dịch VOSO. Ngoài ra, ông còn kinh doanh dịch vụ vận tải thu khoảng 150 triệu đồng/năm; thu nhập từ kinh doanh thức ăn chăn nuôi 120 triệu đồng/năm; tạo công việc thường xuyên cho từ 5-7 lao động.
Gia đình ông Đỗ Văn Yến (thôn Bối Tượng, xã Lương Điền) với tổng diện tích gieo cấy lúa 12ha. Ông đầu tư mua máy cày, máy phun thuốc sâu, máy rắc lân đạm, máy bơm nước, máy gieo mầm, máy gặt, năng suất bình quân đạt 58 đến 60 tạ/ha. Tổng thu nhập bình quân hàng năm từ 600 đến 800 triệu đồng, trừ chi phí cho lãi từ 400 đến 500 triệu đồng/năm; tạo việc làm cho 20 đến 30 lao động theo mùa vụ. Bên cạnh đó, ông sử dụng máy móc của gia đình làm dịch vụ cho các hộ sản xuất nông nghiệp trong thôn.
Bên cạnh số hộ gia đình khấm khá lên nhờ mạnh dạn đầu tư kinh doanh, loại hình sản xuất liên kết theo chuỗi cũng được hình thành nhằm tăng tính đoàn kết, tương thân tương ái lẫn nhau. Hội Nông dân các cơ sở đã thành lập 18 mô hình, tổ nhóm liên kết, câu lạc bộ nuôi thủy sản, 15 chi hội, tổ hội Nông dân nghề nghiệp… Các vùng sản xuất hàng hóa được quy hoạch, đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Vùng cà rốt xã Đức Chính, Cẩm Văn (trên 450ha); bí xanh, bí đỏ xã Cẩm Hưng, Định Sơn (30ha); dưa hấu xã Ngọc Liên (20ha); nuôi trồng thủy sản 138ha.
Đời sống của nông dân được nâng cao nên có điều kiện đóng góp cho phong trào xây dựng nông thôn mới: Nguồn vốn huy động nông dân đóng góp trên 30 tỷ đồng; gần 100.000 ngày công; sửa chữa và làm mới 63,7km đường giao thông liên thôn, xóm; 22,3km kênh mương nội đồng; sửa chữa và làm mới hàng chục phòng học; 97% đường giao thông nông thôn và đường phục vụ sản xuất đã được bê tông hóa. Những kết quả đó góp phần đưa huyện Cẩm Giàng trong tốp đầu của tỉnh Hải Dương về xây dựng nông thôn mới. Huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018, đến nay toàn huyện có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 5 xã đạt nông thôn mới nâng cao.
Tăng hỗ trợ nông dân
Trong 3 năm (2019-2021), Hội ND huyện phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh mở được 18 lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho 540 học viên tham gia; tổ chức 3 lớp dạy nghề cho 105 học viên; Hội ND các xã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức 263 buổi tập huấn cho 24.900 lượt người về KHKT trồng trọt, chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân 4 cấp đạt gần 6 tỷ đồng, hỗ trợ cho 233 hộ nông dân vay vốn; nhận ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội với dư nợ trên 100 tỷ đồngcho 2.135 hộ nông dân vay vốn; nhận tín chấp từ Ngân hàng NN&PTNT dư nợ đạt 34 tỷ đồng; Hội ND cơ sở còn phối hợp với Ngân hàng Công thương, Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tín chấp cho 3.000 hộ vay với số tiền trên 50 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thị Hạnh - Chủ tịch Hội ND huyện Cẩm Giàng cho biết: “Những nét sáng tạo, nổi bật trong phong trào Nông dân thi đua SXKD giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, đó là Hội ND các cấp trong huyện đã đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nông dân. Trên cơ sở điều kiện kinh tế của huyện, các cấp Hội đã phát huy thế mạnh của địa phương, định hướng nông dân xây dựng các mô hình phù hợp; tập trung các hoạt động hỗ trợ nông dân về vốn, KHKT, tiếp cận thị trường giúp cho thu nhập nông dân ngày một cao hơn. Công tác biểu dương, bình xét, thi đua khen thưởng được duy trì thường xuyên, kịp thời khuyến khích các mô hình tập thể, cá nhân từ đó nhân rộng những mô hình mới, hiệu quả trong hoạt động thực tiễn. Trong thời gian tới, Hội ND các cấp sẽ tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, nỗ lực thực hiện thành công mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế vừa phòng chống dịch, bệnh Covid-19. Tiếp tục tăng cường hỗ trợ nông dân trên các lĩnh vực, đặc biệt là tiếp cận kỹ thuật số trong việc tiêu thụ sản phẩm, thực hiện truy suất nguồn gốc cho sản phẩm”.
-
An Giang: Tập trung xây dựng hình mẫu “Nông dân 5 mới” -
Hội Nông dân Việt Nam tổ chức lễ phát động Quốc gia hưởng ứng chiến dịch “Làm cho Thế giới sạch hơn” năm 2024 -
Hà Tĩnh: Hội Nông dân “thổi luồng gió mới” vào chương trình xây dựng nông thôn mới -
Huyện Châu Thành: Hơn 5.000 hội viên cài đặt App Nông dân Việt Nam
- Ứng dụng chế phẩm sinh học, đưa nhãn “idor” Châu Thành bay xa
- Sôi nổi Hội thi Tuyên truyền viên giỏi Hội Nông dân TP. Pleiku 2024
- Bắc Giang: Nâng cao nghiệp vụ quản lý sức khỏe cây trồng đối với đội ngũ giảng viên cấp tỉnh
- Thoại Sơn: Tuyên dương 132 nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi
- Bình Dương sẽ tổ chức lễ hội tôn vinh nông dân xuất sắc năm 2024
- Phong trào làm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hội viên
- Mỗi “điển hình” là một hạt nhân bảo vệ an ninh Tổ quốc
-
Thúc đẩy hợp tác giữa Trung ương Hội và Quỹ Dân số Liên hợp quốcChiều ngày 11/10, tại trụ sở Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Định, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) đã tiếp đón Đoàn Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) do ông Pio Smit, Giám đốc UNFPA khu vực châu Á - Thái Bình Dương làm trưởng đoàn.
-
Ninh Bình: Thành lập Chi hội Nông dân "5 tự, 5 cùng"Ngày 10/10, tại xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức hội nghị thành lập Chi hội Nông dân nghề nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Ninh Giang. Chi hội có 20 thành viên là hội viên nông dân tham gia.
-
Sơn La: Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, hội viên nông dân về xây dựng nông thôn mớiNgày 11/10, thành phố Sơn La, Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động cho cán bộ, hội viên tham gia thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.
-
Nông dân Mộc Châu ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất chè và rau, củ, quả sạchĐể nâng cao chất lượng, mở rộng đầu ra cho nông sản địa phương, nông dân Mộc Châu (Sơn La) tích cực ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong canh tác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, đảm bảo đầu ra đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP.
-
Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp, Sơn La gặt hái nhiều thành tựu rực rõNhững năm qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ nông dân tiếp cận, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến nông sản, từ đó tạo bước phát triển đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của địa phương tăng trưởng nhanh, bền vững và nhiều thành tựu nổi bật.
-
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khuyến khích nông dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) trong những năm qua đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Việc vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia xây dựng và phát triển các hình thức kinh tế tập thể luôn là mục tiêu được Hội nông dân (HND) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đặt ra trong nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Giải báo chí Diên Hồng: Khẳng định tinh thần xây dựng, đổi mới và phát triển của Quốc hội, Hội đồng nhân dânBan Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - năm 2025 mới ban hành công văn số 237/BTC-TT về tiếp tục phối hợp tuyên truyền, tham gia Giải Diên Hồng lần thứ 3. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm dự thi đến hết ngày 22 tháng 11 năm 2024 (theo dấu Bưu điện).
-
Nông dân Hữu Lập với các hoạt động chào mừng ngày thành lập HộiĐể thiết thực chào mừng 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930- 14/10/2024), hội viên nông dân xã Hữu Lập (Kỳ Sơn – Nghệ An) đã tích cực tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực, tạo phong trào thi đua sôi nổi tại các chi hội.
-
Bảo đảm đồng bộ trong điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc giaChủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho cả nước và từng địa phương.
-
Long An: Quy tụ nhiều "kỹ sư chân đất" có giải pháp sáng tạo độc đáoPhong trào sáng tạo của nông dân trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật tại tỉnh Long An đã tạo sức lan tỏa và thu hút nhiều hội viên nông dân tham gia. Thông qua các cuộc thi, nhiều dự án, sản phẩm, giải pháp sáng tạo về khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã kêu gọi được đầu tư.
-
1 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
2 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
3 Tôn vinh 56 “Nhà khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024 -
4 Hội Nông dân Việt Nam thăm hỏi, tặng quà nông dân bị thiệt hại bão lũ ở Bắc Giang -
5 Thị trường chứng khoán: Dòng tiền sẽ chảy vào hay tiếp tục quan sát?