Tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của nông dân, Nghị quyết 19 Hội nghị Trung ương 5 Khoá XIII xác định: Trong thời gian tới, nông dân không chỉ là chủ thể mà còn là trung tâm của quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; và lần đầu tiên, “nông dân” được đặt lên vị trí trước “nông nghiệp”, “nông thôn”. Điều đó khẳng định một tinh thần mới, một kết luận súc tích, rõ ràng, một khẳng định chắc chắn của Ban chấp hành Trung ương Đảng về vị trí quan trọng hàng đầu của nông dân.
Vậy làm thế nào để người nông dân tự tin vươn ra biển lớn, vào tương lai với vị trí trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn?
Nông dân Nguyễn Văn Mọi (thường gọi là Ba Mọi), thôn Hiệp Hòa, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận lượng hoá cụ thể về điều kiện phát triển cây nho như một nhà khoa học. Đây là thói quen lão nông 80 tuổi này đã tôi rèn được trong cả cuộc đời để vượt qua những thăng trầm của nghề nông trên vùng đất khắc nghiệt, nắng cháy này.
Lão nông Ba Mọi người tiên phong làm du lịch sinh thái vườn nho tại Ninh Thuận. (Ảnh: ninhthuanreview.com)
Ông Mọi chia sẻ: “Điều đau đáu của tôi là tiếp tục có thêm được sự hỗ trợ của nhà khoa học, cơ quan quản lý để phát triển nghề trồng nho của Ninh Thuận. Và điều đặc biệt là tôi mong bà con trồng nho cố gắng, mỗi người cố thêm một tý để thay đổi tập quán canh tác. Vì tôi nghĩ chính giá trị của cây nho sẽ giúp bà con thoát nghèo, vươn lên làm giàu và nâng tầm giá trị cuộc sống của chúng ta lên".
Niềm đau đáu và khát vọng nâng tầm giá trị cho nông sản quê nhà, nâng tầm cuộc sống cho những nông dân của lão nông Ba Mọi cũng chính là những mục tiêu được đặt ra trong những Nghị quyết, chủ trương của Đảng đối với trụ đỡ chiến lược của đất nước là nông dân, nông nghiệp, nông thôn.
Và mới đây, Nghị quyết 19 Hội nghị Trung ương 5 Khoá XIII một lần nữa khẳng định tinh thần mới: Nông dân không chỉ là chủ thể mà còn giữ vị trí trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; mọi nguồn lực, chính sách, hoạt động phải xoay quanh người nông dân, hướng tới, hỗ trợ nông dân.
Nghiên cứu Nghị quyết 19, ông Hồ Xuân Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Tổng hội nông nghiệp Việt Nam rất tâm đắc: "Nghị quyết 19 thực sự dành cho nông dân. Tôi rất tâm đắc trong Nghị quyết này, để phát huy vai trò chủ thể của nông dân, là gắn phát triển giai cấp nông dân với quá trình phát triển nông nghiệp và công nghiệp hoá, đô thị hoá".
Tri thức hóa nông dân, hình thành nên một tầng lớp nông dân chuyên nghiệp chính là lời giải cho bài toán này.
Ý kiến của GS.TS Trần Đức Viên, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam: "Muốn thay đổi phải đào tạo một thế hệ nông dân mới của thời chuyển đổi số, nhà nước đào tạo họ và coi việc đào tạo như đầu tư cho phát triển nông thôn. Từ đó hình thành các tầng lớp nông dân mới, họ là các doanh nhân trên đồng ruộng của họ".
Một trong những chính sách, pháp luật tác động lớn nhất đến nông dân, đến tư liệu sản xuất quý giá nhất của họ hiện nay là Luật đất đai.
PGS. TS Nguyễn Quang Tuyến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội đề xuất: "Làm sao chính sách của chúng ta để người nông dân có thể làm giàu sống sung túc trên đất thì sẽ không có tình trạng bỏ hoang đất đai. Có nguyên nhân từ tình trạng đất đai phân tán, đầu vào chi phí cao, năng suất thấp nên càng làm càng bị lỗ. Về chính sách pháp luật đất đai phải giải quyết cho bằng được bài toán tích tụ tập trung đất đai, nhà nước, doanh nghiệp phải đồng hành với người nông dân".
Theo TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mục tiêu, quan điểm trong Nghị quyết 19 thể hiện như một cuộc cách mạng mới đối với nông dân, nông nghiệp, nông thôn.
"Đưa nông dân chân lấm tay bùn lên vị trí chủ thể, phải thay đổi tư duy của cả nông dân và lãnh đạo, phải tạo môi trường công bằng, phải hỗ trợ họ. Đây là sự nghiệp vĩ đại của nông dân. Nghị quyết 19 chắp cánh cho nông dân đi vào tương lai" - TS Đặng Kim Sơn nhấn mạnh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắn nhủ: “Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp thịnh thì nước ta thịnh".
Đó là một triết lý "tam nông", khơi nguồn khát vọng khi đương thời, cho đến hôm nay và mai sau. Khát vọng ấy cũng chính là mục tiêu cao nhất của Đảng và Nhà nước ta, để thực hiện “dân giàu, nước mạnh”. Trong chặng đường cách mạng mới này, người nông dân tiếp tục là nhân tố quyết định, đảm nhiệm vị trí trung tâm của tiến trình phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới, góp phần đưa đất nước tiến lên giàu đẹp, hiện đại, văn minh
Theo VOV
-
Nhà nước bồi thường, thu hồi đất dưới góc nhìn pháp lý
-
Cà Mau: Thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị
-
Tạo đòn bẩy thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệp
-
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội
- Nhiều điểm mới từ Nghị quyết gỡ vướng cho ngành Y
- Đề cương về văn hóa Việt Nam - nền tảng tinh thần của quốc gia, dân tộc
- Bộ trưởng Công Thương: Phải tính toán đầy đủ tác động khi điều chỉnh giá điện
- Thủ tướng thăm Singapore và Brunei: Chuyến đi mang theo thông điệp về láng giềng gần gũi, bổ sung lẫn nhau
- Nhiều bất cập của Luật Thuế Thu nhập cá nhân
- Làm rõ thêm về tác động, bản chất, vai trò, vị trí của kinh tế tập thể
- Bài học giữ nước từ Hiệp định Paris 50 năm trước vẫn còn nguyên giá trị
-
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam: Đào tạo nghề cho gần 10.000 học viên nông dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Trải qua 22 năm hình thành và phát triển, hiện nay Nhà trường có 03 khoa; 03 Phòng; 01 Trung tâm và 04 phân hiệu nằm ở các tỉnh, thành như Tuyên Quang, Nghệ An, Đà Nẵng, Long An. Từ khi thành lập đến nay Nhà trường đã đào tạo gần 10.000 học sinh, học viên có tay nghề, có khả năng đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
-
Trao giải cuộc thi “Vườn chuẩn nông thôn mới đẹp” tỉnh Nghệ An năm 2022(Tapchinongthonmoi.vn) - Qua các vòng chấm thi, Ban Tổ chức đã công nhận 16 vườn đạt giải, gồm 01 vườn đạt giải Nhất; 02 vườn đạt giải Nhì; 03 vườn đạt giải Ba; 10 vườn đạt giải Khuyến khích. Đồng thời, Ban Tổ chức đã lập tờ trình đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho các chủ hộ có vườn đạt giải Nhất, Nhì, Ba của cuộc thi.
-
Đưa hơn 500 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp vào diện theo dõi ở cấp tỉnhTheo báo cáo, từ khi thành lập đến nay, các Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh đã đưa 327 vụ án, 179 vụ việc trên địa bàn vào diện theo dõi, chỉ đạo.
-
Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh BìnhThay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã trao quyết định, tặng hoa và chúc mừng ông Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, tân Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020-2025.
-
Đào tạo nghề hướng đến giảm nghèo bền vững cho lao động nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập là một trong những trọng tâm hướng đến của Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam
-
Di sản Văn hóa Sa Huỳnh - Dấu tích ngàn xưaĐể phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh, tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể. Qua đó, xây dựng Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều giá trị văn hoá, lịch sử, biển, đảo độc đáo
-
Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tăng hơn 46% giá trịTheo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi trong tháng 3 năm 2023 ước đạt 47,4 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 3 tháng đầu năm 2023 đạt 114,9 triệu USD, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm 2022.
-
Đại hội Hội Nông dân cấp cơ sở bám sát thực tiễn của hội viên nông dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Tính đến hết ngày 30/3 Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã cơ bản tổ chức thành công Đại hội Hội Nông dân cấp cơ sở. Sau thành công Đại hội cấp cơ sở, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thành phố trên địa bàn để thực hiện tổ chức Đại hội Hội Nông dân cấp huyện theo đúng kế hoạch.
-
Quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để giảm nghèo(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 18/01/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
-
Thanh Hóa phát động nhiều hoạt động thi đua chào mừng Đại hội(Tapchinongthonmoi,vn) - Để chào mừng Đại hội Hội ND các cấp, Đại hội đại biểu Hội ND tỉnh lần thứ XI và tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội NDVN lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028, ngay từ tháng 1/2023 Hội ND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản phát động đợt thi đua chào mừng Đại hội.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh