
Tập trung nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân thi đua sản xuất
Để hội viên nông dân sớm bắt tay và thành công với kế hoạch đưa ra, Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình đã có nhiều nhiều chương trình hỗ trợ cũng như kịp thời nắm bắt xu thế thị trường, định hướng, liên kết nhằm mang lại những điều kiện tối ưu. Nhờ đó, giai đoạn 2017-2021, bình quân hàng năm có hơn 120 nghìn lượt hộ hội viên nông dân đăng ký đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, chiếm gần 80% số hộ làm nông nghiệp.

Kết quả bình xét, đến nay có 76.885 hộ nông dân đạt tiêu chí hộ nông dân SXKD giỏi các cấp, chiếm 60% so với số hộ đăng ký, 48% so với hộ nông nghiệp. nhiều địa phương có số hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cao như các huyện Bố Trạch, Lệ Thủy, Quảng Trạch và Quảng Ninh.
Một trong những giải pháp được các cấp Hội tập trung hướng đến là giải quyết trước mắt nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất, tránh trường hợp vay tín dụng đen tăng thêm khó khăn cho người dân. Trong đó phải kể đến nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân đã được Hội Nông dân xây dựng và quản lý cho vay khá chặt chẽ. Đến 31/12/2021, các cấp Hội trong tỉnh đang quản lý hơn 51 tỷ đồng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, thực hiện 502 dự án liên kết sản xuất theo nhóm hộ, giúp trên 3.300 hộ vay phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, ký kết chương trình phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt để tạo vốn giúp nông dân mở rộng trang trại và quy mô sản xuất. Đến ngày 31/12/2021, dư nợ từ các ngân hàng hơn 1.600 tỷ đồng cho hơn 42.800 hộ vay.

Các cấp Hội cũng đã đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, dạy nghề cho nông dân, đây vừa là giải pháp cơ bản để thực hiện phong trào vừa là yếu tố đảm bảo đồng vốn phát huy hiệu quả. Trong 5 năm, các cấp Hội đã phối hợp tổ chức hơn 4.200 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, 562 lớp dạy nghề ngắn hạn cho hơn 320.000 lượt nông dân
Để khơi dậy tiềm năng và phát huy tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo, đẩy mạnh việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật, Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo và tổ chức các cuộc thi như “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông”, “Nông dân chăn nuôi bò lai giỏi” ...; Hội cũng tổ chức cho nhiều cán bộ, hội viên, nông dân đi tham quan, học tập các mô hình sản xất, kinh doanh có hiệu quả trong và ngoài tỉnh. Hoạt động của Hội đã tiếp thêm ý chí và bồi thêm kiến thức thúc đẩy hội viên vững vàng hơn trên con đường vươn lên phát triển kinh tế.

Yếu tố không thể thiếu trong sự đồng hành của các cấp Hội nông dân tỉnh Quảng Bình đối với hội viên là các hoạt động xúc tiến thương mại như giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các Hội chợ triển lãm nông nghiệp - thương mại; hội chợ nông nghiệp và làng nghề toàn quốc; tổ chức giới thiệu hơn 100 mặt hàng và các sản phẩm OCOP tại hội nghị kết nối sản phẩm OCOP với du lịch cộng đồng, cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ nông dân - phụ nữ… Những sự kiện này góp phần đưa sản phẩm của hội viên nông dân đến thị trường và trực tiếp thăm dò thị hiếu tiêu dùng của khách hàng để từ đó hội viên có những căn chỉnh nhằm đáp ứng tốt về chất lượng sản phẩm.
Xuất hiện nhiều nhân tố điển hình tiên tiến
Sau thời gian tổ chức tổng kết từ 150 cơ sở và các huyện, thành, thị Hội đã bầu chọn 81 đại biểu, 8 tập thể cơ sở tiêu biểu trong thực hiện phong trào, đại diện cho gần 77.000 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, 150 cơ sở Hội về dự Hội nghị tổng kết phong trào nông dân SXKD giỏi cấp tỉnh.
Chất lượng và hiệu quả phong trào ngày càng nâng cao, xuất hiện nhiều hộ có quy mô sản xuất lớn có vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng, thu hút hàng chục lao động, doanh thu hàng năm từ 500 triệu đồng đến hơn 5 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp tăng cao so với giai đoạn 2012-2016.

Từ Phong trào đã xuất hiện nhiều cá nhân điển hình tiên tiến, những tấm gương xuất sắc, tiêu biểu đại diện cho tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường của nông dân. Nhiều nông dân tiêu biểu được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bình chọn, tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc".
Điển hình như ông Nguyễn Văn Bồn (xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch) chủ trang trại tổng hợp với diện tích 6,5 ha, giải quyết việc làm cho 15 lao động, doanh thu bình quân 7 tỷ đồng/năm; ông Đinh Đăng Tuân (xã Hưng Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ) từ một thanh niên nghèo, bằng ý chí và khát vọng làm giàu đã trở thành ông chủ trang trại chăn nuôi cá giống, chăn nuôi lợn cho doanh thu 3-4 tỷ đồng/năm; ông Ngô Văn Dương (xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh) nuôi tôm trên cát ứng dụng công nghệ cao, diện tích 4ha cho doanh thu 18-20 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho 20 lao động với thu nhập bình quân 20 - 25 triệu đồng/người/tháng, ông Phạm Văn Tam (xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh) đã biến 7 ha đất cát trở thành trang trại tổng hợp, chăn nuôi lợn, gà, cá, trồng keo cho doanh thu 9 tỷ đồng/năm....

Từ đó, phong trào đã góp phần tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Bình theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững, có nhiều đóng góp quan trọng vào chương trình xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội và góp phần bảo vệ an ninh quốc gia. Phong trào góp phần củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp Hội, nâng cao vai trò, vị thế và xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, tạo sức thu hút và sự gắn bó ngày càng chặt chẽ giữa tổ chức Hội với hội viên, nông dân, góp phần thúc đẩy xây dựng, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Một trong những số liệu minh chứng cho chất lượng hoạt động Hội đã được nâng lên là, trong 5 năm qua, các cấp Hội ND tỉnh Quảng Bình đã phát triển thêm 13.622 hội viên mới, nâng tổng số hội viên toàn tỉnh hiện nay lên 169.341 hội viên, chiếm 66% so với lao động nông thôn, tăng 6,3% so với giai đoạn 2012 - 2016, nội dung sinh hoạt ngày càng phong phú, chất lượng hội viên được nâng lên.

Ngày 13/9/2022 vừa qua, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội nghị biểu dương Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi lần thứ VI, giai đoạn 2017-2022, tỉnh Quảng Bình có hội viên Hoàng Minh Thắng được trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Các hội viên Hồ Dự, Trần Thị Như Oanh, Nguyễn Hữu Việt, Hà Văn Thú được Trung ương Hội NDVN tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
-
Tết trồng cây ở Hữu Lũng: Nô nức thi đua trồng thật nhiều cây, gây thêm nhiều rừng
-
Phong trào “Viên gạch nông dân” ấm tình dân bản
-
Lai Châu: Giúp nông dân nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường
-
Hải Dương tổ chức Hội thi “Nông dân tìm hiểu kiến thức và pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường”
- Hội Nông dân Hà Tĩnh tăng cường tuyên truyền, vận động nông dân tham gia chuyển đổi số
- Hội Nông dân các cấp huyện Bảo Lạc giữ vững vai trò đi đầu trong xây dựng nông thôn mới
- Các cấp Hội Nông dân hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam
- Thái Nguyên nâng cao hiệu quả của các CLB Nông dân với pháp luật
- Vòng thi Chung kết “Hội thi Nhà nông đua tài toàn quốc lần thứ V- 2022” đã sẵn sàng
- Hội Nông dân TP.HCM tổ chức Hội thi “Tiếng hát trên vành đai xanh” năm 2022
- Tăng cường quyền tiếp cận đất đai cho nông dân vùng đồng bào dân tộc
-
Cán bộ, hội viên nông dân Quảng Bình hưởng ứng Tết trồng cây Xuân Quý Mão 2023(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường, Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Trong ngày đầu ra quân đã trồng được hơn 200 cây xanh nhằm hướng đến những tuyến đường xanh, sạch, đẹp và nâng cao ý thức giữ gìn môi trường trong sạch cho hội viên nông dân.
-
Nô nức Lễ hội Lồng Tông - Ngày hội xuống đồng của dân tộc Tày tại Tuyên QuangNgày 29/1, trong không khí vui xuân, chào đón năm mới Quý Mão 2023, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hội Lồng Tông - Ngày hội xuống đồng, đây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày. Sau 3 năm tạm dừng tổ chức do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Lễ hội năm nay đã thu hút hàng nghìn người dân và du khách tới tham dự.
-
Kiểm soát chặt, bình ổn giá dịch vụ vui chơi, ăn uống dịp lễ hội sau TếtTheo Bộ Tài chính, sau Tết bắt đầu là thời điểm của lễ hội diễn ra trên cả nước, nhu cầu đi lại, tiêu dùng thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình, đồ mua sắm phục vụ lễ hội đầu năm có khả năng sẽ có xu hướng tăng. Do đó, cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.
-
Hội Nông dân Nghệ An đổi mới công tác tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện thiết thực(Tapchinongthonmoi.vn) - Năm 2022, công tác Hội và phong trào nông dân tỉnh Nghệ An đạt kết quả rất thành công trên nhiều phương diện. Từ đó tạo nên sự chuyển biến quan trọng góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn của tỉnh nói riêng và kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Nghệ An nói chung.
-
Xuất khẩu nông sản: Nhiều mặt hàng tăng trưởng cao trong tháng đầu nămq1Năm 2022, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế khi tăng trưởng trên các mặt sản xuất, xuất khẩu, góp phần ổn định vĩ mô trong nước và an ninh lương thực toàn cầu. Với nền tảng như vậy, bước sang năm 2023, nhiều mặt hàng nông sản tiếp tục ghi nhận tín hiệu vui trong tháng đầu tiên của năm mới.
-
Chứng minh nhân dân được sử dụng đến thời điểm nào?Theo dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết 31/12/2024.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Bác Hồ tại Nghệ AnVới lòng biết ơn vô hạn, kính trọng sâu sắc và tự hào đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên trong đoàn nguyện mãi mãi học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách cao đẹp của Người
-
Bức tranh ngân sách Nhà nước năm 2023Theo dự báo ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023, tổng thu NSNN ước tính 1.620.744 tỷ đồng, tổng chi NSNN ước tính 2.076.244 tỷ đồng; dự toán mức bội chi NSNN: 455.500 tỷ đồng, tương đương 4,42%GDP.
-
Tái hiện nghi lễ vua Lê Đại Hành cày Tịch điền tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023Sáng 28/1 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Quý Mão), tại cánh đồng Đọi Tín, xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam), UBND tỉnh Hà Nam và huyện Duy Tiên tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2023 - Ngày hội xuống đồng lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ.
-
Đồng bào dân tộc thiểu số đón Tết vui tươi, an toàn, tiết kiệmCông tác tổ chức, chăm lo Tết cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi được các ngành, các cấp quan tâm và chuẩn bị chu đáo, bảo đảm không có hộ gia đình nào thiếu đói trong dịp Tết. Trên mọi miền tổ quốc, bà con các dân tộc đón Tết đầm ấm, vui tươi, an toàn, tiết kiệm. Sau Tết, các lễ hội đã bắt đầu mở màn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh