Nông thôn đủ đầy từ vườn thơm trái ngọt
Để thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm qua, xã Yên Mông (TP. Hoà Bình) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Đây cũng là địa phương đã hoàn thành xây dựng NTM năm 2015 và đạt chuẩn NTM nâng cao duy nhất của TP. Hoà Bình năm 2019.
Yên Mông nằm ở vùng hạ lưu của đập thủy điện Hòa Bình, xã có tổng diện tích tự nhiên 2.450ha. Trong đó, đất nông nghiệp trên 500ha, đất phi nông nghiệp 361ha. Xã chia thành 9 xóm phân bố dọc QL 70. 60% hộ dân thu nhập chủ yếu từ nông – lâm nghiệp.
Từ thế mạnh cây ổi
Giữa những ngày tháng 7.2020 đầy nắng và gió nhưng theo chân các cán bộ xã Yên Mông đi một vòng quanh xã, chúng tôi mới cảm nhận được rõ nét sự đổi thay của mảnh đất nơi đây. Trên những tuyến đường trục chính, liên thôn, liên xóm đã được bê tông sạch đẹp ô tô đi lại thuận lợi dễ dàng, là những vườn ổi, cam, chuối… được trồng chăm sóc xanh mướt đã tạo cho cảm giác như đi vào khu du lịch sinh thái mát mẻ.
Xác định nông nghiệp là thế mạnh để nâng cao thu nhập cho bà con, chính vì vậy từ các lớp tập huấn ở Trung tâm học tập công đồng đến những chương trình dự án phát triển kinh tế, xã Yên Mông đã tập trung vào phát huy thế mạnh từ nông nghiệp, trước đây là cây mía nhưng giờ đây những cây ăn quả, và đặc biệt là cây ổi.
Anh Đinh Chí Duyên (xóm Mời Mít) cho biết: Từ chương trình xây dựng NTM, cải tạo vườn tạp, năm 2015 gia đình anh đã trồng 200 gốc ổi giống Đài Loan. Sau một thời gian trồng, cây sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh và cho thu hoạch quả với giá thành ổn định. Nhận thấy giống cây này có thể đem lại thu nhập khá nên hàng năm gia đình đã tự mở rộng thêm diện tích. Năm 2019, vườn ổi đã cho gia đình thu khoảng 5 tấn quả, giá từ 15.000-25.000 đồng/1kg, thương lái từ TP. Hoà Bình, Phú Thọ đến tận vườn để cắt.
Theo anh Duyên, kỹ thuật trồng, chăm sóc ổi khá đơn giản tuy nhiên người trồng ổi vất vả nhất mỗi khi ổi ra trái non khoảng 1 – 2 tuần, phải bọc xốp và giấy nilon nhằm tránh ruồi vàng, sâu bệnh và rám nắng. Làm được như vậy thì quả ổi đạt chất lượng cao, quả sáng bóng và được giá. Nhờ mô hình trồng ổi mà mỗi năm gia đình anh có thu nhập trên 100 triệu đồng.
Cũng như gia đình anh Duyên, gia đình bà Lê Thị Huệ (xóm Bắc Yên) với diện tích hơn 3ha trồng các giống ổi Đài Loan và Thái Lan – đây là 2 giống ổi phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở địa phương, ổi có vị ngọt, giòn, được thị trường ưa chuộng, dễ trồng, dễ chăm sóc, cho quả quanh năm và cho năng suất cao. Hiện vườn ổi gia đình bà bước sang năm thứ 7, với sản lượng từ 60 – 70kg quả/cây, gia đình bà Huệ thu được 30 – 35 tấn quả.
Chia sẻ thêm về kinh nghiệm trồng ổi, bà Huệ cho biết muốn có quả ổi đẹp, chất lượng, phải tìm tòi học hỏi để làm chủ khoa học kỹ thuật; khi cây phát triển khoảng 1m phải bấm ngọn, tỉa cành, chăm sóc và phòng bệnh cho cây. Để quả đạt chất lượng cao nhất, cần chú ý đến thời điểm bón lót, bón thúc, chủ yếu là phân NPK. Thường xuyên vun gốc, xới tơi đất để rễ cây phát triển.
Một niềm vui lớn nữa đến với cây ổi và bà con nông dân xã Yên Mông chính là sản phẩm “ổi Yên Mông” đang được các sở, ngành tỉnh Hoà Bình lựa chọn là sản phẩm OCOP của địa phương trong năm 2020, đây sẽ là cánh cửa lớn để cho sản phẩm của địa phương có mặt tại các siêu thị, tỉnh thành lớn trên cả nước ông Nguyễn Hữu Minh – Chủ tịch UBND xã Yên Mông phấn khởi cho biết.
Động lực từ nông nghiệp
Cũng theo ông Nguyễn Hữu Minh cho biết: Để Yên Mông có được bộ mặt đổi khác như ngày hôm nay, việc triển khai và thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM là rất rõ ràng. Chương trình đã tạo nên những bước đột phá, có sự khác biệt rõ rệt về hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế – xã hội; thu nhập của người dân được nâng lên đáng kể tính đến nay thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 50,2 triệu/người/năm.
Để chương trình xây dựng NTM đạt được hiệu quả cao, Đảng ủy xã ban hành Nghị quyết về công tác xóa đói – giảm nghèo gắn với xây dựng NTM. Trên cơ sở đó, UBND xã xây dựng kế hoạch, lộ trình để tổ chức thực hiện. Trong đó, xác định tranh thủ tối đa các nguồn lực giúp đỡ và vận động người dân tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua lao động sản xuất, nâng cao hiệu quả chăn nuôi, trồng trọt, phát triển các ngành nghề phụ. Từ đó sản xuất có sự chuyển biến mạnh mẽ.
Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật (KH – KT) vào sản xuất, năng suất lúa và các cây màu luôn ở mức cao, xã đã bảo đảm vững chắc an ninh lương thực. Người dân được tiếp cận với KH – KT để phát triển sản xuất, trình độ thâm canh được nâng lên rõ rệt. Nhiều mô hình phát triển kinh tế được thực hiện trên địa bàn có hiệu quả như: Chăn nuôi lợn, trồng rau tập trung; hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo nuôi bò; mở rộng quy mô sản xuất cửa nhôm kính…
Cùng với đó, người dân được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển sản xuất qua Ngân hàng NN&PTNT Hoà Bình và Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hoà Bình với dư nợ 13 tỷ đồng. Sau khi được tiếp cận nguồn vốn vay đã được bà con đưa vào sử dụng hiệu quả, đúng mục đích góp phần phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.
Người dân tích cực cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển triển kinh tế hộ gia đình theo hướng nông trại, gia trại đem lại hiệu quả cao. Đến nay, xã đã chuyển đổi một phần diện tích sang trồng cây có múi, ổi, cam, quýt, bưởi Diễn, chuối tiêu hồng… Bên cạnh đó, các ngành nghề kinh doanh, buôn bán, xay xát, sản xuất vật liệu xây dựng, mây – giang đan cũng tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
“Ổi Yên Mông” đang được các sở, ngành tỉnh Hoà Bình lựa chọn là sản phẩm OCOP của địa phương trong năm 2020, đây sẽ là cánh cửa lớn để cho sản phẩm của địa phương có mặt tại các siêu thị, các tỉnh, thành trên cả nước.
Hoàng Tính
-
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL -
Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững -
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể -
Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
- Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân
-
Bảo vệ, xây dựng thương hiệu cho sâm ViệtĐể ngăn chặn tình trạng bát nháo, thật giả lẫn lộn, ảnh hưởng đến thương hiệu sâm quý Việt Nam, nhất là sâm Ngọc Linh, các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam hay Lai Châu là những địa phương sở hữu giống sâm quý này đang vào cuộc quyết liệt, nỗ lực bảo vệ, xây dựng thương hiệu cho sâm Việt Nam.
-
'3 bám, 4 cùng' để góp phần xây dựng vùng biên giàu mạnhThời gian qua, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang luôn tích cực, chủ động tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương khu vực biên giới chăm lo xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở; giúp người dân phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo.
-
“Ký ức và niềm tin”: Câu chuyện của những người línhSắp xếp theo ba chủ đề: “Sẵn sàng lên đường”; “Niềm tin chiến thắng” và “Ngày trở về”, trưng bày “Ký ức và niềm tin” dẫn lối người xem theo những câu chuyện và thước phim sống động về những người lính cụ Hồ.
-
Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang(Tapchinongthonmoi.vn) - Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Chính phủ phát động, sáng ngày 20/12, Tạp chí Nông thôn mới phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang tổ chức trao tặng quà cho Hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Na Hang.
-
Giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân độiTổng Bí thư nêu rõ quan điểm, điều kiện tiên quyết để Quân đội nhân dân tiếp tục hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, đó là giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân.
-
Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt NamSáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.
-
Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metanTheo chủ trương của Chính phủ, các doanh nghiệp đã và đang hiện thực hoá cam kết của Chính phủ tại COP 26 - phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Những hành động này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, sản xuất xanh, mà còn tạo dựng hình ảnh và vị thế với đối tác khách hàng, nhất là thị trường xuất khẩu.
-
Hôm nay tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt NamNổi bật trong lễ kỷ niệm là Chương trình sử thi nghệ thuật với thời lượng hơn 30 phút, gồm các tiết mục ca múa nhạc đặc sắc, khái quát toàn bộ lịch sử ra đời, chiến đấu, chiến thắng của Quân đội.
-
Tạo động lực mới cho hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòngChia sẻ về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, đối tác Hoa Kỳ và Pháp đều bày tỏ mong muốn làm sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị với Việt Nam, trong đó có lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
-
Quyền lợi của người lao động khi bị điều chuyển công việc khác so với hợp đồng lao độngKhi tiếp nhận lao động vào làm việc tại công ty ở một vị trí nhất định, doanh nghiệp có được phép chuyển lao động sang một vị trí khác không? Nếu được, thì lao động sẽ bị chuyển trong thời gian bao lâu? Chế độ tiền lương thế nào…? Những thắc mắc này đã được các chuyên gia về lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội giải đáp.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội