Phát triển chuỗi sản xuất rong biển, tìm chỗ đứng trên thị trường
Việt Nam có hệ sinh thái biển đa dạng như đầm phá, bãi đá, rạn san hô... thích hợp cho nghề trồng rong biển, song đến nay vẫn chưa khai thác hết tiềm năng để có chuỗi sản xuất đạt giá trị cao.
Để nghề nuôi trồng rong biển phát triển có hiệu quả cao và bền vững theo các chuyên gia, cần có cơ sở giống chất lượng để cung ứng cho người nuôi.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nâng cao sản lượng, chất lượng các loại rong biển; áp dụng hệ thống chứng nhận để kiểm tra chất lượng rong nuôi trồng, đảm bảo an toàn sinh học, an toàn môi trường sinh thái.
Ngoài ra, các ngành chức năng và hệ thống ngân hàng cần áp dụng các chính sách cho vay ưu đãi, có chính sách hỗ trợ khuyến khích các hộ nuôi rong biển quy mô nhỏ liên kết thành chuỗi sản xuất bền vững.
Ông Đoàn Văn Dành, thôn Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận canh tác khoảng 5.000 m2 rong sụn. Hàng năm với diện tích canh tác này, trong khoảng thời gian từ 5-6 tháng, gia đình ông thu được khoảng từ 35-40 tấn rong tươi. Giá bán tùy theo thị trường từ 3.500-5.500 đồng/kg mà thu nhập của gia đình ông dao động từ 100 triệu đồng trở lên.
Ông Dành là một trong những người trồng rong sụn đầu tiên tại tỉnh Ninh Thuận từ năm 1995. Với 27 năm kinh nghiệm trong nghề trồng rong sụn ông cho rằng, giống rong và đầu ra là 2 yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững của rong sụn.
Đối với giống, người nông dân phải thay giống hàng năm, phải đảm bảo nguồn giống chất lượng, đáp ứng yêu cầu hàm lượng dinh dưỡng cao theo các nhà máy yêu cầu. Đặc biệt, cây rong sụn chỉ sống nhờ nguồn nước biển tự nhiên, nên nguồn nước nuôi rong cũng cần phải đảm bảo yếu tố sạch, độ mặn phù hợp, mức độ gió vừa phải.
Thị trường đầu ra rong sụn trong những năm qua ở Ninh Thuận rất bấp bênh, có năm người dân được mùa thì giá chỉ còn 2.000 đồng/kg rong tươi, có năm lại lên mức rất cao. Việc này, ảnh hưởng rất lớn đến định hướng nuôi trồng bền vững của người nông dân.
“Nông dân-doanh nghiệp-nhà nước cần liên kết phát triển bền vững các khâu lại với nhau. Trước mắt, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Thuận đã hỗ trợ người dân phương pháp tự nhân giống rong sụn F1. Trong tương lai, chúng tôi mong muốn tự chủ được nguồn rong giống F0 để phát triển nghề nuôi trồng và thị trường đầu ra ổn định,” ông Dành mong muốn.
Rong nho được du nhập vào Khánh Hòa vào năm 2004 và trồng thành công ở tỉnh này với vùng trồng tiềm năng khoảng 400 ha. Hiện diện tích trồng rong nho khoảng 100 ha, năng suất từ 10-20 tấn/ha/năm, giá bán từ 8-10 USD/kg rong tươi.
Ông Lê Bền, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trí Tín (Khánh Hòa) cho hay, từ những ao đìa nuôi tôm kém hiệu quả khi chuyển sang trồng rong nho đã cho hiệu quả kinh tế rất cao. Trồng rong nho không phải lo lắng nguồn oxy trong nước hay dư lượng thức ăn trong ao đìa lớn sẽ làm chết cây, bởi trồng rong nho hoàn toàn nhờ tự nhiên, cây sinh trưởng nhờ hàm lượng vi sinh vật trong nước biển và độ mặn của muối.
Thế nên, trồng rong biển sẽ làm sạch môi trường. Tuy nhiên, hiện nay người dân trồng ồ ạt, chất lượng đầu ra của sản phẩm cũng không được tuyển chọn kỹ, nguy cơ làm mất thương hiệu rong nho “Made in VietNam” trong tương lai là cần phải cân nhắc.
“Theo tôi, cần có một cơ quan kiểm định nguồn giống, để đảm bảo chất lượng cho người trồng cũng như doanh nghiệp. Người dân Việt Nam trồng trọt theo kinh nghiệm, chưa chú trọng đến vấn đề này. Do đó, truyền thông về vấn đề này cần được đẩy mạnh hơn nữa,” ông Lê Bền khẳng định.
Nói đến chất lượng sản phẩm, ngoài giống còn phải chú trọng đến kỹ thuật nuôi trồng Theo ông Lê Bền, mỗi người dân, doanh nghiệp có sự liên kết với nhau, hướng dẫn phương pháp canh tác để cùng chia sẻ lợi nhuận. Ngoài ra, để tăng cường giá trị gia tăng của rong biển, việc kết hợp nuôi trồng, chế biến rong biển với du lịch cũng rất khả thi.
Rong biển Việt Nam thông qua các chương trình du lịch sẽ được quảng bá mạnh mẽ đến người tiêu dùng trong và ngoài nước. Từ đó, giúp rong biển có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và người nông dân có niềm tin vào việc trồng rong biển.
Ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản thông tin, việc khai thác tiềm năng mặt nước ven biển ở các tỉnh miền Trung để trồng rong biển đã giúp người dân khai thác nhỏ lẻ hiện nay chuyển sang nghề nuôi trồng bền vững, mặc khác giúp cho đời sống của họ được cải thiện.
Lợi ích lớn hơn, rong biển là đối tượng nuôi trồng chỉ cần công lao động, không cần chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sẽ góp phần thuận lợi trong việc bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản ven biển.
Quan trọng nhất tiềm năng ngành này trong tương lai có thể phát triển mạnh, ở các sản phẩm phục vụ cho ngành dược, thực phẩm chức năng cho con người... nên rất được người dân ven biển các tỉnh miền Trung chú trọng trồng và học hỏi kinh nghiệm. Thế nhưng, trước mắt, ngành nuôi trồng rong biển vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn ban đầu. Để thuận lợi, Tổng cục Thủy sản đã triển khai nhiều cuộc họp, dự án liên quan vấn đề này.
“Chúng tôi đang phối hợp với tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam triển khai Dự án 'Xây dựng chuỗi rong biển bền vững tại Việt Nam.' Chúng tôi kỳ vọng, thông qua dự án có thể đưa ra hướng nhập hoặc làm lại giống rong biển mới có hàm lượng gelatin lớn nhất. Từ đây, giúp người nuôi trồng rong biển nâng cao nâng lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, mở rộng diện tích tiềm năng, kéo dài chuỗi giá trị và tiến tới nền nông nghiệp tuần hoàn,” ông Trần Đình Luân nói.
Theo Tổng cục Thủy sản, hiện diện tích tiềm năng trồng rong sụn cả nước khoảng 900 nghìn ha, tương đương sản lượng 600-700 nghìn tấn rong khô/năm. Trong số hơn 800 loài rong biển trên thế giới, có 90 loài có giá trị kinh tế.
Riêng Việt Nam có 20 loài rong biển chứa chất agar (dùng trong chế biến thực phẩm); trong đó, có 7 loài rong biển phổ biến có giá trị kinh tế cao như: rong nho; rong câu chỉ vàng; rong câu thắt; rong câu cước; rong sụn; rong bắp sú và rong sụn gai.
Việt Nam có 40% sản phẩm rong tươi chế biến thành rong trắng làm thực phẩm và bán trên cả nước. Gần đây, rong biển ở Việt Nam được sử dụng để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng như snack, thực phẩm chức năng, thực phẩm phụ gia, bánh kẹo... và ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực chế biến rong biển thành các sản phẩm có giá trị cao hơn./.
Theo Vietnam +
-
Mảng bán lẻ của Masan liên tục “mang tiền về cho mẹ” -
Vốn vay giải quyết việc làm: Tạo sức bật cho nông dân -
An Giang: Phấn đấu đạt 1 - 2 thương hiệu sản phẩm dược liệu OCOP có nguồn gốc từ vùng Bảy Núi -
Thanh nhãn Bạc Liêu - Thương hiệu độc đáo, được thị trường ưa chuộng
- TP. HCM: Tập trung xúc tiến thương mại các sản phẩm chủ lực thế mạnh, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
- Hoa Quang Guduchi - Giải pháp hỗ trợ và nâng cao đề kháng cho cơ thể
- Xuất khẩu 150 nghìn liều vaccine dịch tả lợn châu Phi sang Philippines
- Tân Uyên chú trọng xây dựng phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn
- Người dân Hưng Yên phấn khởi vì nhãn đầu vụ được giá dù sản lượng giảm
- Người chăn nuôi có lãi nhờ giá thịt gia cầm tăng
- Thành lập Liên minh Đổi mới sáng tạo chăn nuôi lợn an toàn sinh học
-
Đỏ lửa nấu cơm đưa đến kịp thời cho người dân vùng lũ Quảng TrịDo ảnh hưởng của bão số 6 nhiều xã ở huyện Vĩnh Linh, tuyến quốc lộ, tỉnh lộ ở Quảng Trị bị nước lũ “bủa vây”, gây chia cắt giao thông. Với tinh thần tương thân tương ái, nhiều nhóm tình nguyện ở Quảng Trị đã nấu cơm đưa đến cho những người dân vùng lũ.
-
Tuyên Quang: Chi, tổ hội nghề nghiệp phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãiKhông chỉ là xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho hội viên nông dân, nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân cũng như vốn từ các ngân hàng đang được phát huy hiệu quả tối đa, khi trên địa bàn huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) dần hình thành những mô hình nông nghiệp công nghệ cao, mô hình nuôi trồng thủy sản hiện đại mà chủ nhân là thành viên chi, tổ hội nghề nghiệp.
-
Thị trường nông sản ngày 30/10: Giá nhiều mặt hàng “quay đầu” tăng(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong ngày 30/10, giao dịch hồ tiêu, cà phê ghi nhận mức tăng giá trở lại sau nhiều ngày giảm sâu.
-
Đổi mới nông nghiệp: Hướng tới tương lai bền vững cùng phân bón hữu cơTrong bức tranh nông nghiệp Việt Nam hiện nay, hình ảnh những cánh đồng xanh mướt, trĩu quả không chỉ là biểu tượng của sự phồn thịnh mà còn phản ánh sự chăm sóc đất đai bằng tình yêu và trách nhiệm. Tuy nhiên, thói quen sử dụng phân bón hóa học đã khiến nhiều nông dân lầm tưởng rằng đây là con đường duy nhất để đạt được năng suất cao. Hệ lụy từ việc lạm dụng phân bón vô cơ không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn đe dọa đến sức khỏe đất, nước và cả những thế hệ tương lai.
-
Masan Group hoàn thành 130% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, Masan MEATLife đạt lợi nhuận sau thuế cả quý dươngTrong quý III/2024, doanh thu mảng thịt của Masan MEATLife bao gồm thịt heo, thịt gà và thịt chế biến tăng 13.6% so với cùng kỳ. Đồng thời, ghi nhận mức tăng 105 tỉ đồng cho lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số. Đây là quý đầu tiên doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận sau thuế dương kể từ năm 2023.
-
“Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê(Tapchinongthonmoi.vn) – Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất cà phê đang ở mức báo động, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, môi trường và sự phát triển bền vững của ngành Cà phê Việt Nam.
-
Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Quảng NinhỦy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025 và ông Nguyễn Xuân Ký.
-
Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong 1 tháng, hướng tới quy mô quốc gia và quốc tếChiều 29/10, Ban Tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 công bố chương trình lễ hội này.
-
Khuyến nông cộng đồng giúp gia tăng giá trị cho ngành hàng cà phêHiện ở Đắk Nông đã thành lập được 54 tổ khuyến nông cộng đồng, thực hiện tư vấn, hỗ trợ người dân, HTX áp dụng quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cà phê, an toàn thực phẩm...
-
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương về các nhiệm vụ trọng tâmTrong thời gian tới, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, cần thống nhất nhận thức công tác tuyên giáo là công tác của Đảng, của các cấp ủy, tổ chức đảng, mỗi chi bộ, đảng viên.